Thân chào các Bê 60*,
Xin đọc lời trần tình ở phần I; phần II này xin được tản mạn về người mất trí và thân nhân.
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Theo tài liệu của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH) thì Alzheimer’s là
căn bệnh không thể đảo ngược (irreversible) và tiến triển dần dần làm
hủy hoại trí nhớ và khả năng suy nghĩ. Cuối cùng thì người mắc hội chứng
Alzheimer's sẽ không còn khả năng sinh hoạt hàng ngày nữa. Thường thì
triệu chứng xuất hiện sau tuổi 60 (tuổi của Bê đấy). Chuyên gia ước tính
là có khoảng 5,1 triệu người Mỹ có thể là mắc bệnh này. Tuy nhiên hội
chứng này có thể xuất hiện ở những người trẻ nữa: lứa tuổi 30 hoặc 40 mà
bị Alzheimer's thì quả là một bi kịch!
Sau đây xin nói về sự đau khổ của người bệnh và thân nhân của họ.
Bệnh nhân Alzheimer's nổi tiếng ở Mỹ có lẽ là cố Tổng Thống Ronald Reagan. Ông đã viết một bức thư gởi toàn dân sau khi đã được xác định là ông mắc bệnh này. Trong thư ông viết: "Unfortunately, as Alzheimer's disease progresses, the family often
bears a heavy burden. I only wish there was some way I could spare
Nancy from this painful experience. When the time comes, I am confident
that with your help she will face it with faith and courage."
(Thật bất hạnh là khi bệnh Alzheimer's tiến triển, gia đình thân nhân
thường phải gánh chịu gánh nặng nuôi bệnh. Tôi chỉ mong có cách nào đó
mà tôi có thể tránh cho Nancy--tên của Tổng Thống Phu Nhân--khỏi phải
trải nghiệm đau khổ. Khi chuyện ấy đến, tôi có niềm tin là với sự hỗ trợ
của mọi người thì Nancy sẽ trực diện những khó khăn, khổ đau này với
niềm tin và lòng dũng cảm). Như Bê thấy, Reagan nói về căn bệnh của mình nhưng nỗi lo của ông thật sự là lo cho vợ, người bạn đời của ông. Lo là khi bệnh ông phát triển đến lúc ông mất trí thì thân nhân của ông sẽ đau khổ nhường nào. Còn ông thì ông chỉ viết: "I now begin the journey that will lead me into the sunset of my
life. I know that for America there will always be a bright dawn ahead." (Tôi bắt đầu một hành trình dẫn tôi đến cuối cuộc đời. Tôi biết là nước Mỹ sẽ mãi có một bình minh tươi sáng trong tương lai).
Nhân vật nữ trong phim Hàn "A Moment to Remember" nói một câu mà Đệ thấy thấm thía: "When my memories disappear, my soul will disappear too!" (Khi Em không còn nhớ được những kỷ niệm thì cũng là lúc Em mất linh hồn của mình). Chắc Bê nào theo một tôn giáo nào mà định nghĩa linh hồn một cách khác thì sẽ không đồng ý với câu này; nhưng xin đừng chấp. Bài này chủ ý là nói về hệ lụy của hội chứng Alzheimer's chứ không tranh luận về một niềm tin tôn giáo. Nhân vật nam đóng vai người chồng cũng thật xuất sắc để diễn tả sự đau khổ dằn vặt khi có người vợ mất trí. Phim Hàn này rất hay nhưng quý vị nào "kị" phim Hàn thì xin vào đường dẫn (link) tám phim ảnh về bệnh mất trí mà bạn không nên bỏ lỡ để có danh sách tám phim Hollywood nói về đề tài mất trí (dementia) và hội chứng Alzheimer's. Trong tám phim này có phim The Notebook (2004) được nhiều giải thưởng kể cả giải Oscars, đó quý vị.
Căn bệnh Alzheimer's quả là quái ác khi người bệnh bị tấn công ngay não bộ: mất trí, không còn biết mình là ai nhưng có lúc vẫn sống vẫn hoạt động trong vô thức. Có khi người bệnh xuất hiện tại một "chốn cũ" thật xa nơi mình đang ở mà không biết làm sao mình đến đó. Kỷ niệm xa xưa có khi lại nhớ mà chuyện hành ngày thì không quản nổi. Hiện nay, khoa học đang ráo riết nghiên cứu để tìm cách ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của Alzheimer's nhưng khi não đã bị hư hoại thì không cách nào tái tạo não được. Mặt khác, khoa học đang ráo riết tìm phương cách thử nghiệm để có thể dự đoán một cách khoa học xem một người có thể bị Alzheimer's trong 10 năm tới hay không. Đây cũng là lý do Đệ viết bài này. Câu hỏi đặt ra là nếu phương pháp thử tương đối chính xác và giá cả phải chăng thì Bê có thử không? Và nếu mình có kết quả dương tính (có nghĩa là 10 năm nữa mình sẽ bị Alzheimer's) thì Bê sẽ làm gì? Hai câu hỏi tương đối là đơn giản nhưng thật khá phức tạp để trả lời một cách ngay thẳng.
Bài sau, Đệ xin được tự trả lời hai câu hỏi này; còn Bê, Bê trả lời sao cho hai câu hỏi này?
Hasta la vista!
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác
trên 60
tuổi trẻ. Bê 60 thường khóa cửa nhà đi ra ngoài rồi lại thắc mắc không biết mình tắt lò ga chưa?
Phụ chú:
Tám phim ảnh về bệnh mất trí mà bạn không nên bỏ lỡ
Bài về Alzheimer's của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH).
Reagan: Thơ gởi toàn dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét