Cả tháng nay, đọc tin tức thế giới và rất lo lắng cho con người trong cơn đại dịch Covid. Đệ vẫn biết là mình chẳng làm được gì ngoài cái lo lắng trong lòng.
Y khoa có thể ngừa và sẽ trị được con vi rút này; nhưng cái không chắc là xã hội con người có sẵn lòng, có quyết tâm để tự bảo vệ hay không? Lâu nay, Đệ đã hứa là sẽ không đá động gì tới cách đối phó của nước này, nước kia với Covid-19: mình không ở nơi đó thì biết gì mà nói...
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Đó là nói về việc không viết nhăng chuyện bên bờ kia của đại dương; nhưng châu Mỹ nằm giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nên xin nhắc lại một sự kiện quan trọng cuối thế kỷ trước. Cái chết của Công Nương Diana tại Paris (chuyện bên bờ kia của Đại Tây Dương).
Xin nói trước là Đệ nói chuyện đã xảy ra nhiều năm qua và vấn đề vẫn còn trong vòng bàn cãi. Xác định đúng hay sai sẽ là việc bất khả thi. Nên chỉ nói ra đây như là một hướng nhìn tích cực để cải thiện chuyện một hệ thống Y tế trong việc cấp cứu người chứ không nhằm mục đích chê bai, hạ thấp giá trị của nền Y tế một nước nào khác.
Trước hết xin nói tới khái niệm "golden hour": một số lớn chuyên gia thì cho là 60 phút đầu sau khi người bị chấn thương là thời gian rất quan trọng cho việc áp dụng những phương cách cứu cấp và hồi sinh cho người gặp tai nạn. Lý thuyết này cũng gặp nhiều phản biện cho là không có đủ dữ kiện để đi đến kết luận này.
Dù gì thì golden hour cũng có phần đúng với người gặp tai nạn xe như Công Nương Diana. Tai nạn quá nặng và đã giết hai người tại chỗ nên việc ổn định tình trạng cho người còn thoi thóp lúc đó là cần thiết.
Đây cũng là chỗ hai phương án của Pháp và Mỹ khác nhau: Pháp thì làm việc ổn định tại chỗ (hơn một tiếng sau mới vào bệnh viện với "stay and play procedure"); Mỹ thì tìm biện pháp ổn định trên xe cứu thương và chở nạn nhân vào bệnh viện càng sớm càng tốt (nếu nạn nhân cần giải phẩu thì 10 phút đầu sau tai nạn là rất quan trọng nên vào bệnh viện càng sớm càng tốt).
Tranh cãi là ở cái kết quả oan nghiệt: Công Nương Diana qua đời vì tim ngưng đập và mất máu (vết thương nội tạng cũng quá trầm trọng). Một trăm mười phút (110 phút) sau mới tới bệnh viện. Quá trễ trong quan điểm của nhiều chuyên gia.
Vấn đề là chúng ta không thể chứng minh là trong trường hợp này thì phương cách "scoop and run procedure" của Hoa Kỳ để mang nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt có cứu mạng cho Diana được không.
Hay là làm theo cách Pháp hay cách Mỹ gì thì Diana cũng chết. Diana cũng đã không thoát khỏi "cái số" chết vì vết thương quá nặng. Ở đây, chúng ta cũng xin không đưa ra một triết lý như sống mà tàn tật thì có tốt hơn là cái chết hay không. Chúng ta chỉ muốn nêu lên vấn đề là golden hour hay 10 phút đầu sau tai nạn có quan trọng như nhiều chuyên gia khẳng định không? Hay là chủ yếu còn tùy thuộc vào vết thương nặng nhẹ và sức (muốn) sống của nạn nhân. Đặt vấn đề thì dễ; đi đến một kết luận thì chắc phải có thêm nhiều nghiên cứu trên bình diện rộng thì trong tuong lai mới có kết luận một cách khoa học hơn bây giờ (1).
Nói chuyện người mà ngẫm chuyện nhà.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các bác không phải là sợ chết nhưng thật sự là còn bao chuyện muốn làm.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các bác không phải là sợ chết nhưng thật sự là còn bao chuyện muốn làm.
(1) Ở nhiều thành phố của Hoa Kỳ thì luật định là bất cứ nơi nào trong thành phố thời gian chờ toán cấp cứu (Emergency Medical Services, EMS) là khoảng 12 phút là tốt (như San Diego thì quá 24 phút thì hãng xe EMS cấp cứu bị phạt 5,000 USD). Thành phố lớn thì bệnh viện có trực thăng tải thương nếu cần trong trường hợp kẹt xe hoặc ngoài phạm vi thành phố xa bệnh viện (phụ chú E).
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Princess Diana's Death Offers Lessons for Health Care Debate, 12 Years Later
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Princess Diana's Death Offers Lessons for Health Care Debate, 12 Years Later
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét