Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

Chủ Quan

Thân chào các Bê (*),
Chiều nay, hai vợ chồng lái xe hơn một tiếng đồng hồ để mua...  chuối chiên (phải gọi trước, khi người bán đăng lên Facebook là cô ta có chuối đang chín, để đặt chuối chiên). Tối nay, ăn chuối chiên quá đã nên lại tự nhiên nhớ đến một chuyện buồn cười: không liên quan tới chuối chiên nhưng buồn cười ở tánh chủ quan của Đệ. Chuyện xảy ra trước đại dịch Covid....

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Trước Covid, Đệ và một số bạn hay tụ tập cuối tuần hát karaoke và đôi khi uống rượu bia. Vì nhóm bạn khá là hợp điệu nên thường là Đệ biết những bài hát mà họ muốn hát. Từ đó mà Đệ chủ quan cho rằng mình biết rất nhiều bài nhạc Anh, Pháp, và Việt. Cho đến một ngày...

Một ngày, cũng như các lần khác, mọi người để cho Đệ sắp xếp bài hát và "lên chương trình" ai hát bài gì và khi nào, vân vân. Một việc mà Đệ khá quen thuộc nên không có gì đáng nói; nhưng hôm đó có ít rượu bia...
Một người bạn, tạm gọi là anh T., đến sát bên Đệ và thì thầm vào tai: "kỷ niệm nào buồn". Đệ chưa kịp trả lời thì anh T. quay lưng đi về chỗ của anh. Đệ do dự chưa trả lời anh vì thường là Đệ không thích và không muốn nhớ chuyện buồn. Rồi vì đang bận nên cũng quên chuyện này.

Một lúc sau, anh T. lại đến và gằn giọng: "kỷ niệm nào buồn". Thấy anh gằn giọng nên Đệ phản ứng lại và trả lời: "tôi không biết kỷ niệm nào buồn, ông ơi!" Khi đó thì anh T. cũng vừa quay lưng, đi về chỗ cái microphone (gắn thấp) mà anh có thể đánh muỗng theo điệu nhạc đang chơi.

Khi tới lúc mà Đệ đã chơi tất cả các bài đã lên "list" và hỏi xem có ai muốn hát bài gì, thì anh T. mới nói lớn cho cả phòng nghe: "Sao nãy giờ không có bài 'Kỷ niệm nào buồn" vậy?"

Té ra là lỗi ở Đệ khi không nghĩ ra là "Kỷ Niệm Nào Buồn" là tên một bài hát nên mới chủ quan mà tưởng (bỗng dưng) anh T. hỏi Đệ là có biết kỷ niệm nào buồn không.

Từ đó mà Đệ rút ra một số bài học:

  • Là người là có chủ quan nên chủ quan không hẳn xấu. 
  • Chỉ tệ hại khi chủ quan dẫn đến sai lầm. Vì thế nên mình nên nhắc nhở mình là mình đang chủ quan trong hành xử thường ngày.
  • Khi thấy cái gì có vẻ "lạ" thì phải cảnh giác và tìm hiểu. Thí dụ như phải thấy lạ là tại sao anh T. lại muốn hỏi mình, kỷ niệm nào buồn.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.

Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì kỷ niệm buồn vui làm sao mà nhớ hết!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2024

Chết Mày Chưa!

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay lại sắp sửa đưa BB (1) lên thành phố nên Đệ đây cũng thấy hào hứng. Lại xin lăng nhăng viết về một viễn tượng có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì kỹ thuật trí khôn nhân tạo (AI) đã đạt được ngày nay. 
No, no, no! Không phải là AI để chỉnh sửa hình ảnh từ không đẹp tới tuyệt đẹp, đâu (đề tài này thì không dám đụng tới).
Đề tài này gần với "deep fake" hơn; nhưng lại cũng không phải là deep fake...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Hãy tưởng tượng những điều sau đây (Bê không mơ mộng lắm đâu, vì AI đã có khả năng):
  • Ngày nay, muốn hát karaoke thì phải có karaoke video (thường là Youtube) do một nhà sản xuất karaoke video nào đó.
  • Không xa nếu người hát có thể:
    • Tự chọn bài, ứng dụng (app) sẽ tìm và cho biết tên (chính xác) bài hát, tác giả, điệu nhạc,  nhịp, phách, giọng nam/nữ (tone), vân vân.
    • Dĩ nhiên là Bê có thể "overwrite" (chỉnh sửa) các thông số trên, như đổi điệu, đổi tone, đổi tông vân vân.
    • Sau đó Bê sẽ được lựa chọn các nhạc cụ (guitar, piano, violin, saxophone, etc...) sẽ "trình diễn" trong bản karaoke này.
  • Ứng dụng (app) có thể tự động điều chỉnh:
    • Độ vang, độ luyến láy, âm lượng (phù hợp) của các phần (tiếng ca, mỗi nhạc cụ, vân vân).
    • Đẩy giọng ca lên đúng "nốt nhạc". Nghe thì khó tin nhưng sự thật là có những người ca không hát tới đúng "nốt", thí dụ như nốt D (rê) mà chỉ hát được giữa nốt C# và D (Từ C# tới D là nửa tông; nhưng lại chỉ hát tới [C# + một phần tư tông]. Trong trường hợp này, app tự thông minh mà chỉnh giọng cho người ca.
    • "Đủn" tiếng hát cho vào đúng nhịp. Mặc dầu app đã "chạy" chữ trên màn hình giúp người ca giữ nhịp. Tin Đệ đi: vẫn có "ca sĩ"  hát trật nhịp (như Đệ).
    • Dĩ nhiên là người tạo sản phẩm (the creator) có thể bác tất cả các chỉnh sửa của app, nếu muốn.
  • Sau khi thu, app có thể:
    • Giữ bản chính (the original version)
    • Cho chỉnh sửa giọng ca, chỉnh sửa các thông số, tạo những bản phụ (versioning copies).
    • Cho lồng cảnh (still and/or motion pictures) để làm video.
    • Tạo "watermarks" để ngăn tình trạng sao chép, bằng copyrights.
    • Sản xuất (karaoke) video và có thể thì "từ đó và mãi về sau" sẽ làm tăng số "views" ảo tự động bằng nhu liệu.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê mà hát hay hơn ca sĩ thì đỡ phải mua vé đi rạp hát!
(1) My BigBoss

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài