Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Cuối Đường

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay xin cố gắng viết cho xong bài này. Cuối Đường là số phận tất yếu của con người. Giàu sang khỏe mạnh cũng như nghèo hèn già yếu thì ngày nào đó cũng phải giã từ cõi đời này, cũng phải đến cuối đường. Và danh vọng, quyền lực nữa. Khi giã từ thì mọi thứ trở thành bớt quan trọng (nếu không muốn nói là vô nghĩa).

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Trước hết Đệ xin xác định rõ ràng là bài này tuy nói tới hỏa táng nhiều hơn những cách an táng khác; nhưng Đệ xin nói là việc an táng cho thân nhân (hoặc sửa soạn cho chính mình) là việc rất riêng tư của gia đình mà người ngoài xin miễn bàn. Mai táng (địa táng), hỏa táng, thủy táng, lâm táng, huyền táng (treo trong hang, trong nhà), và thiên táng (Tây tạng) là những cách an táng khác nhau tùy theo phong tục và văn hóa ở từng nơi (phụ chú J và K).

Đã nói là người ngoài xin miễn bàn mà còn viết nhăng gì nữa?

  • Vẫn phải bàn vì chuyện an táng tuy do gia đình người quá cố (hoặc ý nguyện của đương sự) nhưng thường gia đình không tự làm được. Chắc là phải nhờ tới nhà chuyên môn như nhà quàn (funeral home tại Hoa Kỳ), như vị lãnh đạo tinh thần (Linh mục, Sư thầy, vân vân...).
    Et voilà! An táng là business của các nhà chuyên môn này và thường thì gia đình đang "tang gia bối rối" nên ai bầy cái gì cũng nghe; thường thì tiền bạc nếu là vấn đề thì... tính sau đi! Xin Bê nghe qua truyện đọc phụ chú B của tác giả Tràm Cà Mau xứ Cà (Canada) để thấy chi phí có thể giảm từ 35,000 USD xuống dưới 2,000 USD nếu chọn hỏa táng và bỏ bớt những thủ tục vô ích.
  • Công giáo La Mã có chấp nhận hỏa táng không? Dạ từ năm 1963, Giáo hoàng Paul VI đã chấp nhận hỏa táng như một cách an táng cho người Công giáo (tuy nhiên tranh cãi trong Giáo hội vẫn tiếp tục cho tới ngày nay). Ngày 25 tháng Mười năm nay, Vatican công bố bản hướng dẫn về hỏa táng (phụ chú H). Sơ lược là hỏa táng thì được nhưng KHÔNG được rải tro ra đất, ra biển. Tro cốt phải được để trong Nhà Thờ. 
  • Riêng Đệ thì thấy là khi sống thì xin sống cho phải đạo. Hai chữ "Phải Đạo" này mỗi người hiểu một khác. Không thành vấn đề nhưng "sống cho phải đạo" sẽ là cái "legacy" (di sản) quan trọng nhất của một kiếp người. Khi nhắm mắt xuôi tay thì ai muốn làm gì thì làm; mình còn quan tâm gì nữa! Sống lại ngày Phán Xét (Last Judgement) không phải là chuyện của mình, theo Đệ, Thượng Đế sẽ có cách làm Bê sống lại mà chịu sự phán xét vào Last Judgement Day (nếu Bê tin vào ngày Phán Xét cuối cùng).
  • Ở đây Đệ xin đề cập tới một trong Bảy Thói Quen của Người Thành Đạt của Stephen Covey (phụ chú G và L). Thói quen thứ hai này là "Begin with the End in Mind". Theo Covey thì hành động nào cũng xảy ra hai lần: một lần trong đầu mình (ý tưởng) và một lần thể hiện ý tưởng đó ra hiện thực (thực hiện). Người thành đạt thường "dợt" trong đầu ý định mình sẽ làm. Đi đến cuối đường sẽ là hành động cuối cùng của một kiếp người, isn't it?

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Cuối đường là ở ngay trước mặt rồi còn gì nữa!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Truyện ngắn Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi của Tràm Cà Mau 
C. Ngộ Đạo Đất Trời - Truyện Ngắn Hay của Tràm Cà Mau | Trò Chuyện Đêm Khuya
D. Bài đọc: Trong Lúc Tang Gia Bối Rối - Tràm Cà Mau
E. Phẩm Giá - Không Thiếu Một Giây - Không Thừa Một Phút
F. Ngộ Đạo Đất Trời - thuvienhoasen.org
G. The 7 Habits of Highly Effective People
H. Vatican issues guidelines on cremation, says no to scattering ashes
I. Sự thật lạnh gáy đằng sau các lò hỏa táng
J. VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG HÌNH THỨC LỄ TÁNG - Thích Quảng Phước

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Adagio - Cô Đơn, Bờ Tuyệt Vọng - Cập Nhật I & II

Thân chào các Bê (*),
Adagio, tên một bài hát mà Đệ vẫn thường nghe. Mỗi lần nghe thì lại nhủ lòng là mình phải blog về cái bài này. Vậy mà, hơn hai năm qua, mỗi lần ngồi trước computer, dự định viết, thì lại không biết viết gì! Có lẽ Adagio với giọng ca Lara Fabian quá hay, trên cả hay nên Đệ luôn bị writer's block mặc dầu mình chẳng phải là nhà văn. Chắc chắn là phải blog về cái tuyệt tác này; nhưng viết gì thì thật là ngoài sức của Đệ!

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Thôi thì xin bắt đầu bằng nguồn gốc của bản nhạc này.
Tháng Hai, tháng Ba, 1945, Không Quân của Liên quân Anh Mỹ dội bom và tàn phá thành phố Dresden của Đức. Thành phố bị san bằng bình địa; nhưng thư viện Saxon State (Saxon State Library) đã bảo tồn được khá nhiều tác phẩm văn hóa của thế giới, trong đó có một phần của nhạc ký (musical manuscript fragment) của một bài hát nhà Thờ (Church Sonata). Theo Remo Giazotto thì đoạn nhạc này là sáng tác của Tomaso Albinoni, vì vậy khi Giazotto hoàn chỉnh tác phẩm Adagio thì ông đặt tên nó là Adagio in G minor by Albinoni, arranged by Giazotto. 

Tiếng hát của Lara Fabian. 

Một giọng ca thở rất rõ trong khi trình diễn. Thường khi ca sĩ nào cứ "hớp" hơi sau mỗi câu ca thì làm người nghe rất chia trí và khó chịu. Đệ đặc biệt đánh giá thấp các ca sĩ không biết kiểm soát việc "lấy hơi" giữa những câu ca... Nhưng với Lara Fabian thì nàng ở... một chiếu riêng rồi! Nàng càng thở thì phần trình diễn càng hay! Có những đoạn nàng lên cao (phần tiếng Ý) mà sao không nghe thấy chói tai! 

Ca Từ

Bài này có hai lời: tiếng Ý và tiếng Anh. Lời hơi khác nhau nhưng cũng gần tương tự nhau. Hay, rất hay nhưng có lẽ người nghe (thường) không hiểu là bài này nói lên... vấn đề gì! Chắc là phải cầu đến cao kiến của Bê. Bê muốn đọc lời mà nghiên cứu thì vào phụ chú C và D.
Ngay cái tựa đề cũng không biết phải hiểu sao! Adagio, trong tiếng Ý có nghĩa là "chậm rãi"; nhưng cũng là ký hiệu ghi trên bài nhạc là nhạc công/ca sĩ phải trình diễn bài này một cách chậm rãi. Dù hiểu theo một trong hai nghĩa này thì người thưởng thức cũng không thấy sự liên quan giữa tựa đề và ý nghĩa của ca từ.

Đa số người nghe đều không quan tâm đến ý nghĩa của ca từ mà chỉ cần nghe những chữ như: find, reach, voice in the wind, heart, soul, night, dream, touch your face, in my arms, pray, fougth so hard, run out of faith, etc...thì đã thấy là quá hay rồi cần gì hiểu ý nghĩa như một tổng thể ý tưởng trong lời ca. Bê mà nghĩ như vậy thì quả là không sai. Nhưng bài này được sáng tác với những từ ngữ này thì hẳn là có sự sắp xếp, hẳn là từ ngữ phải được chọn lựa kỹ lưỡng; chứ không phải là một cái kitchen sink (1).

Ca từ của bài này phải hiểu như thế nào?

Đệ nghe bài này lần đầu trong hoàn cảnh khá đặc biệt: lúc đó Đệ đang còn loay hoay tìm kiếm cho mình cái "You" đó; nên xin mạn phép Bê mà diễn nghĩa bài này như sau:

  • You ở đây không phải là người tình, người yêu, người hôn phối
  • You, không thấy được nhưng cảm được
  • You, có quyền năng chi phối cuộc đời mình
  • You mà mình một đời kiếm tìm
  • You mà mình cần xác tín niềm tin, cần được hiểu (Before I run out of faith/Be the only man to say/That you'll hear my heart) 
  • You mà mình cầu xin đừng bỏ (You won't let go)
Lara diễn tả một tâm hồn mạnh mẽ nhưng cô đơn và có những lúc ở bên bờ tuyệt vọng (2). Cô đơn và bên bờ tuyệt vọng vì một đời kiếm tìm, một đời nhìn thấy chặng tới lại không phải là điểm đến: con đường gian nan và cần niềm tin.

You ở đây nếu không phải là Thượng Đế thì ai có thể đảm nhận vai trò này?

Nếu You ở đây là Thượng Đế Toàn Năng thì Ngài đòi hỏi niềm tin tuyệt đối. Chúa Giê Su nói với Thánh Thomas là "Blessed are those who have not seen and yet have believed" (Phúc cho kẻ không thấy mà tin), khi Thomas cần nhìn vết đinh, vết giáo trên tay, trên sườn Chúa Giê Su thì mới tin. Thượng Đế thử thách chúng ta không phải là vì Ngài thích làm khó chúng ta; chung quy cũng là để chúng ta tự tìm, tự thấy và tự hiểu.

Cập Nhật I: Il Divo trình bầy bài Adagio tại Cổ Giác Đấu Trường (Colosseum), Roma, Italy hay còn gọi là Flavian Amphitheatre. Bê nào có coi Youtube video này thì xin coi "comment" của Inma Vazquez có ghi lời Ý để tiện theo dõi khi nghe nhạc. 
Il Divo với bốn giọng nam cao (tenor) tại Colosseum trong đêm trăng tròn và pháo bông bắn lên bầu trời đêm. Bê còn muốn gì nữa?

Cập Nhật II: Habibi- Xin Bê coi video và nhớ đọc các comments! Hai giọng ca Majda Roumi và Lara Fabian thì còn gì để nói!

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,


Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ôi một đời tìm kiếm mà đôi khi Bê quên rằng cái hành trình (journey) mới là đáng nói chứ không phải là cái đích (destination).
(1) Người Mỹ tả là như cái "kitchen sink", bồn rửa chén dĩa để chỉ các vật thể lộn xộn như chén dĩa trong bồn rửa chén.
(2) Cô đơn nhưng mà như tất cả bẩy tỷ người (ai cũng kiếm tìm) thì sao gọi là cô đơn? Sao gọi là bờ tuyệt vọng? Bởi vì nếu thật sự tuyệt vọng thì còn hơi sức đâu mà ca, mà than, mà đối thoại; chỉ là bên bờ tuyệt vọng nên mới than cầu, đó chứ.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Adagio - Lara Fabian
    Bản Vevo - Adagio Lara Fabian
C. Adagio - Lyrics << Tiếng Anh

I don't know where to find you
I don't know how to reach you
I hear your voice in the wind
I feel you under my skin
Within my heart and my soul
I wait for you
Adagio
All of these nights without you
All of my dreams surround you
I see and I touch your face
I fall into your embrace
When the time is right I know
You'll be in my arms
Adagio
I close my eyes and I find a way
No need for me to pray
I've walked so far
I've fought so hard
Nothing more to explain
I know all that remains
Is a piano that plays
If you know where to find me
If you know how to reach me
Before this light fades away
Before I run out of faith
Be the only man to say
That you'll hear my heart
That you'll give your life
Forever you'll stay
Don't let this light fade away
Don't let me run out of faith
Be the only man to say
That you believe, make me believe
You won't let go
Adagio


Ông Gúc Gồ dịch như sau (nhiều đoạn rất ngô nghê):

Tôi không biết nơi để tìm bạn
Tôi không biết làm thế nào để tiếp cận với ạnh
Tôi nghe thấy giọng nói của bạn trong gió
Tôi cảm thấy em sâu trong tôi 
Trong trái tim của tôi và linh hồn của tôi, tôi đợi bạn 
Chẫm rải 

Tất cả những đêm không có anh
Tất cả của những giấc mơ của tôi vây quanh bạn 
Tôi thấy và tôi chạm vào khuôn mặt của bạn 
Tôi rơi vào vòng tay của bạn 
Khi thời gian là đúng tôi biết 
Bạn sẽ ở trong vòng tay của tôi
Chẫm rải 

Tôi nhắm mắt lại và tôi sẽ tìm cách 
Không cần phải cho tôi để cầu nguyện 
Tôi đã đi rất xa Tôi đã chiến đấu khó khăn như vậy 
Không có gì nhiều để giải thích 
Tôi biết tất cả những gì còn lại 
Là một cây đàn piano mà chơi 
Nếu bạn biết nơi để tìm thấy tôi 
Nếu bạn biết làm thế nào để tiếp cận với tôi 
Trước khi ánh sáng này mất dần đi 
Trước khi tôi chạy ra khỏi đức tin 
Hãy là người đàn ông duy nhất để nói 
Điều đó bạn sẽ nghe thấy trái tim tôi 
Mà bạn sẽ cung cấp cho cuộc sống của bạn 
Vô hạn bạn sẽ ở lại 
Đừng để ánh sáng này biến mất 
Đừng để tôi chạy ra khỏi đức tin 
Hãy là người đàn ông duy nhất để nói 
Mà bạn tin rằng, làm cho tôi tin rằng 
Bạn sẽ không cho đi 
Chẫm rải

D. Adagio - Lyrics << Tiếng Ý

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

U Ớt Bê - Cập Nhật II

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay xin "sang số" (changing gear) mà viết về U Ớt Bê. Cái này là khoa học kỹ thuật số để chuyển tải dữ liệu mà giới công nghệ gọi là USB. Cái khổ của công nghệ thế giới là ngày càng tiến bộ (nên cứ thay đổi xoành xoạch) và không thống nhất được là máy móc sẽ theo MỘT tiêu chuẩn nhất định nào...

Cập Nhật II: USB: Port Types and Speeds Compared
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Universal Serial Bus (USB) là tiêu chuẩn quốc tế về truyền tải dữ liệu qua dây (1). Tiêu chuẩn quốc tế nên thống nhất và phổ thông cho mọi máy móc? Dạ, đúng là như vậy NHƯNG vấn đề không còn đơn giản khi tiêu chuẩn này lại tiến bộ theo thời gian và vận tốc của USB phiên bản (version) sau lại nhanh hơn phiên bản trước. Từ đó... Bê có USB 1.0, USB 1.1, USB 2.0, USB 3.0, USB 3.1 và USB 3 type C.
Lịch sử của USB và phiên bản theo thời gian được ghi chú trong phụ chú C. Ở đây, Đệ chỉ xin sơ lược như sau:
  • 1994 - Bẩy công ty của thế giới hợp lại thiết định ra tiêu chuẩn USB
  • 1995 - 340 công ty hợp lại để bắt đầu thiết kế USB
  • 1996 - Hơn 500 sản phẩm USB ra đời trên toàn thế giới
  • 1998 - USB trên thành tiêu chuẩn chuyển tải dữ liệu phổ thông nhất.
  • 2000 - USB phiên bản 2.0 ra đời (tốc độ tối đa là 480 Mbps (megabit per second))
  • 2005 - USB có thể chuyển không dây (wireless)
  • 2008 - USB 3.0 ra đời nhanh gấp 10 lần USB 2.0.
  • 2013 - USB 3.1 ra đời nhanh gấp 2 lần USB 3.0.
  • 2015 - USB Type-C ra đời. Đầu cắm ngược xuôi đều được (reversible connector)
Biểu tượng của USB là hình chĩa ba (trident) với vòng tròn từ nguồn tách ra thành vòng tròn điểm đến, mũi tên điểm đến và hình vuông điểm đến (ba phần của chĩa ba). Bê có thích tìm hiểu thêm về cái hình biểu tượng của USB thì xin vào phụ chú D.

  1. Ngày (xa) xưa, muốn gắn một thiết bị như máy in hoặc gắn mạch hỗ trợ âm thanh (sound card) vào máy tính thì phải tắt máy, mởi nắp thùng và gắn cái sound card hoặc cái mạch để nối ra máy in. Ngày nay, đa số các thiết bị đều có giao diện (interface) với lỗ cắm USB. Chỉ cần cắm USB type A (đầu cắm dương; male plug) vào computer và vào thiết bị là có hai máy có thể liên lạc với nhau và chuyển tải dữ kiện được ngay. Đặc điểm này ngày nay quá thông dụng nên Bê ít có nghe nói tới "Plug and Play" (Cắm vào là dùng được ngay)
  2. Một đặc điểm nữa là "hot swap" có nghĩa là cắm thiết bị mới vào computer mà không cần phải tái khởi động (reboot) lại máy tính. 
  3. Đặc điểm thứ ba là cổng USB của máy tính cũng có thể dùng để sạc các thiết bị điện tử như điện thoại, quạt gió, đèn đọc sách, vân vân ... 

Với ba đặc điểm này USB trở thành phổ biến như một tiêu chuẩn mà thiết bị điện tử nào cũng phải có thì mới mong được người tiêu dùng mua.

Đến đây thì mọi sự là trên cả tuyệt vời, NHƯNG vì USB phiên bản 1.0 còn non nớt và chậm. Năm năm sau (2000) thì thằng em 2.0 ra đời cải thiện và nhanh hơn nên trở thành USB phiên bản phổ thông rộng rãi nhất (ngay cả thời điểm này).
Đa số mọi người dùng dây cắm USB để nối máy tính với các thiết bị điện tử. Ngày nay khoảng 6 tỷ thiết bị dùng USB.

Bài này không nói về kỹ thuật Thanh Nha (BlueTooth) và về Lightning cable của Apple.

Đáng Chú Ý


  • USB phiên bản sau có thể giao dịch với phiên bản trước. Thí dụ máy tính chỉ có USB 2.0 vẫn có thể dùng với ổ cứng (hard drive) có USB 3.0 hoặc 3.1. Nhưng hai thiết bị này (một là USB 2.0; một là USB 3.1) sẽ liên lạc với nhau ở tốc độ thấp (2.0).
  • Hai đầu dây là que cắm dương (male) còn thường các thiết bị có lỗ cắm âm (female). Que cắm còn được gọi là type A. Còn lỗ cắm thì được gọi là type B. Type A chỉ có thể cắm vào type B; Type A không thể cắm vào type B.
  • Hình dạng và kích thước đầu cắm cũng rất nhiều loại: standard vs. mini vs. micro. Standard là đầu cắm hình chữ nhật. Mini là đầu cắm nhỏ hơn. Micro là đầu cắm mà đa số các điện thoại thông minh dùng vì nhỏ nhất. USB type C thì lật xấp lật ngửa đều cắm được (reversible connector). 
  • USB Hub. Nếu máy tính có ít lỗ cắm USB thì Bê có thể mua cái USB Hub để một lỗ cắm thành nhiều lỗ cắm. Nhớ là phải chọn hub có hỗ trợ cho phiên bản USB nào mà máy tính hỗ trợ. Thí dụ máy laptop mới có một lỗ cắm USB 3.0 thi nếu mua USB hub thì mua USB hub for 3.0 hay 3.1 (có hub đòi hỏi phải cắm điện vào hub; hub has its own power supply).
  • Làm sao nhận biết USB phiên bản nào? May mà giới kỹ sư không giống như chính trị gia (nói một đằng làm một nẻo) nên cũng dễ nhận biết (phụ chú E)
    • USB 1.0 lõi màu trắng
    • USB 2.0 lõi màu đen
    • USB 3.0 lõi màu xanh (blue)
    • USB 3.1 lõi màu xanh lợt hơn (light blue/teal)
    • USB mà máy tắt vẫn có điện (để sạc các thiết bị điện tử) thì lõi màu đỏ hoặc vàng.
Que cắm cho máy in (hai đầu cắm bên trái).
Micro type A (thứ ba từ trái).
USB 3.1 (thứ tư từ trái; logo có hai chữ "SS").
Kế là USB type A 1.0 (lõi trắng)
Kế là USB type A 3.1 (lõi xanh còn gọi là màu teal; light blue)
Bên phải là USB type B 3.1 (lõi màu teal; nếu là dark blue thì là USB 3.0)
Xin vào trang mạng http://www.usr.com/education/usb3-peripherals/  
Cập nhật I: Lõi xanh 3.0+ (SS-USB); Lõi đỏ có điện dù tắt máy (dùng để sạc)

Quan Trọng


  • Thường thiết bị được bán với dây USB nên Bê không phải lo.
  • Nếu phải mua dây USB thì nên mua dây có thể dùng với phiên bản mới nhất. Thí dụ như dây có thể dùng với USB 3.1
  • Nếu máy tính có nhiều lỗ cắm với lõi có màu khác nhau thì cắm như sau:
    • Lõi đỏ hoặc vàng chỉ dùng để sạc thiết bị điện tử.
    • Cắm vào lỗ USB phiên bản nhanh nhất. Thí dụ máy tính có lỗ USB lõi xanh đậm (dark blue; USB 3.0) thì nếu có ổ cứng với USB 3.1, 3.0, hoặc 2.0 cũng cắm vào đây (tốc độ sẽ là tốc độ bên chậm hơn). 
    • Nếu máy tính có USB 3.1 thì cũng như trên và ưu tiên cho thiết bị cần tải dữ kiện (data) như ổ cứng, máy in, vân vân...
    • Nếu không đủ lỗ cắm thì mua thêm cái USB Hub (nhớ coi phiên bản hỗ trợ là phiên bản nào).
    • Bàn phím và con chuột (keyboard and mouse) thì thường là cắm vào lỗ cắm lõi đen (USB 2.0) là đủ. Nhường lỗ cắm 3.0 (dark blue), 3.1 (teal/ligh blue; logo có hai chữ "SS") cho cái thiết bị cần truyền tải data như video, hình ảnh. 
  • USB khác phiên bản vẫn chạy (work) mà sao phải theo quy luật trên làm gì cho rắc rối, Bê sẽ sốt ruột mà hỏi.
    Dạ đúng. Cứ thấy lỗ USB thì cắm sợi dây USB vào thì đuọc, chạy mà! NHƯNG nếu máy có cả USB 2.0 và USB 3.1 thì nếu cắm cái hard drive (USB 3.1) vào lỗ cắm USB 2.0 của máy tính thì tốc độ truyền tải giảm 20 lần. Thì dụ thay vì dùng USB 3.1 cả hai đầu mất 1 phút để tải thì (một đầu USB 2.0/một đầu USB 3.1) sẽ mất 20 phút. Nói cách khác là một đằng mất 3 phút thì đằng kia mất một tiếng đồng hồ.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê mặc dầu giàu thì giờ nhưng chờ tải phim từ ổ cứng vào máy mà mất cả tiếng đồng hồ thì hơi oải!
(1) 2005 USB có thể không dây (wireless). Thường được gọi là USB dongle.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. USB Cable Types Pictures
C. Wikipedia - Universal Serial Bus
D. USB symbol
E. How to tell what type of USB connector you have by color

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Mùa Chiêm Nghiệm, Hướng Nội và Sám Hối

Thân chào các Bê (*),
Tối hôm qua, tại Hoa Kỳ, Đại Diện của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã có cuộc tranh luận (ai xứng đáng làm Tổng Thống Hoa Kỳ) với những câu hỏi từ cử tri. Cuộc "debate" này được phát sóng, phát hình rộng rãi. Trước giờ tranh luận (pre-debate time) cũng như sau giờ tranh luận thì các bình luận gia (Political Analysts in "spin room") cũng như các nhà thăm dò ý kiến (Pollsters) đã "lên sóng" liên tục trên truyền hình cũng như các báo mạng và mạng xã hội để bàn, để phân tích cũng như tranh thủ để nói tốt cho phe mình...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

Vụn vặt

  • Cuộc bầu cử này khá đặc biệt vì cả hai ứng cử viên đều ít nhiều không được dân chúng yêu chuộng. Thí dụ rất nhiều người thuộc phe Dân Chủ không thích bà Clinton vì cho là bà nói láo, mưu mẹo và nhận tiền nhà giàu, vân vân... Nhiều người thuộc phe Cộng Hòa thì đã tuyên bố là không ủng hộ ông Trump, người do đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử, vì trong quá khứ ông đã có nhiều hành vi khinh miệt, không tôn trọng phụ nữ. Gần đây trong quá trình vận động tranh cử ông động chạm đến tất cả các nhóm thiểu số (minorities) như da màu, di dân, theo đạo Hồi, cựu chiến binh, vân vân...
  • Chuyện có lẽ bắt đầu vào thứ Sáu trước đó (10/07/2016) khi phóng viên chương trình truyền hình Access Hollywood, thu âm cuộc dối thoại của Trump năm 2005 (11 năm trước) với Billy Bush trên chuyến xe Bus chở ông Trump đến phim trường. Trump không biết là ông ta đang bị thâu âm. Đoạn thu âm này (audio tape) cho thấy là ông Trump đã huênh hoang nói về hành động của ông ta với người đàn bà có chồng (phụ chú B). Sự kiện tấn công tình dục (sexual assault; grouping) này có thật hay không; hay chỉ là chuyện tưởng tượng của Trump thì bây giờ chưa phải là vấn đề. Nhưng vì cái "sex tape" này mà đa số cử tri cho là ông Trump không tôn trọng; thậm chí miệt thị phụ nữ. Trump xin lỗi gia đình ông và toàn nước Mỹ tối hôm qua; nhưng ông không xin lỗi ngưới phụ nữ mà ông đề cập trong đối thoại! Ông giữ lập trường mà nhiều người cho là kỳ thị và theo chủ nghĩa co cụm (stop the immigration, close the border, cut the tax, America first, etc...). 
  • Phe thân Trump và chống Clinton, phản pháo với những bới móc về việc bà Clinton khi còn làm Ngoại Trưởng đã rất cẩu thả ("extremely careless", lời ông Giám Đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang Hoa Kỳ, FBI). Rồi lại lôi ra chuyện quá khứ của ông chồng, Cựu Tổng Thống Bill Clinton với những cáo buộc lăng nhăng tình dục của ông đã trở thành đề tài nóng bỏng cho cuộc tranh cử của Hillary Clinton. Ngoài ra phe chống Clinton còn tung lên mạng những "bằng chứng" về việc bà Clinton dùng khá nhiều chữ F*ck và F*cking trong những dịp bà nói với thuộc cấp (phụ chú C). 
  • Trở lại chuyện ông Trump. Trump đã công khai nói là ông "hoàn toàn không hãnh diện" về những sai trái ông đã làm, đã nói (huênh hoang). Người Mỹ thì tương đối đạo đức nhưng cũng dễ tha thứ (Hate the sin, don't hate the sinner; tạm dich là "ghét tội ác nhưng đừng ghét kẻ làm tội). Số người tiếp tục ủng hộ Trump không suy xuyển sau cái "sex tape" đó được công bố.
  • Trở lại những câu nói tục tằn của bà Clinton, Hillary Clinton phải nói là thứ "hàng hiếm" trong chính giới. Bà là chính khách có tài và làm việc rất hữu hiệu. Theo Đệ thì nếu bà không chửi thề, không văng tục (đôi lúc) thì Đệ mới thấy là lạ. Trong một xã hội vẫn thiên vị cho nam giới (mặc dầu tiên tiến như Hoa Kỳ) thì muốn tiến tới vị trí lãnh đạo thì phải có uy quyền. Uy quyền từ đâu mà ra? Tài không thì không đủ. Thêm Quyền thì cũng tạm là sống sót; nhưng Tài và Quyền luôn phải được cái Uy hỗ trợ thì mới xong. Cái Uy đó được khá nhiều người đồng hóa với thái độ nạt nộ người khác. Có cái nạt nộ nào hay bằng tiếng chửi thề? Cấp chỉ huy trong quân đội (dù là quân đội Hoa Kỳ) là thí dụ. Cấp trên mà không văng tục với cấp dưới thì thường là cấp dưới không nghe! Đệ có đồng tình với quan niệm này hay không, không thành vấn đề. Hiện thực thì chuyện cấp trên chửi cấp dưới bằng lời thô tục vẫn phổ biến trên thế giới. Đa số các Tổng Thống Mỹ trong quá khứ bị bắt gặp nói những câu chửi tục, 

Phiếm

  • Đây không phải là lần đầu mà cử tri không ưa thích hai chọn lựa về hai ứng cử viên do hai đảng đưa ra. Năm 1968, Nixon vs. Humprey là trường hợp mà cử tri không biết chọn lựa ai vì cả hai đều... tệ.
  • Sự thô lỗ và biểu lộ ham muốn (và bị ám ảnh) về tình dục của Donald Trump đã làm nhiều người thêm lý do mà xa lánh ông. Tuy nhiên thực tế cho thấy là người không ủng hộ ông thì không ủng hộ ông vì các lý do khác rồi: sốc nổi, ham nói, thiếu kinh nghiệm, gây chia rẽ trong nước (Trắng và các nhóm thiểu số). Nhưng đây mới là điểm mạnh cho ông Trump: người ủng hộ ông sẽ âm thầm bầu cho ông và ông vẩn có thể được bầu làm Tổng Thống Hoa Kỳ trong tháng 11 này.
  • Thế mạnh của bà Clinton là trong hai ứng cử viên thì bà sẽ là người được cử tri có suy nghĩ bầu cho bà (dù có không thích bà thì họ lại không tưởng nổi là nước Mỹ sẽ ra sao với President Trump). Lại có người cho rằng lý do mà bà Clinton không hạ gục ông Trump đo ván trong lần tranh luận thứ hai là với tính toán là đảng Công Hòa thấy ông Trump sống sót trong cuộc tranh luận này nên Đảng không nỗ lực trong việc yêu cầu ông Trump rút lui nữa (mà ông Trump cũng đã tuyên bố là không rút lui). Và đảng Cộng Hòa phải miễn cưỡng ủng hộ gà nhà và trong cuộc bầu cử phổ thông trong tháng 11 này, bà Clinton có cơ may thắng cử nếu ông Trump vẫn đại diện đảng Cộng Hòa.
  • Sự thật trong lịch sử Hoa Kỳ, một nước có nền dân chủ tư bản tiên tiến, thì ai làm Tổng Thống thì cũng là ý nguyện của dân Hoa Kỳ trong thời đại đó. Tổng Thống như Kennedy cũng có mà Tổng Thống như Carter cũng có. Ai vào Nhà Trắng rồi thì cũng sẽ ứng xử như một Tổng Thống Hoa Kỳ (khác nhau là Tổng Thống ở thời nào, nước Mỹ cần loại Tổng Thống nào). Khi nước Mỹ cần đổ quân vào Việt Nam họ bầu cho những Tổng Thống muốn tham chiến. Khi muốn rút quân, họ bầu cho người Tổng Thống sẽ rút quân. Vả lại ở Mỹ trong cái thế tam quyền phân lập, Tổng Thống không phải là người quyết định tất cả vì Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện có quyền hành không kém người đứng đầu Hành Pháp.
  • Có lẽ ngày nay một số người Mỹ hy vọng là ông Trump sẽ vực được nước Mỹ dậy và sẽ mang lại thịnh vượng cho nước Mỹ nếu ông thắng cử. Sự thô lỗ và những ám ảnh về tình dục của ông được số người này sẵn sàng bỏ qua. Những phát ngôn đầy tính chất kỳ thị của ông lại đang rất "lọt tai" nhiều người.
  • Clinton hay Trump? Dù ai làm Tổng Thống thứ 45 của nước Mỹ thì nước Mỹ cũng sẽ là nước đáng sống nhất trên trái đất này, theo thiển ý của Đệ. Nước Mỹ đã từng có Tổng Thống lừng danh và nước Mỹ cũng đã có Tổng Thống "dở ẹt". 
  • Cựu Thủ Tướng Anh thời Đệ Nhị Thế Chiến, Winston S. Churchill từng nói: “Democracy is the worst form of government, except for all the others.” (tạm dịch là "Thể chế Dân Chủ là thể chế tệ nhất, ngoại trừ những thể chế khác"; có nghĩa là dù Dân Chủ là thể chế không hoàn chỉnh nhưng so với những thể chế khác thì nó vẫn hơn)

Mùa chiêm nghiệm, hướng nội và sám hối cái chỗ nào? 

Bê sẽ hỏi.
Thì cứ nhìn hai người tranh chức Tổng Thống mà người công dân Hoa Kỳ có thể nhìn ra chính mình. 
Chúng ta cứ lý thuyết mà cho rằng dân Mỹ muốn công bằng, tự do và bác ái nhưng thực tế qua cuộc bầu cử này mà ta "nhìn" ra là chính chúng ta coi trọng cá nhân chúng ta và chính chúng ta làm đủ mọi cách để đạt được mục tiêu thăng hoa cá nhân này. Tự do, công bình và bác ái là những khát vọng "lãng mạng" nhưng người Mỹ đang cần sự thịnh vượng cho cá nhân, cho đất nước hơn là cần những khát vọng xa vời này. Một ngày nào đó khi sự thịnh vượng trở lại thì ta lại bầu cho người có tâm tự do, công bình và bác ái.
Đó là chuyện tương lai. NOT NOW!


Tặng các Bê một tấm hình của một người yêu nước Mỹ.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. "Locker room" talk
C. THE LIST=> Hillary’s Filthy F**king Potty Mouth Puts Trump to Shame

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Nhà Em có Nuôi một Ông Nội

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay xin đề cập đến văn chương thời đại mới. Cái gì mới và phổ biến thì thường là hay, giỏi, và tiến bộ. Nhưng những thí dụ dưới đây thì thật không còn gì để nói nữa!

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Lúc sau này báo chí thường kể lại những câu chuyện của trẻ thơ và sự ngây thơ khờ dại của chúng. Thật cũng có mà chế ra cũng có về chuyện học sinh phải miêu tả ông bà Nội Ngoại như trong phụ chú E. Đó là trẻ thơ vụng dại.


Không ngờ là người lớn lại bắt chước trẻ dại!

Gạt Tay Trúng Má

Một ông Đại Tá Công An tả cảnh Công An đấm vào mặt một phóng viên báo Tuổi Trẻ là: "Gạt tay trúng má" (phụ chú B). Gạt tay trúng má nên nhà báo hộc máu mồm! 


Choàng Tay Trúng Đùi

Chi Bộ và Đảng ủy của ngài Phó Giám Đốc Sở Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch tỉnh Cà Mau, họp kiểm điểm và biểu quyết (với đa số) là kỷ luật ông Phó Giám Đốc này bằng hình thức kiển trách khi ông này bị bắt quả tang, trong video clip (tung lên mạng), sờ soạng nữ nhân viên dưới quyền (phụ chú C). Quyết định của Chi Bộ và Đảng Ủy là do ông Phó Giám Đốc tự đề nghị mức hình phạt!


Quẹt Thẻ nhưng Máy Hư

Theo phụ chú D thì "Xác nhận với Tuổi Trẻ ngày 8-10, bà Lê Kim Yến - người đại diện ủy quyền của ông Caracciolo David John, cho biết nhân viên nhà hàng đã cố tình quẹt thẻ nhiều lần (cả 2 thẻ), yêu cầu ông nhập mật khẩu nhiều lần với lý do có trục trặc và không đưa cho ông bất cứ hóa đơn thanh toán hay biên lai chuyển tiền."
Nhà hàng rút tiền từ ngân khoản của người khách hàng tám lần vì lý do có trục trặc với tổng số tiền là  39.429 AUD. 

Biết nói gì nữa đây!

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Sống đã nhiều và cũng nghe nhiều lời tuyên bố trên báo chí, truyền hình Âu, Mỹ, và Á mà mình vẫn phải thấy là "hậu sinh (ở Việt Nam)... khả úy"!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Gạt Tay Trúng Má
C. Choàng Tay Trúng Đùi
D. Quẹt Thẻ nhưng Máy Hư
E. Chỉ cười qua những bài văn của trẻ thôi sao?