Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Mở Rồi Làm Sao Đóng Lại?

Thân chào các Bê (*),
Năm nay, Thu đến với Bắc Mỹ lẳng lặng như không kém phần đình đám vời những cơn lạnh. Trời vào Thu và lòng người cũng trở nên lãng mạng hơn để hòa mình vào với thiên nhiên. Khung cảnh thì vậy mà sinh hoạt thì vẫn là bận rộn (good busy) với việc làm và với sinh hoạt gia đình. Nói chung là không có gì đáng phàn nàn. Ngoài ra thì Đệ lại cũng đang coi một bộ phim Hàn. Vẫn là những phim coi được và vẫn là thưởng thức và học hỏi. Học được gì? Học là một quy trình không ngưng nên lần này cũng học được vài điều từ trong phim Something in the Rain (Pretty Noona Who Buys Me Food; Chị Đẹp Mua Cơm Ngon Cho Tôi) ...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Gần đây phim Hàn dùng nhạc nền (film soundtracks) là nhạc Mỹ nên cũng là mới lạ. Stand by Your Man (SBYM)Save the Last Dance for Me là những bản nhạc khá xưa của Mỹ được phát ra trong nhiều cảnh trong phim này. Nhất là bài SBYM như muốn nhấn mạnh đến hoàn cảnh của nhân vật nữ trong phim: some time it is hard to be a woman! Thôi không nói thêm về nhân vật nữ này vì còn để Bê tự coi tự hiểu chứ! Nhân vật nam thì... đẹp trai, duyên mà... manly. Nụ cười của nhân vật nam khá là đặc biệt. Nhân vật trong phim có cá tính thật đáng yêu (chàng hơi liều lĩnh/nàng chín chắn nhưng hay nói dối/tự chuyên) và trình độ lý luận của cả hai nhân vật được người viết kịch bản cẩn thận dàn dựng nên tuy cuộc tình (trong phim) nhẹ nhàng nhưng có cái mãnh liệt/nồng cháy ngầm. Nói chung thì cả hai diễn khá đạt trong vai của mình. Các nhân vật phụ (supporting cast) cũng đóng rất đúng vai--nhất là vai Mẹ của nhân vật nữ.

Xin nói ngay đây là Đệ chưa coi tới đoạn cuối (cuối tập 16) vì phải ngưng coi mà phiếm bài này trước khi coi phần kết thúc của phim. Sao vậy? Ư... chỉ vì không biết đoạn cuối thì phần phiếm sau đây mới có ý nghĩa; cũng như Bê có coi phim này thì chắc là cũng đọc phần phiếm này trước khi tìm coi phim mà!

Phim gồm 16 tập nên có khá nhiều chi tiết mà Đệ không nhớ hết. Chỉ xin phiếm vài điều ra đây:
  • Cha mẹ nào thì cũng muốn con cái mình an toàn trong cuộc đời. Cái ước nguyện cho con lớn lên, thành công ngoài đời, thuận hòa trong gia đình rồi lập gia đình với môn đăng hộ đối và "happy forever after". Đó cha mẹ nào thì cũng chỉ muốn như vậy. Còn con cái thì có nghe không? Nghe chứ, nhưng... có lẽ tự do là lý tưởng quá lớn của tuổi trẻ. Tự do trước đã (trước cả ước muốn của cha mẹ) nhưng tự do thường khi không sánh đôi với những con đường vạch sẵn.
  • Tình thường là do có duyên. Phim có những phân cảnh hai nhân vật không hẹn mà cùng đi đến cùng nơi chốn (nhiều lần) làm người xem dù có vô tâm đến mấy thì cũng thấy là đôi trai gái này có tình mà cũng có duyên với nhau.
  • Cửa thiên đàng hay địa ngục? Khi nàng nắm tay chàng thì là lúc "mở cửa thiên đàng", rồi còn gì? Tình yêu quá tuyệt đối như nở hoa trong thiên đàng mà cả hai ngụp lặn trong đó. Thiên đàng ở đây không mang một ý nghĩa tôn giáo mà chỉ là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc mà tình yêu này mang lại. Thiên đàng hay địa ngục, thì cũng vậy, cũng chỉ là hai mặt của cùng một đồng tiền (two faces of the same coin).
  • Khi hai người mở cửa thiên đàng thì cũng là lúc người thân của họ mở cánh cửa kia: cửa địa ngục. Té ra là tuỳ theo hướng nhìn mà thấy thiên đàng/địa ngục. 
  • Some time it hard to be a women... lời nhạc như ngầm báo cho người xem là nhân vật nữ sẽ chủ động đóng cái cửa thiên đàng này vì thực tế là phải đóng thôi! Phải trở về với thực tại đời sống thôi! Cửa thiên đàng đóng thì cửa địa ngục cũng khép lại. 
  • Mộng mơ cũng nàng mà thực tế cũng nàng! Đây không phải là lời Đệ trách móc nàng mà chính là để tán dương sự can đảm mà nhân vật nữ trong phim thể hiện. Dù chưa coi phần kết thúc, Đệ vẫn thấy đóng cửa thiên đàng là đúng... hơn là bị tống cổ ra khỏi thiên đàng.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Có coi phim về tình yêu ở cái tuổi này mới thật sự là "thấy" tình yêu từ một khoảng cách vừa đủ để trân trọng, để thưởng thức.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

S&T: CPU - GPU - APU - Não Điện Tử

Thân chào các Bê (*),

Trước hết xin nói sơ về máy điện tính. Máy điện tính nào thì cũng có bộ phận điện tử chuyên về việc tính toán khi được cung cấp dữ kiện (data). Bộ phận này được gọi là processor/xử lý (hay microprocessor/vi xử lý) hay nôm na là "bộ não". Tốc độ xử lý càng cao thì bộ não được cho là càng "mạnh" (ở đây xin không nói tới kích cở của bộ não: càng nhỏ mà vẫn nhanh là xu hướng mà các hãng sản xuất muốn đạt được để cạnh tranh; xin xem thêm ở phụ chú F).
Kỹ nghệ sản xuất processors đã và đang qua nhiều giai đoạn: từ bộ não đơn (CPU chỉ có một lõi; single core) tới não đôi (dual core CPU) rồi càng ngày càng nhiều lõi (512 hoặc hơn core CPU). Bộ não cũng được kể là mạnh hơn với nhiều lõi vì nhiều lõi thì tốc độ xử lý tăng theo số lõi. Một minh hoạ đơn giản là lõi trong CPU vì tính tổng quát nên làm rất nhiều chuyện giống như một cái máy có thể cưa, đục, xẻ ván, đóng đinh, cắt cạnh, vân vân. Đương nhiên là vì đa dụng nên thiết kế phức tạp và giá thành mắc hơn mà thường thì không dùng đến tối đa khả năng của nó nên, nói chung là, phí phạm.

Lõi Chuyên Dụng

Song song với việc sản xuất CPU với nhiều lõi thì nhà sản xuất cũng chuyển sang phát triển CPU với lõi "chuyên dụng". Vì chuyên dụng nên chỉ làm được một số việc và giá thành mỗi lõi rẻ hơn. Một thí dụ của CPU với lõi chuyên dụng là bộ não nằm trong những thẻ có bộ não chuyên về xử lý hình ảnh (Graphical Processing Unit card; GPU card) mà các "game thủ" mua gắn vào máy tính để chơi games. Chỉ những ứng dụng như video games mới cần máy tính có GPU card để thiết định màn hình video nhanh và độ hình (video resolution) cao. Minh họa thì GPU với lõi chuyên dụng giống như máy chỉ biết đóng đinh chứ không cưa, xẻ, đục được.

Xin Bê vào phụ chú E mà xem một minh hoạ so sánh CPU vs GPU mà điểm chính là:
  1. Nếu công việc mà lõi trong GPU có thể làm được thì GPU sẽ làm nhanh hơn vì có cả ngàn lõi cùng làm việc song song.
  2. Nếu cần máy vi tính có thể làm nhiều việc phức tạp khác nhau ở những thời diểm khác nhau thì cần CPU với một số lõi tổng quát và nhanh (4, 8, 16, 32, 64 lõi ...)
  3. Hai điều trên kéo theo ý tưởng là máy tính cần cả CPU và GPU (nếu tính những bài tính chuyên dụng).
GPU khởi đầu là thiết kế với bộ não có thật nhiều lõi (cả ngàn lõi) nhưng những lõi này được xử dụng để tính những bài tính nhất định (chuyên dụng) như tính ra thông số của từng điểm cho một bức hình trên màn hình (computer screen). Vì mỗi lõi chỉ tính vài điểm trong một tổng thể màn hình nên cả một màn hình được cả ngàn lõi tính (render) trong thời gian của một lõi tính ra vài điểm (phụ chú E là video minh họa khái niệm nhiều lõi cùng hoạt động song song để vẽ nguyên bức tranh).
CPU với nhiều lõi vẫn còn khá mắc thì GPU với cả ngàn lõi sẽ mắc cả ngàn lần hơn? Đúng nhưng không hẳn là vậy vì lõi trong GPU là lõi chuyên dụng (không làm được nhiều việc như lõi tổng quát--general core--trong CPU) nên có phần rẻ hơn lõi tổng quát. Nói vậy nhưng một cái GPU card của nVidia cũng là khoảng $8,000 USD trở lên cho máy chủ (server) trong phòng thí nghiệm. GPU card cho máy tính nhà (desktop) mà các game thủ dùng thì cũng là bạc ngàn rồi. Tuy nhiên giá thành ngày càng xuống nên người tiêu thụ phải kiên nhẫn... chờ đồ seo (on sale).

Đó là khởi đầu của GPU, sau này khái niệm dùng lõi của GPU để đỡ gánh nặng cho lõi của CPU lan rộng ra những ứng dụng xử lý khác. Chẳng hạn như dùng GPU để xử lý dữ kiện trong trí khôn nhân tạo (Artificial Intelligence; AI). Như Bê biết đó, AI dùng rất nhiều dữ kiện (big data) và điều kiện để tìm ra lời đề nghị (suggestions) hay lời giải (solutions) cho vấn đề nào đó nên dùng GPU là rất hợp lý (nhanh vì dùng cả ngàn lõi song song cho những tính toán lập đi lập lại).

Và không ngạc nhiên là chuyên gia điện tử nhanh chóng đưa ra nhận định là máy tính cần cả CPU và GPU. CPU vẫn là người nhạc trưởng quan trọng và có khả năng giải quyết mọi việc kể cả những "chuyện nhỏ" mà CPU biết là GPU sẽ làm tốt hơn (khi đó CPU đẩy những việc làm đơn giản nhưng quá nhiều này cho GPU làm--như một thứ "outsourcing" trong máy vi tính).
APU (Accelerated Processing Unit) ra đời để chỉ những máy điện tính mới có cả CPU và GPU từ trứng nước (Bảng vi tính--computer motherboard--được thiết kế với CPU và GPU, có nghiã là người dùng không phải mua thêm GPU card mà gắn vào máy). Cái hay của máy có APU là cả CPU và GPU đều có sẵn; nhưng cái... không hay lắm là người dùng không đổi GPU card được (dễ dàng).

Kết 


Thật tình mà nói thì đa số người tiêu thụ không cần máy tính quá mạnh. Khi mua máy tính thì việc đầu tiên có lẽ là tự hỏi mình sẽ làm gì với máy tính mà từ đó xác định là mua máy gì. Việc mình muốn làm có thể làm trên điện thoại thông minh hay không? Máy tính có thể "phóng" ra màn hình lớn được không? Nếu được thì mua máy có màn hình nhỏ nhưng high resolution là được vì khi cần có màn hình lớn thì mình phóng ra màn hình lớn.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì chắc là đã có "chơi" máy tính điện tử trước đây; bây giờ lũ trẻ "chê" máy tính để bàn mà chỉ chuộng laptops, tablets và điện thoại thông minh nên Bê cũng muốn "đua" với chúng, phải không?

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. MTE Explains: The Difference Between a CPU and a GPU
C. What is the difference between APU & CPU?
D. What Is the Difference Between an APU, a CPU, and a GPU? 
E. Mythbusters Demo GPU versus CPU
F. 5 nanometer

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Quên II

Thân chào các Bê (*),
Hôm nọ, Đệ viết một bài về Quên - Cập Nhật I mà mọi người thấy hữu ích. Hôm nay xin "thừa thắng xông lên" mà viết bài thứ hai với một đề tài mà mọi người ai cũng trải qua trong thời đại ngày nay: chìa khóa vào các trương mục điện tử (electronic account password).

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Trước hết là xin sơ lược về hai khái niệm khác nhau nhưng thường dùng cùng một danh hiệu/mã khóa (Identify/password hay ID/pwd): AuthenticationAuthorization.
  • Authentication (tạm dịch là xác định danh tánh) là một thủ tục khi người dùng máy tính hoặc điện thoại để đăng nhập (login) vào một trương mục điện tử (electronic account). Thủ tục này dùng danh hiệu (identity) mà người dùng đã ghi danh (đăng ký) với cơ sở quản lý trương mục. Thí dụ như tài khoản của mình với một ngân hàng mà mình đã ghi danh dưới một cái "tên" (cái tên này có thể đặt định bởi chính mình; miễn là cái tên này chưa có người nào khác dùng và tên này phải tuân theo một số luật lệ của cơ sở có trương mục. Có rất nhiều người gọi trương mục là "tài khoản" hay "ngân khoản"; nhưng không được chỉnh vì có nhiều trương mục không liên quan gì tới tiền (tài) bạc (ngân). Trong bài này xin gọi account là trương mục.
  • Authorization (tạm dịch là trao quyền/có quyền) là quyền hạn mà người đăng nhập có quyền làm gì sau khi đăng nhập. Thí dụ như khi đăng nhập là chủ trương mục thì mình có thể thay đổi địa chỉ chẳng hạn; trong khi nếu đăng nhập vào cùng một trương mục nhưng dưới danh hiệu là người quản lý (admin) các trương mục cho một hãng thì admin có thêm quyền khóa trương mục, chẳng hạn.
Bài này xin chỉ nói đến Authentication.
Trong những cách để chứng minh danh hiệu (Identification; ID) là của mình như ID có mật mã (password), hoặc vân tay (fingerprint), hoặc mống mắt (eye iris), hoặc giọng nói (voice), hoặc khuôn mặt (face recognition) thì có lẽ password là khó giả nhât còn vân tay, mống mắt, giọng nói, khuôn mặt có thể giả được (thí dụ như song sinh có thể có khuôn mặt mà máy có face recognition có thể nhầm lẫn). Password chỉ khó đoán trong những điều kiện sau:
  • Tối thiểu phải có 12 ký tự trong mật mã. Dĩ nhiên là mật mã dài hơn sẽ tốt hơn.
  • Mật mã phải bao gồm số [0-9], ký hiệu [!@#$%^&*()], chữ cái viết hoa [A-Z] và chữ thường [a-z]: Sử dụng kết hợp các loại ký tự khác nhau để làm cho mật mã khó "mở" (cracked) hơn.
  • Mật mã không phải là một chữ trong từ điển hoặc sự kết hợp của các chữ trong từ điển: thí dụ, "nhà" là một mật mã yếu. “Ngôi nhà màu đỏ” cũng rất tệ.
  • Không dựa vào các thay thế rõ ràng: Không sử dụng các thay thế phổ biến - ví dụ: “H0use” (thay chữ "o" bằng số không). 
  • Không dùng chung mật mã cho nhiều trương mục khác nhau. Chí ít thì không dùng chung mật mã cho trương mục trong sở và ở nhà. Vợ chồng cũng không dùng chung mật mã. 
  • Không xử dụng lại các mật mã đã dùng trong quá khứ. 
  • Không để máy tính/điện thoại tự lưu trữ mật mã.
  • Nên "trộn"/"xáo" các ký tự theo một thứ tự bất thường. Thí dụ "BigHouse$123" mặc dầu có hội đủ các điều kiện: 12 ký tự, có chữ hoa, chữ thường, ký hiệu, và số; nhưng vẫn là mật mã yếu vì: dùng chữ trong tự điển, số liên tục (và ở phía cuối), vân vân...
  • Một chuỗi trên 12 ký tự không theo một luật nhất định nào và được thay đổi mỗi 90 ngày là mật mã lý tưởng thí dụ: "lkhad7ng3cb^Gp". Có ứng dụng điện tử (app) có thể tạo mật mã mạnh (strong password generator) cho Bê.

Nhưng Làm Sao Nhớ!!!

Cách đơn giản là dùng một ứng dụng để chứa tất cả các mật mã (password manager). Cái hay là Bê không cần phải nhớ các mật mã đã ghi danh với password manager. Cái không hay lắm là Bê vẫn phải nhớ cái "master password" để truy cập vào password manager. Bê nên xử dụng thử vài cái password managers (thường thì dùng phiên bản miễn phí một thời gian xem mình có thích không trước khi đóng tiền tháng hoặc năm).
  • Cách nhớ strong password theo ý Đệ thì mình dùng một câu văn mà mình chắc chắn nhớ. Thí dụ: "Đầu lòng hai ả tố nga" là câu mình có thể "fortify" nó thành: "Đầu ngõ hai ả tố nga". Rồi lấy ký hiệu thứ nhất và thứ ba (nếu có) của mỗi chữ và tận cùng bằng ký hiệu đặc biệt: "DuNo2iatnA!$" (để ý là chữ "hai" thành "2i"). Mật mã này là strong password. Sẽ mạnh thêm nếu "!" và "$" được chia ra hai nơi thay vì ở cuối. Strong password có thể dùng làm master password nếu dùng câu tiếng... Ý như "Non tutte le ciambelle riescono col buco" --> "Notele6leriol^bU" (Bê thử đoán xem làm sao mà "Non tutte le ciambelle riescono col buco" lại trở thành "Notele6leriol^bU"
  • Cách thứ hai là cũng dùng câu văn "Đầu ngõ hai ả tố nga" mà dùng bàn phím đánh "daungohaiatonga" nhưng dời ngón tay sang phải thành "fsi" "mhp" "jso" "s" "yp" "mhs" rồi thêm số và ký hiệu đặc biệt vào thành "fsi7mhp$jsosypmhS"
  • Bê nên dùng một câu nào mà Bê có thể nhớ và dùng một thứ tiếng mà người khác không ngờ. Việc dịch các ngón tay qua phải hay lên xuống là do Bê định. Các ký hiệu đặc biệt thì Bê có thể gán cho nói một ý nghĩa mới thí dụ "#" là "acclamation sign" của Bê thay vì "!".
  • Không dùng số điện thoại, ngày sinh làm mật mã trừ khi mình mã hóa chúng. Thí dụ sinh ngày 19 tháng 2 năm 1999 thì nhớ câu: "trễ thêm ba tháng; sớm năm ngày; đổi thiên kỷ" nên mật mã thành "n14T5^^1899$".
Sau khi đã có strong password (hoặc ghi trong password manager app hoặc dùng một trong hai cách trên thì Bê nên xem coi trương mục có dùng S&T: Khóa Đôi - Two Step Authentication hay không. Nếu có thì dùng khóa đôi là tốt nhất.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ở tuổi Bê mà còn phải luôn cảnh giác chống tội phạm mạng thì có cực thật nhưng còn sống, còn giao tiếp với xã hội thì còn phải luôn cảnh giác, phải không?

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. S&T: Khóa Đôi - Two Step Authentication
C. How to Create a Strong Password (and Remember It)
D. 10 Best Password Manager of 2018

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Sức Khoẻ: 12 Chiến Lược Khoẻ Mạnh cho Người Lớn Tuổi - CL10 - Tìm Nguồn

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay, Đệ lại xin tiếp tục loạt bài về tuổi già mặc dầu là còn lâu Đệ mới phải... già. Đùa thế thôi chứ những lời khuyên của Bác Sỹ Eddie L. Greene, M.D. thì quan trọng cho mọi lứa tuổi; nhất là trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội. Ai cũng có thể đăng ý kiến của mình lên mạng và tin thất thiệt thì không phải là hiếm...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Hình từ phụ chú B












Mọi người cảm thấy thoải mái nhất khi họ không dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi xảy ra khi họ già đi. Điều quan trọng là hóa giải và làm tan đi những lo lắng và cho phép Bê hoạt động tốt để sống cuộc sống mà Bê mong muốn. Tìm kiếm nguồn lực để hỗ trợ quá trình chuyển đổi lão hóa là một cách tiếp cận thông minh để lão hóa trong khỏe mạnh.
 

Chuyển Đổi Tác Động Tới Sức Khỏe

Mọi người thường bị căng thẳng bởi quá trình chuyển đổi trong cuộc sống. Người lớn tuổi có thể bị căng thẳng bởi sự chuyển tiếp từ một lối sống với công việc tích cực sang lối sống hưu trí hoặc chuyển từ khỏe mạnh sang tình trạng sức khỏe suy yếu mãn tính.
Quá trình chuyển đổi tạo ra các mối đe dọa tiềm ẩn đáng kể đối với sức khỏe thể chất, cảm xúc và nhận thức của Bê. Nghỉ hưu có thể làm giảm ý thức về ý nghĩa và mục đích (của đời sống) và giảm sự tương tác với xã hội chung quanh. Điều này có thể tạo ra những bất lợi đến chức năng nhận thức và tâm trạng của Bê. Các vấn đề thể chất có thể được cung cấp, nhưng chứng mất trí không thể đảo ngược, hoặc tiến trình của nó không thể ngăn chặn, một khi nó bắt đầu.
Nhận ra mình đang trong quá trình chuyển đổi là bước đầu tiên để giảm thiểu tác động của nó đối với sức khỏe. Sau đó, Bê cần phải thẩm định về lối sống, hiện tại, cũng như môi trường sống xem chúng có hỗ trợ cho cơ hội lão hóa trong khỏe mạnh của mình hay không.

Đánh Giá Nguồn Hỗ Trợ

Từ nhiều thập kỷ qua sức khỏe được xác định là bắt đầu nơi bạn sinh sống, học tập, làm việc và vui chơi. Tuy nhiên, hầu hết người lớn tuổi đều muốn chống lại việc đánh giá mức độ hỗ trợ (hoặc cản trở) của môi trường xung quanh trong quá trình lão hoá. Ngôi nhà bảo vệ bạn và gia đình của bạn khi bạn còn trẻ bây giờ có thể là một mối nguy hiểm về an toàn (vì nhà xuống cấp hoặc lớn tuổi nên không leo cầu thang được). Bước đi trở nên khó điều hướng hơn và việc bảo trì nhà trở nên khó khăn hơn. Nếu quá khó khăn để đi ra ngoài, Bê có thể trở nên cô độc (secluded) trong nhà của mình và hơn nữa ngại ngùng khi phải nói với bất cứ ai là Bê đang cô đơn. Cách ly xã hội giảm thiểu chất lượng cuộc sống của bạn và có thể dẫn đến không chỉ trầm cảm mà còn làm suy giảm chức năng nhận thức của bạn.
Đánh giá thẳng thắn về các nguồn hỗ trợ Bê có trong cuộc sống là đóng góp cho sức khỏe và hạnh phúc của mình. Bê có thể không hoàn toàn kiểm soát được tuổi già của mình, nhưng Bê có thể kiểm soát (một cách tuyệt vời) cách phản ứng với quá trình chuyển đổi của mình bằng cách sử dụng khéo léo tất cả các hỗ trợ sẵn có.

Kiểm Soát Lỗ Hổng

Hầu hết mọi người mong muốn được nghỉ hưu trong lành mạnh. Tuy nhiên, họ thường không tập trung vào việc xác định những gì họ cần làm để đảm bảo họ thực sự có thể sống hưu trí lành mạnh. Những người mong muốn "sống già, sống khoẻ" tìm cách để giảm trở ngại (reducing vulnerabilities). Họ dành sự kiểm soát để giảm thiểu tác động của những thách thức tiềm ẩn này.
Bằng cách xác định những lỗ hổng trong cuộc sống và lối sống của bạn khi bạn chuyển đổi qua quá trình lão hóa, Bê có thể tận dụng tối đa tất cả các nguồn hỗ trợ mà Bê sẵn có. Nguồn hỗ trợ bao gồm nhà, phương tiện giao thông, cơ hội cho sự tương tác xã hội và cách tiếp cận chất dinh dưỡng tốt. Chuẩn bị các tài liệu pháp lý cần thiết để đảm bảo mong muốn của Bê được rõ ràng trong trường hợp bệnh tật hoặc tử vong.
Hãy ráng tận dụng các nguồn hỗ trợ đảm bảo sự tương tác xã hội, tạo cơ hội cho việc học hỏi thường xuyên và quyền tiếp cận dinh dưỡng thích hợp. Kết hợp các nguồn hỗ trợ để giữ cho được an toàn và giúp Bê duy trì sự độc lập của mình. Khám phá nguồn hỗ trợ và công cụ mới để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Suy Nghĩ Cuối

Lập kế hoạch trước để tận dụng tất cả các nguồn hỗ trợ sẵn có sẽ giảm bớt sự căng thẳng. Thành thật mà nói, nó cũng sẽ làm giảm căng thẳng của những người thân của Bê. Họ có thể đã xác định được các lỗ hổng của Bê, nhưng ngại nói chuyện với Bê về chúng. Họ thậm chí có thể xem xét rà soát các lựa chọn cho tương lai của Bê. Thảo luận và đảm bảo bạn truy cập đúng nguồn hỗ trợ để tối đa hóa tiềm năng của Bê để sống cuộc sống mà Bê muốn.

Hành Động Ngay

  • Xem lại môi trường sống. Đánh giá môi trường sống và mạng xã hội hiện tại có tăng cường sức khỏe hay không. Hãy xem xét những nguồn hỗ trợ cần cho sự lão hóa khỏe mạnh của mính.
  • Tạo một kế hoạch sống. Phát triển kế hoạch được cá nhân hóa để Bê có thể duy trì quyền kiểm soát cuộc sống của mình khi về già. Tìm các nguồn hỗ trợ giúp mình hiểu rõ hơn khi nhu cầu của mình thay đổi. Đừng để "nước đến chân mới nhảy".
  • Lên kế hoạch trước. Xem lại hướng dẫn Lập kế Hoạch Chăm Sóc Sức Khỏe của Bệnh Viện Mayo Advance để chuẩn bị ý nguyện sống và chỉ định trước cho các quyết định y tế của Bê. Giải quyết các vấn đề pháp lý quan trọng khác liên quan đến lão hóa. 
  • Quan trọng là phải hoàn tất di chúc (wills), di chúc về sức khỏe (di chúc sống; living wills; medical directives) trước khi mình già tới độ lú lẫn. Di chúc thường là xác định sự thừa kế và di chúc sống là để xác định là bệnh viện và thân nhân phải làm gì khi mình không còn khả năng tự quyết định về dịch vụ y tế. Wills và living wills cần phải cho Luật Sư và Bác Sỹ gia đình biết. Nên nhớ là Luật Sư có thể giúp mình cập nhật thay đổi ý nguyện của mình trong wills và living wills (xem thêm phụ chú C). Thường thì cũng không mất quá nhiều tiền cho Luật Sư để làm wills và living wills. Đệ nghĩ là Bê nên hỏi nhiều văn phòng Luật Sư để so giá. Rẻ qúa hoặc mắc quá đều không tốt và luật lệ khác nhau tùy nước, tùy tiểu bang. Không phải là chỉ người giàu cần làm di chúc mà tất cả người đến tuổi già đều cần làm vì quá trình soạn thảo di chúc là lúc mà mình nghĩ về thế hệ con cháu. Phụ chú D là một thí dụ mà Bê có thể tự mình làm Medical Directive miễn phí; tuy nhiên Bê nên cẩn thận và nếu có thể thì kiếm Luật Sư uy tín trong thành phố mình ở và nếu giá phải chăng thì nhờ dịch vụ là tốt nhất.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. CL10 - Seek Resources
C. Elder Law
D. Free Health Care Directive