Thân chào các Bê 60*,
Đây là mười huyền thoại (hư thoại hay hoại thoại?) về hưu trí mà đa số chúng ta mắc phải khi lập kế hoạch đề về vườn.
Đây là mười huyền thoại (hư thoại hay hoại thoại?) về hưu trí mà đa số chúng ta mắc phải khi lập kế hoạch đề về vườn.
Quý vị nào thích đọc bản chính thì xin vào đường dẩn (link) ở cuối bài. Nếu Bê nào lười đọc thì xin nhìn lướt qua tóm lược của tại hạ. Dĩ nhiên là quý vị nào chỉ đọc phần tóm lược của mỗ thì xin hiểu cho rằng tại hạ có thể tóm lược sai lệch ý của tác giả.
Đổ vừa đủ thôi nhen, quý vị; đừng đổ thừa!!! ("Đổ vừa đủ" có nghĩa là thấy thích bài này thì đãi tại hạ chầu cà phê. "Đồ thừa" là tự mình nghe lời người khác rồi không tự mình nhận trách nhiệm)
Myth No. 1: I won’t need as much money when I retire
Huyền thoại số 1: Tôi không cần tiền mấy khi về hưu
Trật!
Thường người ta tiêu sài nhiều hơn khi có nhiều thì giờ rảnh hơn.
Tính rợ là chỉ cần từ 70 tới 80 phần trăm lương khi đã về hưu là "sống phây phả" là không chính xác. Điều này chỉ đúng nếu khi đi làm mình đã có thể để dành từ 20 đến 30 phần trăm lương. Tác giả muốn nói là hưu hay chưa hưu thì chi phí cũng khoảng bằng nhau nếu nếp sống không thay đổi. Khác nhau là ở chổ khi đi làm mình cần kiếm 100% mặc dầu chi phí chỉ là 70% hay 80% vì còn phải để dành 20% hay 30% cho hưu trí.
Hơn nữa, không ai biết được điều gì sẽ xảy ra cho hệ thống an sinh xã hội (ASXH) trong tương lai. Có thễ là sự trợ giúp ASXH sẽ giảm xuống và làm sai lệch sự tính toán của chúng ta.
Trật!
Thường người ta tiêu sài nhiều hơn khi có nhiều thì giờ rảnh hơn.
Tính rợ là chỉ cần từ 70 tới 80 phần trăm lương khi đã về hưu là "sống phây phả" là không chính xác. Điều này chỉ đúng nếu khi đi làm mình đã có thể để dành từ 20 đến 30 phần trăm lương. Tác giả muốn nói là hưu hay chưa hưu thì chi phí cũng khoảng bằng nhau nếu nếp sống không thay đổi. Khác nhau là ở chổ khi đi làm mình cần kiếm 100% mặc dầu chi phí chỉ là 70% hay 80% vì còn phải để dành 20% hay 30% cho hưu trí.
Hơn nữa, không ai biết được điều gì sẽ xảy ra cho hệ thống an sinh xã hội (ASXH) trong tương lai. Có thễ là sự trợ giúp ASXH sẽ giảm xuống và làm sai lệch sự tính toán của chúng ta.
Myth No. 2: Moving to a retiree-friendly state will save me money
Huyền thoại số 2: Dời về tiểu bang đối xử tốt với hưu viên
Trật!
Florida hay Texas không có thuế tiểu bang (state tax) nhưng thuế liên bang vẫn phải đóng, nhe quý vị!!!
Những tiểu bang này lại thường có thuế động sản (property tax) và thuế mua bán (sales tax) cao hơn những nơi khác.
Hơn nữa, ở xứ ấm hoặc đất du lịch thì lại có thứ tiêu tốn
hơn. Thí dụ, quý vị dọn về California, một năm sẽ có ít nhất vài lần
phải tiếp đón bạn quý từ tiểu bang khác về thăm. Cụ Nguyễn Khuyến có bài
thơ về việc bạn đến thăm nhà; để hôm nào đọc lại xem cụ có than phiền
gì không. Thêm một sự kiện ác ôn mà giới thương mại khai thác: "Người
tiêu thụ thấy rẻ sẽ mua sắm nhiều hơn". Về các thiên đường này thấy cái gì cũng rẻ mà mua vào nhiều hơn thì là chi nhiều hơn, đó quý vị.
Myth No. 3: My tax bill will be lower in retirement
Huyền thoại số 3: Thuế giảm khi về hưu
Trật!
Thường người về hưu muốn trả dứt tiền vay mua nhà. Thế là không trừ thuế tiền lãi nhà băng được nữa.
Quý vị nào có 401K, thì tiền lấy ra phải đóng thuế đó!
Khi 70 tuổi rưỡi, tiền 401K bắt buộc phải lấy ra theo định
kỳ, có thể phải chịu thuế 50 phần trăm đó. Quý vị sống lâu mà lại giàu thì cẩn thận đó!
Myth No. 4: Medicare will be enough to pay for my health care expenses
Huyền thoại số 4: Bảo hiềm sức khỏe (Medicare khi trên 65) là đủ để trợ giúp chi phí sức khỏe.
Trật!
Khỏi phải nói nhiều! Đây là những con số trong bài này:
1. Medicare (chỉ có sau 65 tuổi) sẽ chắc chắn không đủ. Nội
cái tiền mua Medicare Supplement mỗi tháng có thể là vài trăm rồi (tiền
túi, nghe).
2. Fedelity ước tính là quý vị cần thêm khoảng $240,000 để phụ vào tiền Medicare trong đời hưu trí của mình.
3. Long term care không được Medicare trả. Nếu có trả thì không quá 100
ngày. Vào viện dưỡng lão (nursing home), thì khoảng $78,000 một năm!
4. Lỡ mà mắc bịnh (khó chữa và tốn kém) như thay đồ phụ tùng như tim, gan, phổi
thì tốn kém ngoài bảo hiểm rất rất rất nhiều (ba chữ "rất"). Bảo hiểm
hoặc Medicare có thể từ chối chi tiền cho ông già, bà già với bệnh hiểm nghèo. Có vào danh sách nhận đồ "part" thì cũng mất nhiều ưu tiên vì tuổi tác.
Myth No. 5: Pay off debt and my kid’s college tuition come before saving for retirement
Huyền thoại số 5: Tiến đâu mà tiết kiệm cho hưu trí khi còn mắc nợ nhà nợ xe, giúp con học đại học
Trật!
Tác giả cho là tiết kiệm cho hưu trí giống như trường hợp
đi máy bay. Khi có nguy hiểm mà "cơ trưởng" (phi công trưởng) bảo phải
mang mặt nạ dưỡng khí thì mình mang cho mình trước (để còn sống mà lo
cho con ngồi bên cạnh; loay hoay đeo cho nó trước mà mình lại ngất đi
thì thật đoảng!). Lo chi phí cho con học mà không tiết kiệm tiền hưu thì
có thể ngày nào hết tiền tiết kiệm (mà chưa đi gặp ông thánh Phê rô)
thì chỉ còn cách ăn bám con cái. Phiền nó nhiều hơn mình nghĩ!!! (Các cháu có thấy chú đúng không nào?)
Chỉ có nợ thẻ tín dụng với lãi cao mới có ưu tiên hơn tiết kiệm tiền hưu.
Myth No. 6: I should hold mostly bonds by the time I retire
Huyền thoại số 6: Lúc tôi bắt đầu hưu thì hầu như tất cả tiết kiệm đều là (công) khố phiếu
Trật!
Công
khố phiếu hiện nay cho lãi quá thấp (có khi còn thua đà lạm phát). Có
nghĩa là tiền bị mất nếu mua khố phiếu. Mặc dầu bỏ vào cổ phần (stock)
thì chịu nguy cơ trồi sụt bất thường về giá cả nhưng luật đầu tư căn
bản là DIVERSIFY (bỏ tiền vào nhiều nguồn khác biệt: bond, stock, mutual
fund, etc...) Đừng bỏ tất cả vào stock hoặc bond!!! Diversify theo một
tỉ lệ mà trái tim mình chịu đựng được: tùy theo mình gan hay nhát. Đừng
quá liều mà cũng đừng quá nhát! Hưu thì hưu nhưng vẫn phấn đấu với... thị trường chứng khoáng, nghe quý vị.
Myth No. 7: I’ll only have to worry about supporting myself in retirement
Huyền thoại số 7: Tôi chỉ phải lo cho tôi khi về hưu
Trật!
Về hưu không có nghĩa là mình bãi bỏ chuyện làm cha mẹ hoặc làm ông bà nếu có cháu. Thậm chí có người trên 65 tuổi nhưng vẫn còn cha hoặc mẹ hoặc cà cha và mẹ. Tại sao tốn tiền cho cha mẹ/con cái/cháu chắt thì quý vị biết rồi. Con cháu sẽ không hiểu nổi tại sao cha mẹ/ông bà lại không mừng sinh nhật nhiều tiền một chút trong khi "về hưu rồi thì có phải xài gì đâu!"
Myth No. 8: Having a 401k is enough
Huyền thoại số 8:Chỉ cần có quỹ hưu bổng là đủ
Trật!
Rút tiền từ quỹ 401K (hoặc traditional IRA) là phải đóng thuế, nghe quý vị.
Tác giả khuyên là ta nên bỏ vào 401K, vào Roth IRA (đã đóng thuế lúc
mua nên rút ra không phải đóng thuế cả tiền vốn lẫn tiền lời), vào quỹ
mutual fund (một cách đầu tư tập thể, cả ngàn, ngàn người đóng tiền đầu
tư chung, quỹ có mutual fund manage(s) có bằng cấp và chuyên về đầu tư).
Myth No. 9: I can always keep working if I come up short on savings
Huyền thoại số 9: Tôi có thể đi làm lại nếu tiền tiết kiệm vơi đi quá thể.
Trật!
Sức khẻo có thể là trở ngại cho việc đi làm trở lại.
Hãng nào muốn mướn?
Chưa kể quen ăn chơi và tự do về giờ giấc sẽ làm quý vị nản lòng khi
phải đi làm lại.
Chưa kể vừa làm vừa lầu bầu: "Hồi tao làm... giám
dốc, cỡ như mày (sếp mới) đừng có hòng mà nói chuyện với tao! Chứ đừng
nói là sai tao làm chuyện này chuyện nọ". Thế là đâm... khổ!
Myth No. 10: I’ll never be able to save enough
Huyền thoại số 10: Tôi không bao giờ tiết kiệm đủ.
Trật luôn!
Quý vị nên tập trung tinh thần vào việc kế hoạch hóa tiết kiệm. Đừng để con số làm mình nản lòng.
Đừng để ý tưởng "không bao giờ tiết kiệm đủ" trở thành cái cớ
để không tiết kiệm. Rồi khi khó khăn thì đem "thằng Mỹ" ra chửi! Hơn
nữa xin đừng gọi Mỹ bằng thằng!
Khẩu hiệu mới: "Có tiết, có canh!" (có tiết kiệm thì về hưu có canh hoặc cháo để húp; răng đâu mà đòi thịt thà, cá mú?).
Để kết bài này, nếu quý vị nghĩ là "bà" Mỹ, tác giả, viết cho người Mỹ nên dùng tiêu chuẩn người Mỹ. Mình là người VIệt nên tiêu chuẩn mình ít hơn nhiều! Cứ lo con bò trắng răng!
Dạ, đệ nghe. Nhưng xin hỏi các Bê: mình có còn là người Việt sống ở Việt Nam không? Tại hạ xin thưa là đa số Mỹ gốc Mít như chúng ta đòi hỏi một tiêu chuẩn sống còn cao hơn "một bộ phận không nhỏ" người Mỹ. Ý tưởng tiêu chuẩn và nhu cầu của chúng ta thấp hoặc ít hơn người Mỹ chỉ là... nói cho vui thôi!
Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 thường hay nói chuyện "retire" khi gặp nhau.