Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Singlish -- Shakespeare, Thou Shalt Move Over!

Thân chào các Bê (*),
Cách đây khoảng mười năm, Đệ có viết một bài thuyết trình về một ngôn ngữ (language) mới với nhiều tính cách khá là lý thú. Đệ xin nói ngay ở đây là mình chưa bao giờ được học hỏi về ngôn ngữ học như một môn học trong trường lớp; nên viết là viết lăng nhăng vậy thôi. Xin các nhà khoa bảng thứ cho cái... tội hay lanh chanh.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề....
Shakespeare, thou shalt move over! (Ngài Shakespeare ơi, xin ngài nhích qua ngồi một bên cho!).

Singaporean-English hay còn gọi là Singlish là một ngôn ngữ rất phổ biến tại xứ sở bán đảo Sư Tử Thành, SingaPora (xin xem phụ chú B). Tiếng Anh mặc dầu là ngôn ngữ chính tại Singapore nhưng ngôn ngữ của Shakespeare quả là không đủ cho đất nước với hơn bốn nền văn hóa hội tụ: Tàu, Mã (Malay)/Ấn, Tamil, và Anh (Singapore từng là thuộc địa của Anh). Tôn giáo tại Singapore cũng từ những tôn giáo của các nền văn hóa trên.
Vì tiếng Anh được dạy trong trường học ở Tân Gia Ba như là ngôn ngữ chính thức và bắt buộc nên có thể nói là người Tân Gia Ba trẻ rất giỏi tiếng Anh. Mặc dầu chính quyền và các cơ quan truyền thông chính thức rất muốn cổ võ cho việc xử dụng tiếng Anh thuần nhất/chuẩn xác và hđã phát động những phong trào để kêu gọi mọi người nói và xử dụng tiếng Anh chuẩn; các nỗ lực này không thành công vì người dân Tân Gia Ba có phản kháng tiếng Anh đâu. Họ chmuốn "phong phú hóa" tiếng Anh trong trường hợp họ có th: thí dụ như dùng Singlish trong đàm thoại, trong sinh hoạt đời thường.
Hình như tiếng Anh vẫn còn có chỗ thiếu thốn trong đàm thoại mà người Sing phải "pha chế" thêm vào tiếng Anh để tạo ra một ngôn ngữ mới. Ngôn ngữ pha trộn cái cũ, cái mới về từ ngữ đã đành mà còn giới thiệu cũng như làm tỏa sáng được tính sáng tạo của tập thể đa văn hóa này. Trong Anh Ngữ thì cấu trúc câu văn đại loại là xoay quanh declarative (affirmative & negative), interrogative, imperative, exclamative clauses (câu xác dịnh, phđịnh, nghi vấn, ra lệnh/yêu cầu, và ta thán), xin xem phụ chú E. Trong Singlish, các loại cấu trúc này vẫn có; chỉ là Singlish muốn diễn tả thêm những cảm nghĩ thành văn khác: chẳng hạn như dùng chữ "meh" cuối câu để diễn tả câu nghi vấn (interrogative) nhưng người hỏi lại ngầm có câu trả lời rồi (xem thí dbên dưới). Việc phát triển Singlish là như vậy đó: lặng lẽ, phổ thông, đại chúng và bền bỉ. Singlish như cơn sóng ngầm mà những người chủ trương tiếng Anh chuẩn xác sẽ phải chịu thua. Singlish cũng đã bắt đầu thâm nhập vào truyền thông đại chúng: truyền hình (khi phỏng vấn ngoài đường phố) và nhất là các chương trình phát thanh (radio). Tự điển và ngữ pháp Singlish cũng đã khá hoàn chỉnh. Cấm gì nữa?! Tiếng Anh từ lâu đã không còn là của người Anh rồi. Ladies and Gentlemen, wake up and smell the coffee! Xin nói thêm là Singlish có lẽ là được bắt đầu như tiếng lóng (slang) hoặc như tiếng một vùng/địa phương (colloquial) thân mật trong những môi trường nhỏ bé; nhưng ngày nay thì Singlish không còn ở mức độ khiêm tốn đó nữa. Singlish đã "hoàn thiện" với ngữ pháp riêng và với tđiển riêng. Phụ chú C và D cho ta thấy là "the genie is out ot the bottle" (Thần Đèn đã thoát ra khỏi cái đèn rồi; làm sao mà nhốt lại được!) Bê nên đọc qua hai phụ chú này.
Thật ra sự chuyển biến tiếng Anh xảy ra hàng ngày tại Anh, tại các nước của khối Thịnh Vượng Chung (Common Wealth), và tại Hoa Kỳ, vân vân... Nhưng có l những chuyển biến này vẫn nằm trong khuôn khổ mà các nhà Anh Học bảo thủ cũng còn miễn cưỡng mà chấp nhận. Singlish đi khá là xa, so với những chuyển biến nói trên!

Vài thí dụ: (phụ chú B)

  • Cách dùng chữ "leh"
    Leh (/lɛ́/ or /lé/), từ ngôn ngữ Hokkien (leh 咧), được dùng như một thể yêu cầu nhẹ nhàng như trong "Gimme leh" có nghĩa là "Please, just give it to me". Khác với thể ra lệnh trong tiếng Anh: "Give it to me". Chữ "leh" làm lời yêu cầu trở thành nhẹ nhàng mà không cần kiểu cách lịch sự như dùng chữ "please".
  • Cách dùng chữ "meh"Meh (/mɛ́/), từ tiếng Quảng Đông (咩, meh), dùng để tạo câu hỏi nhưng với sự ngờ vực của người hỏi: Thí dụ như "They never study meh?" Người hỏi muốn nói là theo mình thì họ có học tập mà tại sao lại cho là họ không học tập.
  • Trong Singapore at 50: Learning how to speak 'Singlish', Vernetta Lopez phỏng vấn người trên đường phố và hỏi họ những chữ/câu Singlish mà họ ưa thích: Alamak (How come you do it like this?), Wah Lau/Wah Ma (Oh, my Dad/Oh, my Mom; nhưng được dùng như ta thán ngữ từ "Oh, my God" cho tới tận đầu bên kia như trong "What the F***"), Blanjah (I will treat you).
Như Bê thấy, Singlish là môt ngôn ngữ phức tạp. Ai chưa hc thì đừng học vì người Tân Gia Ba (ngày nay còn được gọi là người "Sing") ai cũng hiểu tiếng Anh. Hiểu biết vsự hiện hữu của Singlish là để tôn trọng người nói tiếng Singlish. Trường hợp tương tự là tiếng Mỹ dùng tại tiểu bang Hawaii cũng có những phát triển tương tự: âm "th" như trong chữ "that" được phát âm như chữ "dat". Biết để cảm thông đđừng xem thường một văn hóa khác. Như trong phụ chú D, Jane có lẽ nói tiếng Anh chỉnh hơn chúng ta nhiều nhưng cô vẫn thích dùng Singlish ở nhà và với bạn bè người thân. 
Sinh ngữ (living language) khác với tử ngữ (dead language) ở chỗ biến đổi và phong phú hóa theo thời gian. Mặc dầu Singlish đi quá xa; nhưng biết đâu chỉ là quá sớm?


Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.

Thân,


Chú thích: 
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các Bê thường cứ hay lòe người Mỹ với tiếng Anh pha giọng Tây; như phát âm "San Jose, California" là "Xanh Giô Dzê" trong khi nguyên ngữ Spanish phải là "San Hô Dzê".


Phụ chú:

B. Wikipedia -- Singlish.
C. The rise of Singlish
D. Singlish: The Singaporean English creole [video interview]
E. Clause types -- from English Grammar Today
 

Không có nhận xét nào: