Hôm nay khai bút đầu năm 2018,
Đệ lại viết lăng nhăng về hai mục: nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai. Nói là nói vậy chứ bài này chỉ xin viết như một tản mạn (không đưa ra lý thuyết, lý luận gì mới), nghĩ sao nói... dzậy!
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Có biết người biết ta thì mới mong... Thủ Hòa. Nhìn là nhìn đời mà té ra là mình nhìn chính mình!
Nhìn Lại
Chuyện là vào những ngày cuối năm 2017, đứa cháu gái phải vào bệnh viện nằm vài bữa. Các Bác Sỹ của bệnh viện/trường Y Khoa đứng thứ nhì nước Mỹ (Mayo Clinic) nhưng vẫn còn đang loay hoay chưa tìm ra bệnh tình: thế là phải lấy máu, lấy nước tiểu, làm sinh thiết (biopsy) nhiều lần. Cô cháu gái (theo lời kể của cô con gái) bị lấy máu đến phát sợ. Mà sợ vì cứ bị các Cán Sự Y Khoa (Medical Technicians) vào lấy máu. Xui cho cô cháu là đa số Cán Sự là người nước ngoài và thiếu kinh nghiệm nên thường làm sai trong việc lấy máu: tìm không ra mạch và lụi kim không trúng mạch nên gây đau đớn cho bệnh nhân. Hơn nữa vì mới nên họ tỏ rõi sự hồi hộp, thiếu tự tin nên chân tay lúng túng làm cô cháu đi đến kết luận là phải đòi cho được các Cán Sự, Y Tá già có kinh nghiệm lấy máu. Điều này gây khó cho các người thiếu kinh nghiệm vì sẽ không có cơ hội học hỏi, thực tập. Bài này không viết với mục đích tranh luận là có nên để người chưa có kinh nghiệm làm việc hay không.Đệ chỉ vì chuyện này mà nhớ tới chính mình, tới cộng đồng Việt bỏ xứ mà đi sau 1975. Người mình đến quê hương thứ hai với nhiều hoang mang, lo toan mọi việc với trở ngại chính là ngôn ngữ. Nhìn vào người di dân ở Đông Âu và Phi Châu mới tới và mới có việc như những người Cán Sư Y Khoa này mà nhớ tới người tị nạn năm xưa. Họ cũng sẽ trải qua một tiến trình mà người Việt đã trải qua trên đất Mỹ (và một số nước khác). Người bản xứ đã cưu mang chúng ta với lòng bao dung và sự kiên nhẫn. Nếu họ đã không chấp nhận người mới tới, không cho chúng ta cơ hội hội nhập (second chances to assimilate) thì ngày nay chúng ta đã không có được những người Việt ở tầng lớp trung lưu (và ngay cả thượng lưu).
Trả cái ơn này thì thật là khó; chỉ có cách là mình "Pay It Forward" (trả cái ơn cũ bằng cách làm ơn mới trong tương lai hay không nghĩ là mình mang ơn ai thì cũng trả trước biết đâu khi cần sẽ có người giúp mình) và thông cảm cho những hành động thiếu chuyên nghiệp của người đang học hỏi, thông cảm cho những hành động có vẻ như coi thường định chế xã hội (như lái xe ẩu tả, như chưa có tuân theo luật lệ nơi công cộng) của người mới định cư và đang tìm cách hội nhập. Một cộng đồng sắc tộc nào cũng cần vài ba thế hệ "hy sinh" cho con cháu mình hoàn toàn hội nhập.
Hướng Tới
Trên là chúng ta nên nhìn sự vật với con mắt bao dung vì nếu hai ba chục năm trước người bản xứ không có lòng bao dung thì chắc chúng ta không được như ngày nay.Còn tương lai? Ở tuổi chúng ta thì hoặc là on top of the hill hoặc là over the hill. Có nghĩa là chưa đi xuống thì cũng sắp đi xuống. Sự thật này tạo không ít sự bi quan cho chúng ta.
Hôm thứ Sáu cuối năm, Đệ vào Dan Abraham Healthy Living Center để đi bộ như mọi ngày. Bỗng nghe, sau lưng có tiếng "lịch kịch, lịch kịch". Khi người này chạy qua mặt thì Đệ mới thấy là anh ta mang chiếc "chân chạy" bên phải phía cụt chân (prosthetic running leg). Anh ta chạy mà vui vẻ mà không biểu lộ một mặc cảm nào. Đệ cứ nghĩ về anh ta mà nghĩ suy:
- Nếu chúng ta còn lành lặn, còn đi bộ được thì chúng ta đã và đang rất là may mắn.
- Chúng ta phải vui sống trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Tinh thần Kintsugi - Hoàn Mỹ là đáng cho chúng ta trân trọng, là điều chúng ta nên ghi nhớ trong đầu trong cách hành xử của mình. Mong lắm thay!
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì còn chờ gì mà không "be wise".
"Life is a dream for the wise, a game for the fool, a comedy for the rich, a tragedy for the poor." Sholom Aleichem
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét