Hôm nay lại xin lăng nhăng về một bài trong loạt bài "Xin Đừng". Bài đầu thì xin nói về thức ăn: xin đừng lãng phí thức ăn. Ngày còn trẻ tính ham chơi bạn bè: đêm nào cũng về nhà trễ; đêm nào bà cụ Đệ cũng để phần cơm. Đệ đêm nào cũng cố nuốt hết dù về trễ với cái bụng no cành. Đôi lúc cũng bực mình tự hỏi sao mình đã no mà còn cố nuốt! Câu trả lời thì mơ hồ là mình không nên lãng phí thức ăn...
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Cho tới ngày nay thì nhìn lại vẫn thấy mình lãng phí thức ăn; vẫn có những lúc trữ thức ăn tới lúc phải vứt đi. Vẫn có những khi lấy thức ăn nhiều hơn mức mình có thể ăn; rốt cuộc là một phần vào thùng rác.
Cũng như mọi khi, bài này chỉ là những cảm nghĩ không sắp xếp không thứ tự:
- 40% Up to 40 percent of the food in the United States is never eaten. But at the same time, one in eight Americans struggles to put enough food on the table--khoảng 40% thực phẩm ở Hoa Kỳ bị lãng phí; nhưng đồng thời cứ tám người thì có một người không đủ ăn (phụ chú C)
- Nên nhắm xem là mình ăn hết bao nhiêu trước khi đụng đủa của mình vào dĩa/chén thức ăn: Đệ cố tập thói quen khi đi nhà hàng là trước khi ăn thì xin nhà hàng cái hộp mà bỏ thức ăn còn chưa đụng đũa vào mà mang về; chỉ chừa thức ăn đủ để mình ăn tại nhà hàng trong dĩa/chén. Như vậy đồ ăn mang về còn chưa đụng đũa, không phải là đồ ăn thừa nên người khác ăn được. Nhà hàng ở Mỹ có khuynh hướng làm một phần ăn khá lớn. Phần ăn nhỏ thì giảm giá không bao nhiêu nên ai cũng muốn gọi phần lớn nhất.
- Không nấu dư. Ở những nước không có nạn đói thì ăn là để sống nhưng cũng là để hưởng thụ. Lúc ăn cũng là dịp mọi người ngồi với nhau chuyện vãn và thăm hỏi. Và văn hoá của chúng ta cho là đãi khách thì phải dồi dào, tràn trề (abundant) nhưng hai vợ chồng Đệ có bà bạn thân. Nấu bún bò đãi khách là bà ta tính số tô (Đệ được tô lớn) đủ số người được mời chứ không nấu dư.
- Xin đừng "double-dip". Trước hết xin giải thích double-dip là gì. Double-dip có nhiều nghĩa tuỳ theo nội dung (context) của vấn đề nhưng liên quan tới thức ăn thì double-dip thường để chỉ một cách ăn, chấm-mút-chấm: 1) chấm miếng thức ăn (chip hay celery) vào nước chấm, nước sốt hay dressing trong chén công cộng 2) bỏ vào miệng cắn 3) dùng miếng thức ăn đã ngậm trong miệng chấm vào chén nước chấm lần thứ hai. Voilà: double-dipped. Sao lại nói tới double-dip trong bài này? Tại vì chén nước chấm bị double-dipped sẽ không được mọi người dùng sau khi thấy kẻ khác double-dip và cuối cùng sẽ phải đổ đi.
- YourLocal. Tại Âu châu, Mỹ châu đã có nhiều nỗ lực để tránh lãng phí thực phẩm. YourLocal xuất phát từ Copenhagen, là một trong nhiều cố gắng để giúp các cửa tiệm thực phẩm giảm bớt việc lãng phí thực phẩm: Bê có thể cài đặt một cái phone app (YourLocal chẳng hạn) và cái app này sẽ báo cho Bê biết tiệm ăn nào đang bán hàng giảm giá (thường là sau giờ cao điểm). Trước kia, thí dụ nhà hàng bán đồ ăn trưa sẽ phải đổ thức ăn (hoặc cho cơ quan từ thiện, etc...) bây giờ nhờ YourLocal họ sẽ bán nửa giá vào buổi chiêu (bán cho hết thực phẩm đã làm cho ngày hôm đó). Bê nào thấy hay thì xin vào phụ chú G mà tìm hiểu thêm. Cái khó là còn nhiều nơi chưa có YourLocal.
- Lãng phí cơm từ thiện. Thật không biết nói gì khi đọc bài báo này: https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/lang-phi-com-tu-thien-20190514191646383.htm (một lần nữa xin nói là Đệ không cổ vũ hay ủng hộ một cơ quan truyền thông/tuyên truyền nào).
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Reducing wasted-food at home
C. https://www.nrdc.org/issues/food-waste
D. http://www.fao.org/food-loss-and-food-waste/en/
E. https://www.changevn.org/tin-tuc/103-ha-okio-va-thao-trang-keu-goi-thuc-khach-ngung-lang-phi-thuc-an-khi-thuong-thuc-buffet
F. http://www.foodbankvietnam.com/collections/lang-phi-thuc-pham
G. https://yourlocal.org/#how-it-works