Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Nếu Chỉ Một Lần Nghe Tiếng Vĩ Cầm. Cập Nhất I

Thân chào các Bê (*),

Chiều nay đi làm về sớm, ngồi nghe một bài vĩ cầm quen thuộc mà Đệ thích nhất; từ nhiều tháng nay có lẽ số ngày nghe bài này phải nhiều hơn số ngày không nghe bài này. Xin được nói ngay đây vài điều. Thứ nhất là Đệ không được huấn luyện về âm nhạc nên nhận xét về âm nhạc thì chỉ là bằng cảm tính cũng như là với sự bướng bỉnh tự thị của mình. Thứ nữa là vĩ cầm không phải là nhạc khí/nhạc cụ mà Đệ thích nhất (1). Và sau nữa là có quá nhiều bài trình diễn vĩ cầm mà bao người mộ điệu đã cho là hay, là nên nghe. Không thiếu gì sách báo, bài tham khảo về vĩ cầm mà Đệ thì không "có cửa" về âm nhạc nên không dám lạm bàn. Một lần nữa: viết bài này chỉ là do tính tự thị của mình...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề....

"Nếu chỉ một lần nghe tiếng vĩ cầm thì tôi nên nghe bài gì?" Bê mà hỏi những người chơi vĩ cầm hoặc có ít nhiều kiến thức âm nhạc cổ điển thì họ sẽ nhìn Bê như nhìn... một người điên đang làm cơn. Bê ơi, có khi nào mà đã nghe một bài vĩ cầm trong đời rồi từ đó không thèm nghe nữa?!!! Nhưng không sao. Đệ sẽ trả lời Bê với tất cả chân thành từ trái tim (from the bottom of my heart): Bê nên nghe bài này: Bấm vào đây




<<< Trang này cố tình để trống để chờ Bê nghe cho xong bài trình diễn này >>>




Hy vọng là Bê nghe xong bài vĩ cầm này trước khi đọc tiếp bài này.

Chắc có Bê vẫn không cảm nổi bài này và hỏi là "sao lại bài này; tưởng gì chứ... chỉ thế thôi thì có gì hay!"

Biện Luận


  • Bài này tuy không quá khó về kỹ thuật chơi violin; nhưng theo Đệ là khá khó để chơi thật hay, để chuyển tải được ý tác giả (2).
  • Bài mà Bê nghe audio ở trên không phải là do một vĩ cầm thủ chơi mà là bảy vĩ cầm thủ thành danh nối tiếp nhau chơi với 7 dàn nhạc khác nhau (video relay ensemble; phụ chú B). Thất Nữ Mê Hồn này mà chọn bài này thì Bê phải thấy là họ chọn rất cẩn thận chứ không phải là bừa bãi (phụ chú B).
  • Bê có thể nói: "nhưng mà tôi nghe thấy nó... làm sao ấy!" Bê mà nhận ra điều này thì Bê thuộc hàng... cao thủ về nghe nhạc vĩ cầm rồi đó. Chúc mừng, chúc mừng! Thì dĩ nhiên rồi!!! Bẩy người chơi với bẩy dàn nhạc ở thời điểm khác nhau mà người ráp video làm được như thế này thì đã quá giỏi rồi. Xin hoan hô người đã có công làm việc này.
  • Cái bài mà Đệ nghe mỗi ngày không phải là cái audio này đâu. Bài Đệ nghe là bài do Sarah Chang trình diễn từ đầu đến cuối (phụ chú C). Nhưng thật tình mà nói thì bẩy sư tỉ muội này thì ai chơi bài này cũng rất hay.
  • Thế có người nào trong bẩy người này có trình độ kỹ thuật cao không? Bê mà hỏi câu này thì Bê sẽ lãnh một cái nhìn khá là.... khó hiểu từ chính Đệ đây: "Dĩ nhiên là ai trong bẩy người này đều chơi được những bài khó." Nếu muốn thì Bê thử nghe Sarah Chang trình tấu các tác phẩm của Tchaikovsky, Chopin, Vivaldi, Vitali, nhất là Paganini thì sẽ thấy khả năng của danh thủ này. Số người chơi vĩ cầm giỏi ở tầm mức quốc tế thì thật là đếm không xuể.
Nếu Bê mà thấy thuyết phục sau khi nghe Sarah Chang trình diễn Meditation de Thais, Sarah Chang và  muốn nghe thêm một bài cùng loại thì xin nghe Sarah Chang - Chopin Nocturne Violin.

Cập Nhật I:  Mayuko Kamio - Meditation de Thais diễn tả bài này rất vẹn toàn với tiếng đàn cũng như biểu cảm trên khuôn mặt.  

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.


Thân,


Chú thích:

(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các Bê thường nói: "Đến tuổi này thì học hiểu nhạc làm cái gì nữa?" Bê ơi, "never too late to learn new things".

(1) Nhạc cụ mà Đệ thích nhất thì chắc chắn không phải là vĩ cầm mà cũng chẳng phải cello (trung hồ cầm).

(2) Tác giả bài này là Jules Massenet. Cuộc đời sáng tác Massenet thì đã hẳn là thăng trầm: Bê nào muốn tìm hiểu thêm về Massenet thi vào Wikipedia. Bản tiếng Anh rất đầy đủ. Bản tiếng Việt thì lời bình khá nặng khi nêu lên lời bình phẩm của Vũ Tự Lân: "Âm nhạc của ông trữ tình, mềm mại, giàu chất thơ, giai điệu thanh nhã, những đôi lúc thiếu tính chất sâu nặng, còn hời hợt về bề ngoài."  Theo thiển ý của Đệ thì người đặt được một bài như bài Meditation de Thais này thì không thể phán một câu là còn hời hợt về bề ngoài được.



Phụ chú:
B. Massenet's Meditation from Thais, 7 Violin Ladies Relay Bẩy danh thủ theo thứ tự là Sarah Chang, Mayuko Kamio, Nicola Benedetti, Leila Josefowicz, Marina Chiche, Janine Jansen, và Anne-Sophie Mutter.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Singlish -- Shakespeare, Thou Shalt Move Over!

Thân chào các Bê (*),
Cách đây khoảng mười năm, Đệ có viết một bài thuyết trình về một ngôn ngữ (language) mới với nhiều tính cách khá là lý thú. Đệ xin nói ngay ở đây là mình chưa bao giờ được học hỏi về ngôn ngữ học như một môn học trong trường lớp; nên viết là viết lăng nhăng vậy thôi. Xin các nhà khoa bảng thứ cho cái... tội hay lanh chanh.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề....
Shakespeare, thou shalt move over! (Ngài Shakespeare ơi, xin ngài nhích qua ngồi một bên cho!).

Singaporean-English hay còn gọi là Singlish là một ngôn ngữ rất phổ biến tại xứ sở bán đảo Sư Tử Thành, SingaPora (xin xem phụ chú B). Tiếng Anh mặc dầu là ngôn ngữ chính tại Singapore nhưng ngôn ngữ của Shakespeare quả là không đủ cho đất nước với hơn bốn nền văn hóa hội tụ: Tàu, Mã (Malay)/Ấn, Tamil, và Anh (Singapore từng là thuộc địa của Anh). Tôn giáo tại Singapore cũng từ những tôn giáo của các nền văn hóa trên.
Vì tiếng Anh được dạy trong trường học ở Tân Gia Ba như là ngôn ngữ chính thức và bắt buộc nên có thể nói là người Tân Gia Ba trẻ rất giỏi tiếng Anh. Mặc dầu chính quyền và các cơ quan truyền thông chính thức rất muốn cổ võ cho việc xử dụng tiếng Anh thuần nhất/chuẩn xác và hđã phát động những phong trào để kêu gọi mọi người nói và xử dụng tiếng Anh chuẩn; các nỗ lực này không thành công vì người dân Tân Gia Ba có phản kháng tiếng Anh đâu. Họ chmuốn "phong phú hóa" tiếng Anh trong trường hợp họ có th: thí dụ như dùng Singlish trong đàm thoại, trong sinh hoạt đời thường.
Hình như tiếng Anh vẫn còn có chỗ thiếu thốn trong đàm thoại mà người Sing phải "pha chế" thêm vào tiếng Anh để tạo ra một ngôn ngữ mới. Ngôn ngữ pha trộn cái cũ, cái mới về từ ngữ đã đành mà còn giới thiệu cũng như làm tỏa sáng được tính sáng tạo của tập thể đa văn hóa này. Trong Anh Ngữ thì cấu trúc câu văn đại loại là xoay quanh declarative (affirmative & negative), interrogative, imperative, exclamative clauses (câu xác dịnh, phđịnh, nghi vấn, ra lệnh/yêu cầu, và ta thán), xin xem phụ chú E. Trong Singlish, các loại cấu trúc này vẫn có; chỉ là Singlish muốn diễn tả thêm những cảm nghĩ thành văn khác: chẳng hạn như dùng chữ "meh" cuối câu để diễn tả câu nghi vấn (interrogative) nhưng người hỏi lại ngầm có câu trả lời rồi (xem thí dbên dưới). Việc phát triển Singlish là như vậy đó: lặng lẽ, phổ thông, đại chúng và bền bỉ. Singlish như cơn sóng ngầm mà những người chủ trương tiếng Anh chuẩn xác sẽ phải chịu thua. Singlish cũng đã bắt đầu thâm nhập vào truyền thông đại chúng: truyền hình (khi phỏng vấn ngoài đường phố) và nhất là các chương trình phát thanh (radio). Tự điển và ngữ pháp Singlish cũng đã khá hoàn chỉnh. Cấm gì nữa?! Tiếng Anh từ lâu đã không còn là của người Anh rồi. Ladies and Gentlemen, wake up and smell the coffee! Xin nói thêm là Singlish có lẽ là được bắt đầu như tiếng lóng (slang) hoặc như tiếng một vùng/địa phương (colloquial) thân mật trong những môi trường nhỏ bé; nhưng ngày nay thì Singlish không còn ở mức độ khiêm tốn đó nữa. Singlish đã "hoàn thiện" với ngữ pháp riêng và với tđiển riêng. Phụ chú C và D cho ta thấy là "the genie is out ot the bottle" (Thần Đèn đã thoát ra khỏi cái đèn rồi; làm sao mà nhốt lại được!) Bê nên đọc qua hai phụ chú này.
Thật ra sự chuyển biến tiếng Anh xảy ra hàng ngày tại Anh, tại các nước của khối Thịnh Vượng Chung (Common Wealth), và tại Hoa Kỳ, vân vân... Nhưng có l những chuyển biến này vẫn nằm trong khuôn khổ mà các nhà Anh Học bảo thủ cũng còn miễn cưỡng mà chấp nhận. Singlish đi khá là xa, so với những chuyển biến nói trên!

Vài thí dụ: (phụ chú B)

  • Cách dùng chữ "leh"
    Leh (/lɛ́/ or /lé/), từ ngôn ngữ Hokkien (leh 咧), được dùng như một thể yêu cầu nhẹ nhàng như trong "Gimme leh" có nghĩa là "Please, just give it to me". Khác với thể ra lệnh trong tiếng Anh: "Give it to me". Chữ "leh" làm lời yêu cầu trở thành nhẹ nhàng mà không cần kiểu cách lịch sự như dùng chữ "please".
  • Cách dùng chữ "meh"Meh (/mɛ́/), từ tiếng Quảng Đông (咩, meh), dùng để tạo câu hỏi nhưng với sự ngờ vực của người hỏi: Thí dụ như "They never study meh?" Người hỏi muốn nói là theo mình thì họ có học tập mà tại sao lại cho là họ không học tập.
  • Trong Singapore at 50: Learning how to speak 'Singlish', Vernetta Lopez phỏng vấn người trên đường phố và hỏi họ những chữ/câu Singlish mà họ ưa thích: Alamak (How come you do it like this?), Wah Lau/Wah Ma (Oh, my Dad/Oh, my Mom; nhưng được dùng như ta thán ngữ từ "Oh, my God" cho tới tận đầu bên kia như trong "What the F***"), Blanjah (I will treat you).
Như Bê thấy, Singlish là môt ngôn ngữ phức tạp. Ai chưa hc thì đừng học vì người Tân Gia Ba (ngày nay còn được gọi là người "Sing") ai cũng hiểu tiếng Anh. Hiểu biết vsự hiện hữu của Singlish là để tôn trọng người nói tiếng Singlish. Trường hợp tương tự là tiếng Mỹ dùng tại tiểu bang Hawaii cũng có những phát triển tương tự: âm "th" như trong chữ "that" được phát âm như chữ "dat". Biết để cảm thông đđừng xem thường một văn hóa khác. Như trong phụ chú D, Jane có lẽ nói tiếng Anh chỉnh hơn chúng ta nhiều nhưng cô vẫn thích dùng Singlish ở nhà và với bạn bè người thân. 
Sinh ngữ (living language) khác với tử ngữ (dead language) ở chỗ biến đổi và phong phú hóa theo thời gian. Mặc dầu Singlish đi quá xa; nhưng biết đâu chỉ là quá sớm?


Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.

Thân,


Chú thích: 
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các Bê thường cứ hay lòe người Mỹ với tiếng Anh pha giọng Tây; như phát âm "San Jose, California" là "Xanh Giô Dzê" trong khi nguyên ngữ Spanish phải là "San Hô Dzê".


Phụ chú:

B. Wikipedia -- Singlish.
C. The rise of Singlish
D. Singlish: The Singaporean English creole [video interview]
E. Clause types -- from English Grammar Today
 

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Tiền Có Mua Được Hạnh Phúc? Can Money Buy Happiness?

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay xin bàn về một đề tài đã được tranh cãi không biết bao nhiêu lần và thường là người tranh cãi dùng cảm tính của mình nhiều hơn luận lý: Tiền có mua được hạnh phúc hay không?
Câu trả lời ngắn gọn và chính xác là... !
Câu trả lời dài dòng và không thực tế là.... không!
Câu trả lời khôn nhất là... còn tùy!
Cho tới gần đây khi Elizabeth Dunn và Michael Norton công bố kết quả của hơn một thập niên khảo sát và nghiên cứu với ý định làm tỏ tường vấn đề. Về "credentials" (thành tích khoa bảng) của Dunn và Norton thì xin Bê tự tìm lấy trong Internet nếu muốn biết. Ở đây, Đệ chỉ xin sơ lược những kết quả (findings) mà hai vị này công bố và sau đó... thì như lệ thường: Đệ xin phiếm "loạn" ý của mình...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề....
Có một người bạn, thường đi ăn trưa với Đệ, gởi cho Đệ mấy cái đường dẫn về bài diễn thuyết của Michael Norton: Can Money Buy Happiness? Happy Money: The Science of Smart Spending (phụ chú B và C). Norton và Dunn làm những cuộc khảo sát và đi đến kết luận là đúng là tiền bạc có mang lại hạnh phúc. Một kết luận mà nữa dân số trên trái đất cho là đúng (nửa kia thì cho là không). Có lẽ là đề tài này quá rộng nên câu kết luận của hai phe đều... không sai. 
Dunn & Norton cũng chỉ có thể nói là cả hai phe đều đúng: tiền không hẳn là sẽ mang lại hạnh phúc cho con người; nhưng tiền xử dụng đúng chỗ thì thường là làm tăng hạnh phúc cho người dùng đồng tiền đó. 
Bê sẽ nói: "A, hai người này nói chuyện huề vốn! Tôi không mất hơn mười năm mà chỉ cần ai mời uống cà phê buổi sáng thì tôi có thể nói nhiều câu còn hay hơn kết luận của Dunn & Norton". Đúng vậy nhưng cái khác giữa chúng ta và hai vị này là ở chỗ họ dùng phương pháp khoa học để tìm ra kết luận. C'est à dire họ có chứng cứ để đi đến kết luận chứ không phải "phun" ra lời vàng ngọc trong lúc trà dư tửu hậu (và cà phê nóng).
Chứng cứ gì? Chứng cứ đâu? Khảo sát thế nào mà đi đến kết luận là tiền bạc có thể làm tăng hạnh phúc? Dạ hơn mười năm nghiên cứu trên bình diện đa quốc gia mà phải kể ra đây thì bao giờ mới viết xong bài này! Give me a break! Thôi nếu Bê nào thích "đào tận gốc truy tận ngọn" thì xin tự tìm hiểu thêm cho và xin Bê vào các đường dẫn cuối bài.

Tuy nhiên Đệ cũng xin kể lại một trong vô vàn khảo cứu của Dunn & Norton trong bài này:
  • Đa số người được phỏng vấn trả lời là họ sẽ "cực" hạnh phúc (hạnh phúc ở mức 10) nếu họ có số tiền gấp ba số tiền họ đang có (khi họ đang hạnh phúc ở mức 7 hoặc 8). Người được phỏng vấn là triệu phú thứ thiệt (là những khách hàng của nhà băng đầu tư bên Anh). Thí dụ người có ba triệu đang hạnh phúc ở mức 7 hoặc 8 nghĩ là họ sẽ cực hạnh phúc khi họ có chín triệu (gấp ba lần ba triệu): thực tế không phải như vậy; khi họ đạt được chín triệu thì họ vẫn cho là họ ở mức hạnh phúc 7 hoặc 8 và họ sẽ lại tiếp tục nghĩ là nếu họ có ba lần cái chín triệu thì họ sẽ cực hạnh phúc. Sự thật ở đâu? Sự thật là hạnh phúc là vấn đề rất tương đối: đối với người làm được $25,000 một năm mà có thêm $10,000 năm đó thì mức hạnh phúc tăng đáng kể. Ở mức nghèo đến mức $75,000 thì có thêm tiền là tăng hạnh phúc đáng kể. 
  • Cái khổ là người làm trên $75,000 thì thêm tiền (thí dụ từ $75,000 lên thành $85,000) không mang lại thêm hạnh phúc nữa: đa số định mức hạnh phúc của mình ở mức 7 hoặc 8 và mức cực hạnh phúc (mức 10) chỉ là ảo tưởng không bao giờ đạt được bằng nhiều tiền bạc hơn. Và như trên đã nói, họ lại mơ tưởng là gấp ba lần số tiền họ đang có sẽ làm tăng mức hạnh phúc thành mức 10. Bê ơi, chẳng bao giờ họ đạt được mức 10 với cái mộng tưởng ba lần này. Hơn nữa Norton lại đề cập tới tiền của đến quá nhiều, quá nhanh (như trúng số) còn có thể làm con người đau khổ thay vì hạnh phúc (phụ chú F).
Nhưng như Norton nói: "If you think money can't buy happiness then (probably) you're just not spending it right." (Nếu bạn nghĩ tiền không mang lại hạnh phúc thì có thể là bạn xài tiền không đúng chỗ). Kết luận mà Dunn & Norton cổ vũ có thể tóm lược vào 5 điểm để Bê có thể có nhiều hạnh phúc hơn NẾU Bê bằng lòng thay đổi cách xài tiền:

1. Mua Trải Nghiệm--Buy Experiences
Thay vì mua vật chất của cải như nhà lầu, xe hơi thì Bê nên mua trải nghiệm. Trải nghiệm như đi du lịch sẽ mang lại những kỷ niệm tốt đẹp và bền lâu (positive and long lasting) hơn là mua một cái nhà lớn hơn (mà mình không xử dụng hết). Trải nghiệm sẽ giúp Bê có dịp giao tiếp với người khác nhiều hơn, mở rộng tầm mắt hơn, và có thể tạo môi trường mới làm tăng tình cảm/tình yêu. Đệ tưởng tượng tới cảnh đưa BB lên tháp Eiffel và cầm tay nàng... Vật chất thì hiện nguyên hình và không thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn (thí dụ xe mới rồi sẽ cũ) nhưng kỷ niệm thì thường được thêu dệt thêm theo thời gian và những bực mình nhất thời khi đang trải nghiệm (như đi du lịch) sẽ biến mất khi Bê hồi tưởng lại kỷ niệm.

2. Thưởng Mình--Treat Yourself
Cái gì thường xảy ra thì mình có khuynh hướng xem thường. Điều này thì hẳn là ai cũng công nhận, phải không? Vậy thì mình luôn phải sáng tạo ra những hạnh phúc nho nhỏ (có thể là không cần nhiều tiền) và tự thưởng mình. Thỉnh thoảng đi bộ ra tiệm kem, ăn một chén kem...

3. Mua Thời Gian--Buy Time
Mua thời gian, trước hết, không phải là mất thời gian. Thí dụ thói quen coi TV không bổ ích là mất thời gian dành cho những người khác, việc khác. Rất nhiều người bỏ thời gian quá dài để tìm ra chỗ bán giá hời cho món hàng nào đó. Chắc là Bê có biết người bạn nào sẵn sàng lái xe nhiều dặm để đến cây xăng rẻ hơn 10 cents một gallon. Mua thời gian là sẵn sàng làm ít giờ (nên kiếm ít tiền hơn) để có thì giờ vui hưởng với người thân cũng như với tha nhân.

4. Trả Trước, Dùng Sau--Pay Now, Consume Later
Điều này đi ngược lại thực tế mua hàng trả góp hoặc trả sau.  Trả trước thì mình không còn lo lắng khi nhận và dùng cái mà mình đã trả dứt. Thí dụ khi đi tàu du lịch (ship cruising) thì mọi người rất thoải mái vì có cảm tưởng mọi thứ trên tàu đều "free" vì tiền vé, tiền phòng, tiền ăn đã trả đầy đủ cả tháng trước khi lên tàu. 

5. Đầu Tư vào Tha Nhân--Invest in Others
Cuối nhưng không phải kém phần quan thiết (last but not least): Xài tiền cho tha nhân. Số tiền không quan trọng. Quan trọng là mình tự nguyện và không bị áp lực. Và hiểu rõ mình đang làm gì: luôn luôn tự hỏi mình làm (từ thiện) cho ai. Cho mình hay thật sự cho người?


Phiếm
  • Dunn & Norton làm nhiều khảo sát khoa học và đa quốc gia nhưng không nhấn mạnh vào định nghĩa của từ happiness! Hạnh phúc là một khái niệm quá trừu tượng và không khách quan (có thể nói là luôn luôn chủ quan). Cách định mức (evaluation) lại chủ quan từ người được khảo sát. 
  • Lời vàng ngọc của hai vị này lại quá đơn giản với người cùng khổ: dĩ nhiên là có thêm tiền thì... mua tiên còn được chứ hạnh phúc là chuyện nhỏ!
  • Dunn & Norton giả định (assume) là kiếm tiền là mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Giả định này không hoàn toàn đúng; nhất là với những người ở tầng cao trong kim tự tháp Maslow (phụ chú D và E). Hạnh phúc do tiền (dù xài đúng cách) áp dụng tốt có lẽ cho người ở hai tầng dưới cùng của kim tự tháp Maslow. Hai hay ba tầng trên của kim tự tháp Maslow thì cũng làm như Dunn & Norton (hoặc làm hơn) nhưng chỉ khác là họ không còn mưu cầu hạnh phúc cho chính họ nữa.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.

Thân,

Chú thích: 
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê rồi thì tưởng là cuộc đời mình đã ngã ngũ, đã rõ là mình hạnh phúc hay không. Nhưng theo tinh thần của bài này thì bất cứ giây phút nào mình cũng tạo được thêm hạnh phúc bằng cách xài tiền (không kể nhiều ít) đúng chỗ, đúng cách.

Phụ chú:
F. How to Buy Happiness? - có phụ đề tiếng Việt nếu chọn tiếng Việt (dùng computer)
G.Thesis