Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Di Dân vào Hoa Kỳ

Thân chào các Bê (*),
Một điều không ai chối cãi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một đất nước được lập thành và phát triển với sự đóng góp lớn lao của di dân. Hay nói cách khác: Hoa Kỳ là xứ sở do người di dân, của người di dân, và sẽ mãi mãi bao dung và trân trọng người di dân. Di dân đến đất nước này qua nhiều biến cố lịch sử: từ người tội phạm (criminals) hoặc trốn chạy vương quyền đế quốc cho tới người nô lệ (slavery) thời tiền lập quốc; cho tới những đợt di dân từ bỏ quê hương vì nạn đói (Iris famine); cho tới người lao công Trung Hoa sang "Tân Thế Giới" làm đường sắt (rail road; chemin de fer; thiết lộ); cho tới người tị nạn từ Âu Châu, Phi Châu và Á Châu, vân vân...
Trong quá trình lịch sử này có biết bao chuyện đáng đề cao như sự đóng góp của người di dân mới, như sự trân trọng bao dung của người sở tại (người di dân cũ); nhưng cũng không hiếm những thí dụ mà người công dân Hoa Kỳ không lấy gì làm hãnh diện: những luật lệ mang tính kỳ thị; những biện pháp công quyền nhằm mục đích cô lập, triệt hạ người mới tới, nhằm ngăn chận những làn sóng di dân. Đã có một thời mà di dân gốc Ái nhĩ Lan/Tô cách Lan (Irish/Scottish) và gốc Ý (Italian) bị khinh khi như thế nào, Bê có nhớ, có  biết không? Vậy mà đã có 20 Tổng Thống Hoa Kỳ có nguồn gốc từ đất nước Ái nhĩ Lan, đó! (phụ chú G)

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Bài này xin không nói về chuyện di dân một cách khái quát như phần dẫn nhập trên mà chỉ xin đưa ra một vài cảm nghĩ của một người di dân vào Hoa Kỳ từ cuối năm 1979; hơn nữa còn là người tị nạn đến Mỹ với hai bàn tay trắng với thứ tiếng Anh "ba rọi" (nửa nạc, nửa mỡ).
  • Quá trình nạp đơn xin vào Hoa Kỳ là một thủ tục lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. 
  • Sắc luật do Tổng Thống ban hành (executive orders) có thể thay đổi khi Tổng Thống mới lên thay. 
  • Luật pháp do Quốc Hội ban hành (Law) có tính lâu dài hơn vì khó sửa đổi. 
  • Sắc luật và luật của Quốc Hội đều ảnh hưởng tới chính sách di trú.
  • Xin Bê vào phụ chú B để tham khảo luật di dân hiện hành. Trang này bằng tiếng Việt nên dễ đọc nhưng nếu có điều gì không hiểu thì xin căn cứ vào bản tiếng Mỹ.
  •  Phụ chú C tới F là những bài báo nói về những sắc luật do Tổng Thống đương nhiệm ban hành. 
    • Số nhập cư trái phép giảm mạnh trong năm 2017 
    • Trục xuất từ người nhập cư trái phép bị bắt trong nước tăng so với trục xuất nhập cư trái phép tại biên giới (phụ chú E).
    • Như phụ chú F bình luận, bộ Tư Pháp và bộ An Ninh Quốc Gia đang xiết chặt chính sách cung cấp thẻ thông hành và thẻ thường trú. Cũng như không gia hạn thêm những thông hành và thường trú đã cấp. Những việc làm âm thầm này không cần luật lệ mới mà chỉ cần giải thích luật lệ hiện hành một cách khó khăn hơn.
  • Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) có chương trình giải đáp thắc mắc về di trú vào tối thứ Tư do Luật Sư Phạm Khanh phụ trách. Bê có thể xem các bài lưu trữ trong Facebook (Tìm "Hỏi đáp Di trú Mỹ" trong FB). 
  • Ngoài ra trang mạng https://www.facebook.com/1877ditrumy/ (Di Trú Mỹ) cũng có vẻ hữu ích (1).

Phiếm

  • Persona non grata! (Guest, you are NOT welcome!) Dù đất nước này là đất nước của tị nan, của di dân, tâm tình chống người mới đến là phần xấu xí của con người mà ai trong  chúng ta cũng mắc phải. 
  • Cứ công tâm mà nhìn vào cộng đồng di dân Việt Nam thì thấy. Người đến từ 1975 cho mình là người "di tản" chứ không phải người "vượt biên". Người tị nạn thì có coi trọng người "mua" quốc tịch Hoa Kỳ bằng tiền bạc, đâu!  
  • Hơn nữa, khi người Việt di dân đã hội nhập thì lại bắt đầù hành xử như người bản xứ xấu xí: khinh khi người tị nạn Bosnian, Somalian, vân vân...
  • Ngược lại khi người bản xứ bênh vực người di dân mới "quá" nhiệt tình thì lại là một vấn đề mà chúng ta phải cẩn thận!
  • Dù là di dân chính trị hay kinh tế hay lý do gia đình thì vẫn là "vạn sự khởi đầù nan". Đừng bỏ cuộc. ĐỪNG BAO GIỜ bỏ cuộc.
  • Mong là những người đã may mắn, thành công trở thành công dân Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng hội nhập,  sẽ nhanh chóng đóng góp cho đất nước này.
  • Gần đây đã thấy xuất hiện khá nhiều video clips trên YouTube.com những bài phỏng vấn tại hiện trường và không chuẩn bị trước (in situ and not arranged) về một câu hỏi "có nên sống tại Mỹ hay không?" Một số phát biểu là đời sống tại Mỹ buồn chán, cô đơn trong tuổi già và nhiều khi còn bị kỳ thị nữa. Đệ không nghi ngờ gì về những cảm nghĩ thành thật này và cũng không thắc mắc gì về kết luận là người lớn tuổi, không biết tiếng Mỹ, không biết lái xe thì không nên sống trên đất Mỹ. 
  • Tuy nhiên, khi xem các bài clips này thì Bê đừng quên nghĩ đến những giá trị khác của xã hội Hoa Kỳ. Người di dân đến Hoa Kỳ không phải để tìm những tiện nghi đời sống do người khác hay xã hội mang lại cho họ. Người di dân đi là để tìm cơ hội, để tìm tự do. Người di dân mơ là mơ giấc mơ cho con cho cháu (*).
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ở tuổi Bê mà phải "hy sinh đời Bố để củng cố đời Con" là một cái giá quá rẻ để trả, n'est ce pas?
(1) Caveat Emptor! Bê phãi tự định giá trị của các trang mạng này. Đệ không chịu trách nhiệm gì nếu các trang mạng này cho những thông tin không chính xác.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Tài liệu chính thức của Sở Di Trú bằng tiếng Việt 
C. Immigration under Trump: A Review of Policy Shifts in the Year Since the Election
D. One Year of Immigration Under Trump
E. Immigration Under Trump: By the Numbers
F. How Trump is quietly rewriting US immigration policy
G. American Presidents with Irish Ancestors


Không có nhận xét nào: