Hôm nay, ngày nghỉ (1) nên đáng lẽ là nằm coi phim cho khỏe nhưng lỡ tay mở cái đttm (smartphone) coi tin tức. Mà... tức thật! Mà sân si nổi lên như nước vỡ bờ! Phải "bò" qua phòng làm việc viết nhăng...
Nhiều năm nay, báo mạng của Việt Nam không những là phương tiện truyền thông/thông tin tiện dụng cho người Việt trong nước mà cả nhũng người Việt ở hải ngoại... hơi bị rảnh nhưng Đệ đây. Đọc thì đọc nhưng tin thì vẫn không tin và nếu nói là thỏa mản với phương hướng xử dụng tiếng Việt của giới truyền thông ở Việt Nam thì Đệ xin nói thẳng là... còn khá thất vọng! Xin nói ngay ở đây là người Việt giỏi xuất sắc thì trong hay ngoài gì cũng có cả nhưng chắc người giỏi trong nước vẫn chưa có tiếng nói hay quyền lực để dẫn đầu cho những cố gắng làm tiếng Việt ngày một trong sáng hơn.
Bắt chước lối chơi chữ của câu The Good, The Bad and The Ugly, Đệ xin nói tới ba trường hợp mà báo chí trong nước dùng tiếng Việt... chưa được chỉnh. Dạ, Đệ cũng biết có nhiều trường hợp người Việt hải ngoại cũng... ngây ngô không kém nhưng xin bàn trong một dịp khác. Và hơn nữa Đệ cũng không giỏi giang gì về văn chương ngôn ngữ đâu! Dạ, ngày xưa Đệ học ban toán.
Dạ, dạ xin vào Đề...
Một Thừa,
Cứ tới dịp Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ thì báo chí truyền hình bắt đầu quảng cáo và bàn tán về Black Friday. Chữ này để chỉ ngày thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn (thứ Năm lần thứ tư trong tháng Mười Một) và ngày này cũng là ngày đầu cho mùa mua sắm Giáng Sinh và Năm Mới. Chữ Black Friday được ngành truyền thông chính thống/chính thức của Việt Nam dịch là Thứ Sáu Đen Tối, dịch có vẻ văn chương nhưng dịch như vậy là không tôn trọng nguyên nghĩa/nguyên ngữ. Chữ Black ở đây là thuật ngữ trong kế toán dùng để chỉ màu đen của mực viết (hoặc mực in). Trong kế toán mực đen là lời (ngược lại mực đỏ là lỗ). Black Friday là để chỉ ra là thường các thương hiệu thương mại sẽ nhờ mùa mua sắm cuối năm mà không còn lỗ nữa: một mùa mua sắm không những hết lỗ mà còn bắt đầu lời cho năm. Black Friday mang một ý nghĩa rất vui mừng cho thương nghiệp (business) lẫn người tiêu dùng (consumers). Chữ tối mang nghĩa đen tối như chuyện mờ ám, chuyện không vui; tại sao lại dùng cho Black Friday? Vậy chữ "tối" trong Thứ Sáu Đen Tối là thừa. Thừa vì... dốt! (2)Một Thiếu,
Hôm nay, bà Hillary Clinton chính thức tuyên bố sẽ ứng cử vào chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ tới. Báo chí Hoa Kỳ đăng là "Hillary Clinton Running For President In 2016 As A 'Champion' For 'Everyday Americans'" Câu này tương đối là khó dịch vì nó dùng chữ Champion và Everyday Americans.Truyền thông trong nước dịch: "Bà Clinton: Tôi sẽ là nhà vô địch cho dân Mỹ" Đã đành là chữ Champion có nghĩa là nhà vô địch nhưng trong câu văn này (in context) dịch vậy làm câu văn không có nghĩa. Chữ Champion còn có nghĩa thứ hai là người binh vực (cho..) hoặc người tranh đấu (cho..). Vậy nên phải dịch là bà Clinton tuyên bố sẽ là "người đi đầu trong công cuộc đấu tranh cho..." mới đúng. Còn chữ Everyday Americans (3) thì dịch là dân Mỹ thì cũng tạm được vì không làm lệch hoặc tối nghĩa. Thiếu là tại... lười; không chịu tra tự điển.
Một... Nham Nhở
Rộ lên vài năm nay là hiện tượng tự chụp hình bằng điện thoại di động (và đăng vào mạng xã hội như Facebook). Hành động và sự kiện này được đưa vào tự điển chính thức của Anh/Mỹ và giới mạng là selfie. Giới báo chí chính thức ở Việt Nam đặt ra chữ "tự sướng" để chỉ hành động (verb/action) và sự kiện (noun/event) tự chụp hình. Chữ tự sướng mang một ý nghĩa không được tốt đẹp vì nó làm người đọc và nghe liên tưởng đến những hành động tự làm cho mình... sướng/phê. Xin nói ngay là những hành động làm cho mình sướng khoái thì không có gì xấu. Vấn đề ở đây là chuyện gán ghép hành động tự làm cho mình sướng với việc mình tự chụp hình thì có phần... quá đáng. Người hời hợt thì đọc rồi cười khúc khích vì nghĩ đến chuyện bậy bạ. Người đạo đức thì vin vào chữ tự sướng để cấm hoặc lên án hành động tự chụp hình.Bê có thấy là dùng chữ tự sướng gây ra những phiền toái không? Tại sao không dịch và dùng chữ tự chụp hình? Một thí dụ cụ thể là năm ngoái, mạng xã hội rộ lên với những lời bàn/bình phẩm không đẹp về tấm hình của một cô cháu gái tự sướng với cái cảnh nền (picture background) là hình ảnh Ngoại cô ta nằm trong cỗ quan tài. Khoan nói tới chuyện có nên chụp hình mình với người thân đã chết. Chữ tự sướng ở đây làm cho hành động của cô gái này trở thành lố bịch và thậm chí là cho người đọc có cảm tưởng là cô ta tự làm mình... sướng phía trước xác chết của Ngoại cô ta là vô giáo dục. Đệ mạn nghĩ là cô ta chỉ không biết tới những cấm kỵ trong văn hóa Việt chứ không có ý xúc phạm tới bà Ngoại (mà cô ta thương yêu; bằng chứng là cô ta đang khóc). Sao không dùng chữ tự chụp hình? Nham nhở vì... tùy tiện.
Thân
Chú thích:
(*) Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các Bê mặc dầu không còn hơi sức đâu nữa mà tranh luận nhưng lòng yêu tiếng Việt trong sáng thì vẫn ngời ngời!
(1) Xưa Bố Mẹ của Đệ vẫn nói ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa, "kiêng việc xác", nên phải nghỉ ngơi không nên làm việc xác--ý nói không được làm việc ấy; nhưng chúng Đệ vẫn vin vào câu ấy để không làm việc nhà :-)
(2) Đệ xin lỗi nếu Bê có trách là Đệ sao nặng lời thế. Để công bằng thì ai thấy Đệ dốt chỗ nào thì xin comment và ban cho Đệ một chữ dốt. Update 05/21/2015:
Một người bạn học cũ bên trời Tây gởi cho Đệ một bài báo mà tác giả truy tìm ra nguồn gốc của chữ Black Friday. Xin đăng ở đây nhưng một lời cám ơn người bạn có lòng tôn trọng sự thật.
(3) Everyday Americans: Người Mỹ bình thường mà chúng ta gặp hằng ngày. Ý chỉ thường dân chứ không phải giới giàu có hoặc quan quyền.
(4) Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét