Hôm nay lại xin viết nhăng về một đề tài khá gần gủi với Bê nào thích đọc sách báo, thích nghe tin tức, thích quan sát và nhận xét. Tại sao có người rất giỏi (chữ), rất thông minh mà khi viết thì người đọc không mấy hưởng ứng? Có lẽ là những người này (khi viết) thiếu một "kỹ thuật", một "kỷ xảo" và người đọc cho là thiếu sự tinh tế (not tactful, not thoughtful, not perceptive). Cái kỷ xảo đó là cách người viết, người nói dùng "nghịch lý" (paradox) trong câu văn, câu nói. Cái hay của paradox là làm cho người đọc, người nghe phải suy nghĩ, phải động não. Và thiên tài dùng nghịch lý trong văn chương thì không ai khác hơn Sư tổ Thi hào Shakespeare...
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Trước hết xin nói về những cái không phải là paradox.
- Oxymoron (mâu thuẫn): không phải là nghịch lý vì chỉ ra sự đối nghịch trong cách dùng chữ. Thí dụ, người Mỹ hay dùng cụm từ "pretty ugly" (kha khá là xấu; "pretty" trong câu này có nghĩa là "khá là" nhưng cũng thường có nghĩa là "xinh đẹp"). Vậy cho nên "pretty ugly" là oxymoron vì vừa có từ "đẹp" vừa có từ "xấu" ở cạnh nhau (juxtaposition).
- Irony (oái oăm; tréo cẳng ngỗng): tình huống trớ trêu như cha làm quan tòa mà con đi ăn trộm.
- Antithesis (phản đề): Phản đề chỉ là một nửa của bộ đôi "đề/phản đề" (thesis/antithesis). Một người có thể là con gái (của Mẹ Cha) mà vừa là Mẹ của các con mình.
- Logic/Illogic (Phạm trù Hữu Lý/Phi Lý): Phi lý hay vô lý rất khác với nghịch lý. "Phi" hay "vô" là không có lý; ví dụ như "heo biết bay" (pig can fly). Nói heo biết tự bay là vô lý!
- Paradigm (mô thức): Kiểu mẫu được trình bầy ở dạng tổng quát. Một tiêu chuẩn được định đặt hoặc công nhận; thí dụ như câu: "Quả dất thì tròn". Mặc dầu quả đất đã được chứng minh là một quả cầu 3-D không hoàn toàn tròn.
- Không tên số 1: Xin lấy một thí dụ trong đời sống hằng ngày khi còn chụp hình với phim do hãng Kodak (hoặc Fuji) bán. Chụp hình xong phải tráng phim và in ra hình trên giấy. "Không tên số 1" là khi ra ngoài chụp hình, cả tháng sau mới mang phim đi rửa mà lại đòi rửa trong một giờ (1 hour photos). Muốn gấp có hình sao không mang rửa hình ngay sau khi chụp?
- Không tên số 2: Bê tự nghĩ dùm.
Một thí dụ khác là khái niệm "dĩ độc trị độc" (dùng độc chống độc) mà Bê thường nghe. Cái paradox này được dùng khá nhiều trong nghề thuốc, cả Tây Y lẫn Đông Y; nhưng để tránh viết ra đây những trường hợp dĩ độc trị độc trong Y khoa vì có người lại hiểu sai mà dùng bậy thì nguy hiểm đến tính mạng.
Xin chỉ kể thêm một thực hành mà chuyên viên chữa cháy rừng (forest fire fighters) áp dụng là dùng lửa chống lửa: Cháy rừng nhờ gió và cây để lan rộng. Chuyên gia chữa cháy rừng nhìn hướng gió và đi xuôi hướng gió mà chọn một diện tích đất mà khai quang, triệt hạ cây cỏ (có khi dùng lửa thiêu rịu cây cỏ). Khi lửa theo gió lan đến vùng này thì vì không còn cây cỏ nên lửa rừng phải ngừng lại. Đây là dùng lửa chống lửa.
Nhận Xét
- Nhà hàng đông khách mới đông khách - Thường người ta có ấn tượng là nhà hàng có ngon thì mới đông khách; và từ đó mọi người đổ xô vào các nhà hàng đã đông khách.
- Người đang có việc làm dễ kiếm việc - Có lẽ là khi đi phỏng vấn cho việc mới, người đang có việc tự tin hơn và người phỏng vấn có bằng chứng đáng tin cậy là người xin việc "employable".
Các phụ chú là những trường hợp nghịch lý trong văn chương; Bê nào có thì giờ xin đọc thêm. Ở đây Đệ xin nêu ra một số nghịch lý trong văn chương:
- "I never tell the truth" (Tôi không bao giờ nói thật) - Vậy tuyên bố này có đáng tin cậy không?
- "I am nobody" (Tôi không là ai cả). Câu này thường được người nghe đồng ý nhưng suy cho kỹ thì không có nghĩa.
- “I can resist anything but temptation.” (Tôi có thể cưỡng lại bất kỳ điều gì; ngoại trừ sự cám dỗ) – Oscar Wilde
- “I must be cruel to be kind.” (Tôi phải tàn nhẫn để tỏ lộ lòng tốt) - Hamlet, William Shakespeare.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ở tuổi Bê thì chắc hẳn là đã nghe, đã thấy nhiều nghịch lý trong đời.
(1) Giả nhiệt là đối nghịch với thực nhiệt. Giả nhiệt là hiện tượng cơ thể tạo sốt để chống bệnh. Thực nhiệt là nóng do căn bệnh gây ra. Chỉ khi đại phu chuẩn đoán là giả nhiệt thì mới bốc thuốc tăng nhiệt. Bê nào không rành về Đông Y (như Đệ đây) thì chớ có bốc thuốc mà mang họa!
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Literary Devices
C. Forbes - 30 Powerful Quotes on Failure
8 nhận xét:
Paradox:"Vào chỗ chết để tìm đường sống"
Paradox:"Càng học càng thấy mình dốt"
Paradox:"Muốn tránh bom thì lăn vào hố bom"
Paradox:"Thương nhau lắm; cắn nhau đau"
Post dùm Ngô MT.
George Bernard Shaw -Écrivain Irlandais (1856-1950)-Dans le film "La Commandante Barbara sorti en 1941):
"Quelle belle chose la jeunesse! Quel crime de la laisser gâcher par les jeunes!"
Xin tạm dịch: "Tuổi trẻ tuyệt vời! Thật là tội ác khi chính người trẻ làm hư hỏng tuổi trẻ!"
Post dùm Nguyễn MT.
A. Cuộc sống là một sự chuẩn bị cho tương lai; và sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai là sống như thể không có gì cả.― Albert Einstein
B. Tôi thà là một người nghịch lý hơn là một người định kiến.― Jean-Jacques Rousseau
C. Bằng cách phủ nhận các nguyên tắc khoa học, người ta có thể duy trì bất kỳ nghịch lý nào. --Galileo Galilei
D. Những người nghe nó, và chấp nhận giáo lý, và ngay lập tức thực hành trái.- Benjamin Franklin
E. Nếu bạn sẵn lòng làm những gì dễ dàng, cuộc sống sẽ khó khăn. Nhưng nếu bạn sẵn sàng làm những gì khó khăn, cuộc sống sẽ dễ dàng. _T Harv Eker
F. Bạn không bao giờ quá già để trở nên trẻ hơn! _Mae West
G. Tôi là người khôn ngoan nhất còn sống, vì tôi biết một điều, và đó là tôi không biết gì cả. _Plato
H. Cho một người một con cá và bạn cho nó ăn một ngày; dạy một người đàn ông để cá và bạn nuôi sống anh ta suốt đời. _Lão Tử
I. Bạn càng học hỏi, bạn càng nhận ra bạn biết rất ít. Câu chuyện Socrates cũ. Mỗi lần bạn hiểu rõ hơn, nó tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.
Post dùm VK.
"Nếu không tránh được lũ thì phải học cách sống với lũ!"
Phải cắt móng tay để đừng gẫy móng tay.
Đăng nhận xét