Thân chào các Bê (*),
Hôm nay ngay ngày lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, Đệ xin giới thiệu một truyện đọc thật cảm động: Hãy Chăm Sóc Mẹ của nhà văn Hàn Shin Kyung Sook (phụ chú B). Xin nói trước là Đệ không cổ động/giới thiệu (endorsing) cho radioplus.vn hay bất cứ trang mạng nào. Chỉ là radioplus.vn có truyện này. Nếu Bê kiếm được truyện này ở nơi khác thì cũng... tốt thôi.
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tên truyện Hãy Chăm Sóc Mẹ, chưa đọc đã đoán được là trong quá khứ Mẹ đã không được chăm sóc chu đáo, theo ý của tác giả. Đúng vậy, Bê ơi! Ai nghĩ về Mẹ thì cũng có cùng cảm nghĩ là mình đã không làm tròn đạo làm con! Truyện thì không mang đề tài nào mới lạ: "con đã không chăm sóc Mẹ như một đứa con hiếu thảo". Cái hay của tác giả là dùng một đề tài phổ biến và mang tính quốc tế (popular and internationally felt) mà khi nghe (hoặc đọc) thì người đọc vẫn thấy cần nghe, cần đọc cho hết truyện. Cần nghiền ngẫm (hay gặm nhấm nỗi niềm hối hận) để nhìn lại chính mình. Cần sửa đổi (với các Bê đã không còn Mẹ thì là đã trễ) mình để tránh một lỗi lầm mà ai trong chúng ta cũng mắc phải. Nhưng Bê ơi, hiếu với Mẹ Cha là một mục tiêu di động (moving target) mà không ai trong chúng ta có thể đạt tới. Never, Bê ơi! Nhưng không phải là vì chẳng bao giờ mình đạt được mà mình không cố gắng làm. Mỗi lần nghĩ, nói về, nói chuyện với Mẹ là mỗi lần chúng ta nên làm hết lòng mình không phải cho mình mà cho Mẹ.
Đệ? thì đã không còn Mẹ và lúc Mẹ còn sống thì cũng mắc khá nhiều lỗi lầm như trong truyện. Hôm nay, hồi tưởng lại thì thấy mình... terrible! Thôi thì hãy nhìn nhận lỗi lầm mà sám hối: không phải cho Mẹ mà cho chính mình.
Muốn tải nguyên bộ truyện này về máy mình, xin Bê vào phụ chú C.
Chúc các Bê một lễ Tạ Ơn nhiều hạnh phúc bên gia đình.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác
trên 60
tuổi trẻ. Bê nào còn Mẹ thì thật là một diễm phúc!
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Hãy Chăm Sóc Mẹ của nhà văn Hàn Shin Kyung Sook
C. Cách chuẩn bị audio file để nghe trong smartphone
Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015
Cách chuẩn bị audio file để nghe trong smartphone
Thân chào các Bê (*),
Hôm nay Đệ xin bầy cho Bê cách chuẩn bị audio file (hồ sơ âm nhạc/truyện đọc, còn gọi là "tệp", là hồ sơ "số", vân vân... từ nay xin gọi là audio file) để bỏ vào smartphone (điện thoại thông minh). Có nhiều cách để làm chuyện này. Đệ xin trình các Bê cái cách mà Đệ đang áp dụng còn nếu Bê có cách nào hay hơn thì cũng... tốt thôi!
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Bỏ audio file(s) vào smartphone làm gì?
Thì để nghe nhạc hoặc truyện đọc audio bằng smartphone, chứ làm gì. Nghe trực tiếp từ trang mạng: cách này hay nhưng đôi khi... không khả thi vì có những lúc phone mất sóng mà nếu luôn luôn có sóng thì cũng tốn tiền vì mỗi lần nghe (thí dụ cùng một audio file) là mỗi lần phải tải xuống (có thể mất phút nếu "gói phone/phone service package" giới hạn phút).
Cái hay của smartphone là ngoài cái loa "ngoài" (speaker), Bê có thể cắm cái "tai nghe" (ear phone/headphone) thì âm thanh thường là hay hơn là nghe bằng loa lớn trong nhà (nếu dùng ear phone/earplug mắc tiền một chút) vì kỹ thuật hiện đại mà nhiều cái còn có thể phá tạp âm (noise cancellation) nữa. Hơn nữa nếu đang ngồi trong xe hơi thì xài smartphone và hệ thống loa trong xe thì... trên cả tuyệt vời! (1)
Này nhé, chuyện tưởng là đơn giản nhưng sự thật không giản đơn tí nào!
Cái hay của smartphone là ngoài cái loa "ngoài" (speaker), Bê có thể cắm cái "tai nghe" (ear phone/headphone) thì âm thanh thường là hay hơn là nghe bằng loa lớn trong nhà (nếu dùng ear phone/earplug mắc tiền một chút) vì kỹ thuật hiện đại mà nhiều cái còn có thể phá tạp âm (noise cancellation) nữa. Hơn nữa nếu đang ngồi trong xe hơi thì xài smartphone và hệ thống loa trong xe thì... trên cả tuyệt vời! (1)
Này nhé, chuyện tưởng là đơn giản nhưng sự thật không giản đơn tí nào!
Làm sao có audio files?
- Cách sang chảng nhất là... đi mua audio CD; rồi trích audio files (ripping) từ CD/DVD. Cách này vừa tốn tiền vừa... xưa rồi Diễm!
- Cách thứ hai là (cũng lại) mua từ các trang mạng bán nhạc hoặc truyện đọc (Apple store, Amazon, vân vân...) Cách này dành cho Bê nào giàu có mà lại không thích cái gì... "free" (chữ này trở thành từ quốc tế từ lâu nay nên không cần dịch). Cách mua này lại rất hiếm audio file tiếng Việt.
- Cách thứ ba là tải (download) audio files từ các nơi cho tải miễn phí (phụ chú có đường dẫn/links vào mấy trang mạng mà Đệ "thấy" là an toàn). Một lần nữa không có ai dám bảo đảm là mấy trang mạng này "thật sự" an toàn: máy Bê bị hại thì ráng chịu chứ đừng trách Đệ, nghe!
- Cách thứ tư: nhận audio files từ người thân qua ổ cứng (USB hard drive) hoặc thẻ USB (USB stick). Cách này hy vọng là không có virus từ các hard drive này nhưng có phần hạn chế. Thí dụ như cô con gái chỉ có audio files truyện ngôn tình mà mình thì lại thích truyện kiếm hiệp. Hơn nữa không ai có nhiều audio files như các trang mạng.
Có audio files rồi, sửa soạn (preparation/configuration) gì nữa?
- Đa số các audio files (thường là dạng MP3) mà Bê có thể tải miễn phí có cách đặt tên rất.. dở! Thí dụ như tập đầu của bộ truyện Long Hổ Phong Vân mà tên hồ sơ số (filename) tải xuống là "C1.mp3" thì Bê phải cúng cơm đổi tên cho nó vì nếu giữ tên này thì về sau có tải một bộ truyện khác (thí dụ như "Biên Thành Lãng Tử") mà cũng cái ông (hay bà) đọc truyện này đặt cho tập 1 cũng cái tên "C1.mp3" thì về sau không biết file nào thuộc bộ truyện nào!!! Cách "khắc phục" cái tuỳ tiện này là sau khi tải về computer tất cả files của một bộ truyện thì phải đổi tên cho chúng (2).
- Đổi tên không thì... thật là chưa đủ!!! Dạ, cái vấn nạn là các ông, các bà tạo ra (creating) những audio files này hoặc là không rành cách "tagging" hoặc biết mà lười nên đa số các audio files truyện Việt hoặc truyện dịch qua tiếng Việt không có đủ dữ kiện để smartphone "làm việc" cho trọn chức năng của máy phát âm (smartphone as MP3 player). Ngoài việc "mở" (open file) audio file này, smartphone còn có thể sắp xếp audio files thành từng bộ truyện (audio album) hoặc sắp xếp audio files theo tác giả hoặc theo "track number" (số thứ tự các tập không liên quan tới filename). Các smartphones ngày nay có thể nhìn vào "metadata" (dữ kiện trong các hồ sơ số mà các app (application/chương trình điện toán) có thể dùng để sắp xếp và liệt kê các audio files theo nhiều cách như nói trên (mà người dùng không phải tạo "playlist"). Đáng tiếc là "ta" không tuân thủ quy tắc tạo audio file với metadata nên file bị thiếu tất cả dữ kiện thí dụ như tên truyện ("title" khác với filename), tên tác giả (artist/người sáng tác ra truyện này; thí dụ như smartphone có thể tìm mọi nơi trong thẻ nhớ của smartphone mà liệt kê tất cả các truyện của Sydney Sheldon bất kể là audio files ở đâu trong smartphone (3).
- Xin Bê vào cái đường dẫn ở phụ chú D để "duyệt" qua mấy hình và ghi chú của Đệ để biết cách xài MP3Tag và Bulk Rename Utility.
Chuyển audio files qua smartphone.
Cho tới bây giờ thì mọi việc làm là trên computer. Bây giờ sau khi audio files đã có tên theo quy ước và có đầy đủ tên truyện (album name và title), tên tác giả, số thứ tự thì đến lúc Bê chuyển các audio files này qua smartphone. Cách chuyển thì Bê theo chỉ dẫn của smartphone mà Bê chắc đã biết cách làm. Xin Bê coi mấy cái hình ở cuối bài về app Music trong Samsung smartphone.Thế ông nghe loại truyện gì? Ông thử giới thiệu vài truyện xem sao, Bê hỏi? Dạ Đệ không dám đâu, Bê cứ vào các trang mạng ở phụ chú A, B và C mà tự lựa đi. Mỗi người một "gu" (goût, taste)! Ôi thì từ War and Peace cho tới truyện ngôn tình Trung Hoa đều có cả. Vấn đề người đọc hay hay dở lại là một vấn đề lớn nữa; nên xin khất vào một lần trong tương lai, lúc nào Đệ "ngứa miệng" thì xin bàn về phẩm chất đọc truyện của người đọc. Ở đây chỉ xin đề cập đến một sự kiện (không biết nên cười hay nên mếu vì chuyện này): trong một truyện HNBĐĐ do một người phát ngôn đài truyền hình tại một bang của Hoa Kỳ đọc, có đọc là nhân vật trong truyện đi chiếc xe hơi "Pu Gét". Đệ cứ thắc mắc là trước 1975, mình chưa từng biết có xe hơi Pu-Gét. Không biết có phải xe hơi Liên xô, không? Cả tháng sau, Đệ mới nghĩ ra là cậu này đọc chữ "Peugeot" là Pu-Gét (thở dài...) (phụ chú E).
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và gắng nghỉ ngơi tuần nay là lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) rồi đó.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bây giờ mà muốn cầm bộ Chiến Tranh và Hoà Bình mà đọc thì chắc không mấy Bê làm nổi. Sách thì nặng mà mắt cũng không còn tỏ tường như xưa rồi! Chuyển qua nghe audio truyện đi thôi. Đã đành là đọc vẫn thích hơn; nhưng nếu không còn đọc nổi?
(1) Nếu xe hơi có bluetooth wireless thì dùng wireless mà chuyển âm thanh qua loa của xe. Còn không thì nếu xe có nút "Aux" thì cắm dây "audio" hai đầu với 3.5mm audio stereo jack thì nghe được. Nếu Bê đọc đến đây mà không có chút khái niệm nào thì cứ lôi thằng con, thằng cháu nào ra bảo nó chỉ cho là được.
(2) Cách đổi tên cho filename thì chắc ai cũng biết nhưng nếu phải đổi 50 filenames (thí dụ bộ truyện gồm 50 tập) thì hơi... phê! Đệ dùng "Bulk Rename" utility để làm chuyện này. Chương trình này miễn phí nếu Bê dùng Mac thì phải tìm một chương trình đổi tên với MacBook (tìm chữ "file changer for Mac"). Đệ cũng đề nghị là tên mới nên theo quy ước (convention) như sau:
- Bắt đầu là số thứ tự (vì màn hình smartphone thường nhỏ hơn computer nên nếu số thứ tự để ở cuối thì có thể Bê không thấy ngay mà phải "quẹt" qua bên trái để thấy thêm phần cuối của tên bên phải màn hình.
- Tên truyện
- Tên tác giả (nếu có)
- Tên cơ sở sản xuất (nếu có)
- Các phần trên nối nhau bằng dấu "_". Thí dụ tập một của Long Hổ Phong Vân có thể đặt là "001_LongHoPhongVan_CoLong.mp3" hay "001_Long Hổ Phong Vân_Cổ Long.mp3". Tuỳ theo Bê muốn bỏ dấu hay không. Trong thí dụ này, không có ten cơ sở sản xuất.Lý do Đệ bỏ các con số không trước số 1 (trong "001") vì nếu để "1" thì sì mác phôn có thể không thông minh lắm mà tưởng tập "11" là tập kế (chứ không phải là tập "2") và bộ truyện này trên một trăm tập.
(3) Đê dùng một chương trình gọi là Mp3tag để thêm metadata vào các audio files.
Phụ chú:
A. Thư viện audio (http://thuvienaudio.net)
B. Diễn đàn Hột Mít
C. Radioplus.vn (trong nước nên có cả những bài/truyện ca tụng chế độ; nhưng lại có nhiều truyện dịch có giá trị và nhiều giọng đọc khá chuyên nghiệp). Khá nhiều lỗi chính tả như: "Chạm" (đúng ra là "Trạm"), "chộm" (thay vì "trộm).
D. Cách dùng MP3Tag và Bulk Rename Utility
E. Peugeot. Theo trang này thì cách phát âm chữ này theo phiên âm quốc tế là Peugeot (tiếng Mỹ /puːˈʒoʊ/; tiếng Anh /ˈpɜrʒoʊ/; tiếng Pháp: [pøʒo]). Hoặc tiếng Việt thì "thường" mình phát âm là "Pờ gi-ô" hoặc "Pu gi-ô" chứ Pu-Gét? Thật là chịu thua!
F. Đệ dùng Music app trên Android smartphone (Samsung)
G. Thí dụ chọn album thì thấy bộ Biên Thành Lãng Tử (nếu chọn hiển thị theo Artist thì chắc sẽ thấy các bộ truyện của Cổ Long.
H. Nhấn vào icon Biên Thành Lãng Tử thì thấy các tập theo đúng thứ tự. Nghe rồi ngưng ở đâu thì lần tới mở app Music thì sẽ có thể nghe tiếp chỗ mình ngưng lần trước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)