Hôm nay Đệ xin đề cập đến một đề tài khá là quan trọng cho người xử dụng mạng toàn cầu (Internet) và mạng xã hội như Facebook (hay ở chốn ấy, còn được gọi là "vào Phây", "lên Phây") đó là khái niệm/kỹ thuật Kéo và Đẩy (Push and Pull technology) và "bánh nướng lò" (Internet cookies). Và cũng như mọi khi, xin nói rất rõ là viết đây là viết chơi để đầu óc khỏi bị "mụ" đi thôi chứ không mang tính khoa bảng (academic) và xin các Bê, nếu được, thì đọc nguyên bản trong phụ chú cuối bài cho chắc ăn. Mà ngay như có đọc nguyên bản thì cũng đừng vội tin...
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Kéo và Đẩy (Push and Pull) (1)
Nếu sống là bị chi phối bởi định luật hấp dẫn của Newton (Newton's law of universal gravity), thì người dùng mạng toàn cầu (Internet) và mạng xã hội như Facebook bị chi phối bởi luật Kéo và Đẩy của người lập trình mạng (web designer). Gì mà ghê gớm vậy? Bê bắt đầu chú ý rồi chứ gì?Kéo (pull) là khi tự mình đi tìm tin tức hoặc những chia sẻ từ các trang mạng hoặc trang Phây. Khái niệm này có khi mạng toàn cầu trở nên phổ biến (accessible) với mọi người có phương tiện vào mạng. Muốn biết cái gì thì cứ hỏi ông Gúc gồ (Google), bà Binh (Bing), ông Gia Hu (Yahoo!), hoặc thắc mắc gì thì hỏi Ask.com hoặc About.com, vân vân... Tin tức có sẵn trong mạng chỉ chờ mình "kéo" nó về màn ảnh của mình, muốn lưu trữ thì "tải về" (download) hoặc in ra giấy. Thí dụ như Bê muốn biết thông tin về hưu trí/an sinh xã hội tại Hoa Kỳ thì Bê "kéo" tin tức từ trang mạng http://www.ssa.gov/. Đó là kéo vì nhà mạng có thể là không biết bao nhiêu người vào và trang mạng là không có trí nhớ (stateless web page), trên nguyên tắc. Nhưng các nhà mạng (web site, web server) lấy gì mà sống nếu cứ thụ động chờ Bê vào mạng mà vào đúng cái trang của họ. Khái niệm Đẩy ra đời đúng như luật âm dương để tạo cơ hội cho các nhà mạng tiếp cận, "đi sâu đi sát" với Bê.
Đẩy (push) là động thái chủ động của người đưa tin (nhà mạng), họ sẽ chủ động "đẩy" tin tức tới Bê. Họ sẽ dẫn dụ Bê bằng cách nào đó để có được địa chỉ điện thư (email address) rồi từ đó họ sẽ gởi điện thư hàng loạt (mass electronic mailing) qua những "danh sách khách hàng" mà họ gọi là các "distribution lists". Khái niệm "danh sách phân phối" này ra đời từ việc làm trong công sở/hãng xưởng lớn để truyền tải tin tức nội bộ nhưng bây giờ thì khái niệm này đã bị thương mại "chiếm đoạt" (hijacked) vào mục đích quảng bá thông tin thương mại. Thí dụ như Đệ có địa chỉ điện thư của Bê thì thỉnh thoảng Đệ gởi thư đến Bê, nhắc nhở Bê là Đệ có bài blog mới... Vậy thì Đẩy cũng đâu có xấu! Đúng vậy! Nhưng... nếu bị "đẩy" nhiều quá, hoặc ai cũng "đẩy" tới mình thì thật là khổ lụy! Ca sĩ Thủy Tiên gào thét: "Phải làm sao? Bây giờ Em phải làm sao?" (một trong những bài nhạc đến là... buồn cười vì Thủy Tiên hỏi nhưng ai cũng biết câu trả lời, kể cả Thủy Tiên...). Thứ nhất đừng quá dễ dãi cho hoặc đăng địa chỉ điện thư của mình. Thường thì không cưỡng được vì nếu bảo vệ nó quá kỹ thì có nó làm gì? Vậy thì thứ hai: nếu nhận được tin tức "đẩy" mà mình không thích đọc thì mình có thể phân loại (classify/categorize) nó như là "promotions" (quảng cáo) nếu dùng GMail. Các hãng chủ điện thư khác cũng có cách tương tự. Đối đế thì liệt nó vào lại "rác" (spam emails). Chi tiết phải làm sao thì xin Bê hỏi "mấy nhỏ ở nhà" chứ hỏi Đệ là phải bao Đệ uống cà phê; tốn kém lắm!
Bánh Nướng Lò (Cookies)
Bảo trọng,
Chú thích:
(*) Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các Bê thường muốn tiện ích nhưng lại rất nhạy cảm về tin tức cá nhân. Đòi hỏi rứa là hơn... bị nhiều, nghe Bê!
(1) Push là Đẩy và Pull là Kéo nhưng khi dịch qua tiếng Việt thì "Kéo và Đẩy" nghe thuận tai hơn.
Phụ chú:
A. What are Cookies and What Do Cookies Do?
B. Bê cứ vào Google và tìm "How to delete cookies in" hoặc "How to remove cookies in" thì sẽ thấy rất nhiều bài về đề tài này. Xin Bê suy nghĩ cho kỹ trước khi xoá cookie, nghe. Nhiều nhà mạng dứt khoát là đòi hỏi Bê phải để chúng tạo cookies.
C. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét