Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Sundae - Mùa Đông và Kem Lạnh

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay Mùng Một Tết Đinh Dậu, Đệ xin chúc Bê và gia đình một năm mới An Khang và Thịnh Vượng.
Xin hầu các Bê câu chuyện ly kem Sundae: thành phố Rochester, MN thơ mộng vào năm 1991 đón nhận một gia đình nhỏ bé gồm hai vợ chồng và một cô con gái. Thuở tiểu học và trung học của B. tại thành phố này với bao trải nghiệm mới lạ mà cô ta chưa từng thấy ở Việt Nam. Ăn kem lạnh vào mùa Đông lạnh giá là một trong những kinh nghiệm lạ và thích thú cho cô gái Việt này...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Lịch sử của ly/chén kem Sundae thì không được rõ ràng vì nhiều nơi, nhiều cửa tiệm, và nhiều người tuyên bố là Sundae bắt nguồn từ họ (phụ chú B).

Sundae

Điều chắc chắn là Sundae bắt nguồn từ Hoa Kỳ từ thế kỷ 19. Có lẽ là biến thể của "ice cream soda" (kem lạnh pha với nước ngọt như nước xá xị/rootbeer) khi soda bị cấm bán vào ngày Chủ Nhật. Một số cửa tiệm phải "thế" soda bằng syrup, honey, chocolate nóng chảy (fudge) và sau đó là trái cây như strawberry (dâu tây), cherry, pinneapple (thơm), banana (chuối; thành món "banana split"), Dĩ nhiên là người ta nhanh chóng thêm đủ loại hạt (đậu phụng, dẻ, hạnh nhân, pecan, vân vân...) vào chén Sundae.

Sundae ra đời như thế đấy! Như mấm ngày mưa: lặng lẽ nhưng tràn lan nhanh chóng và quan trọng hơn nữa là đi vào lịch sử văn hóa Hoa Kỳ như một tuyên ngôn chống lại truyền thống ẩm thực của luc địa Âu Châu. 

Người Mỹ là như vầy: 
  • Lạnh và nóng (kem lạnh tưới sô cô la nóng)
  • Ngọt mềm và dòn rụm (kem và hạt)
  • Tươi mát với trái cây tươi
  • Mỹ thuật và muôn sắc (người làm ly Sundae có toàn quyền trang trí với nguyên liệu có được) không có "luật" nào bắt buộc ly Sundae phải thế này, thế kia.
  • Ly kem được đánh giá bằng chính người hưởng thụ chứ không phải từ một cơ quan ẩm thực nào.

How Big?

Sundae có thể chỉ là chén kem nhỏ mà cũng có thể là một "tô" với tám cục kem (mỗi cục bằng nắm tay trẻ em) trái cây, hạt, và sauce/syrup/fudge (phụ chú C).
Vào những năm mới đến xứ tuyết Minnesota, gia đình Đệ cứ thắc mắc là sao trời lạnh thấu xương mà thiên hạ vẫn ăn kem. Tiệm kem Bridgeman's ở Rochester đã đóng cửa nhưng vẫn còn nhiều cửa tiệm trên Twin Cities (phụ chú D với nỗ lực mang trở lại món kem La La Palooza). Sau mới hiểu ra cái lý: kem và sô cô la mang lại rất nhiều nhiệt lượng và quan trọng hơn nữa là ngồi trong (nhà) ấm mà nhìn ra ngoài tuyết với ly kem trong tay mang lại một cảm giác khó tả. Có lẽ là ở cái triết lý: "I have a 'controlled' coldness in hand" và "Cái lạnh này sẽ giúp ta chống cái lạnh ngoài kia".

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Trên 60 thì ngay như trong Tử Vi thì cũng là trở lại đầu vòng "Can Chi" (60 năm). Nhỏ ăn kem phải xin cha mẹ bây giờ muốn ăn thì... xin con, xin cháu chở tới tiệm kem!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Wikipedia - Sundae
C. Sundae images and Banana Split images
D. Making the Bridgeman's La La Palooza Sundae

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Thế Chiến Quốc, Thế Cân Bằng

Thân chào các Bê (*),

Ngày 20 tháng Giêng năm 2017, Nhà Trắng đổi chủ.
Lễ Đăng Quang Tổng Thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đây chắc chắn không phải là dịp để viết lăng nhăng. Tuy nhiên Đệ cảm thấy mình có thể tản mạn (mỹ từ về việc viết lăng nhăng) về ngày hôm nay vì người Tổng Thống mới đã, đang và sẽ đảo lộn không những xứ sở Hoa Kỳ mà cả thế giới với tính tình cố chấp và lòng cương quyết của ông ta. Trump "tuýt" được thì Đệ viết nhăng được.
God bless America!

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

Tản Mạn

  • Lễ Đăng Quang không phải là riêng về Tổng Thống và Phu Nhân mà là ngày nước Mỹ liên hoan sự trao quyền Tổng Thống trong hòa bình (peaceful and smooth transition of power).
  • Thủy Quân Lục Chiến (Marine Corps) chứ không phải là Hải Quân (Navy) luôn giữ truyền thống bảo vệ và phục vụ Phủ Tổng Thống và các đại sứ quán Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Sempre Fi! (1)
  • Bài Tung Hô (Ngài) Quốc Trưởng (Hail to the Chief) (2) được trình diễn hai lần trong lễ. Một lần cho Tổng Thống trước khi rời chức vụ (Obama) và lần thứ hai chào mừng Tổng Thống tân cử (Trump).
  • Không có mặt: Tổng Thống thứ 40, Ronald W. Reagan đã qua đời và Tổng Thống thứ 41, George H. Bush đang trong bệnh viện.
  • Tổng Thống thứ 39, Jimmy E. Carter, Tổng Thống thứ 42, William J. Clinton (Bill Clinton), Tổng Thống thứ 43, George W. Bush, Tổng Thống thứ 44, Barack H. Obama có mặt trong lễ Đăng Quang. 
  • 58 lễ Đăng Quang từ Tổng Thống đầu tiên, George Washington, April 30, 1789 tại New York City (phụ chú B).
  • Đạo giáo vẫn luôn là kim chỉ nam cho tất cả chính quyền Hoa Kỳ trong suốt lịch sử dựng nước và phát triển nước.
https://images.app.goo.gl/CpF2RphkH4aWKGyL6

Thế Cân Bằng

Thế cân bằng ở đây là từ khái niệm Equilibrium của kinh tế học (economic equilibrium khi cung bằng cầu) nhưng xin phát triển ra là thế cân bằng, điểm cân bằng (point of equilibrium) trong chính trị, xã hội và ngay trong đời sống cá nhân.

Point of equilibrium không phải luôn luôn ở giữa hay ở ngay tâm mà có thể ở một diểm nào đó không phải điểm cân bằng vật lý hay toán học. Thí dụ điểm cân bằng thức/ngủ (tỷ lệ thời gian) của người lớn là điểm 1/3 trên đường thời gian 24 giờ (8 giờ ngủ và 16 giờ thức). Từ đó Bê sẽ thấy là con người luôn luôn muốn đẩy điểm căn bằng tới lui, lên xuống, tăng giảm theo ý mình. Như người già có thể có điểm cân bằng thức ngủ là 6/24 thay vì 8/24.

Khi có lực đẩy mới, hoàn cảnh/bộ máy bị đẩy ra khỏi điểm cân bằng thì sự mất cân bằng sẽ làm khủng hoảng hoàn cảnh, sẽ làm bộ máy đổ nhào; thậm chí có thể huỷ hoại cả bộ máy. Giống như người nghiêng tới trước quá nhiều làm trọng tâm ra khỏi diện tích chân đế (base area) thì người sẽ ngã nhào và... gẫy răng là ít nhất! 

Thường thì chúng ta không muốn mất thăng bằng và bộ máy ra khỏi điểm equilibrium.
Khi thế giới hòa bình thịnh vượng thì chúng ta có thể cho là thế giới đang ở thế cân bằng. Mọi người đang sống trong hoà bình thịnh vượng thì muốn giữ tình trạng "ổn định" (status quo).

Theo một số người thì tất cả các quốc gia, các xã hội đang ở thế cân bằng. Tám năm dưới sự lãnh đạo của Obama nước Mỹ tương đối bền vững và phát triển. Kinh tế khủng hoảng 2008 và các hãng xe hơi Hoa Kỳ trên đường phá sản nhưng Obama đã cùng chúng ta vượt qua những khó khăn đó.

The Haves vs. The Have Nots

Sự tiến bộ, trong não trạng của những người "" (the haves), là nếu tôi thì tôi sgiúp những người... "chưa có" (the have nots) và thế giới là cuộc chơi "non-zero sum game".  Non-zero sum có nghĩa là tiến bộ/phát triển như làn sóng nước: nước lên thì tất cả các con thuyền sẽ được nâng lên theo sóng nước; mọi người "giàu sang cũng như người nghèo khó" đều được hưởng sự tiến bộ như nhau. Lý thuyết này thường bị những người "have nots" ghét cay, ghét đắng vì lý thuyết này không thực tế và theo họ thì chỉ là cách "diễu dở" của bọn nhà giàu, quốc gia giàu muốn mọi người an phận (trong nghèo khó) để cho bọn họ hưởng thụ và lợi dụng người nghèo khó mà sống trong giàu sang và quyền thế. Não trạng này không phải là chỉ có trong "bọn" giàu sang/quyền thế mà thật sự là không hiếm trong giới trí thức (Intecllects and Elites) cũng vì vị kỷ mà ngầm (hoặc công khai) đồng ý.

Sự thật là bất công vẫn tồn tại trên đất Mỹ (cũng như mọi nơi khác trên thế giới). Có lẽ là đất nước Hoa Kỳ còn có thể (và cần) cải thiện và tiến bộ nhiều hơn nữa và tạo cơ hội cho những người (mất việc, mất vị thế xã hội) để được tranh đua lại (competing again) trong một xã hội đã từ lâu không còn đếm xỉa gì đến họ. Điều đáng nói ở đây là lần này, không phải là người thiểu số, da màu, di dân, mà là người trung lưu da trắng trong xứ sở mà họ góp phần không nhỏ trong hơn hai trăm năm qua, đã cảm thấy họ bị đưa vào tình thế mất việc, mất thế trên chính đất nước này.

Trump thắng cử Tổng Thống có lẽ là ý nguyện của người dân (dùng đúng hay sai; dù vị kỷ hay không). Trump sẽ đẩy thế giới ra khỏi thế cân bằng hiện tại  để mong cầu một thế cân bằng mới. 

Đăng quang ngày hôm nay cũng là ngày Trump chính thức giới thiệu sách lược (Trump's doctrine) mới: Thế cân bằng mới, theo Trump, sẽ được dẫn dắt với kim chỉ nam: "America First!" (phụ chú C).

Thế Chiến Quốc

Make America Great Again! 
How? Làm thế nào mà nước Mỹ sẽ vĩ đại trở lại?
Là một thương gia thành công, Trump nhìn sự thịnh vượng, giàu sang của thế giới như cái bánh Pie hình tròn (cái bánh chỉ có bấy nhiêu; nếu chúng ta cho đi miếng bánh lớn (a larger share of the pie) thì chúng ta sẽ còn lại miếng bánh nhỏ (a smaller share of the pie). Theo Trump thì bàn cờ thế giới như cái bánh (có giới hạn) mà chúng ta san sẽ với thế giới: bao lâu nay dù nước Mỹ là cường quốc số một, chúng ta để những nước khác dành nhiều phần bánh trong khi ngay chính trong nước chúng ta còn quá nhiều nhu cầu cho người vẫn chịu thiệt thòi.

Chúng tôi "có cơm" rồi thì quý vị "có cháo" chứ ai cũng muốn cơm cả thì lấy đâu ra mà chia?

Theo Trump thì America First! Chúng ta sẽ dùng trí và lực mà dành cho được nhiều phần bánh hơn (mà chúng ta đáng được hưởng). Đời là một zero sum game (phụ chú D). Mạnh được yếu thua! Còn cái tâm thì... từ từ. Nước Mỹ sẽ mạnh trở lại thì quý vị sẽ có chút cháo!

Thế giới sẽ phải đương đầu với chủ trương mới của Hoa Kỳ. Khi Đệ viết tới đây thì truyền hình đang thông báo là Trump đang ký các sắc lệnh Hành Pháp (Executive Orders) và có vẻ là Trump sẽ tìm cách thực thi những chủ trương mới dựa trên khẩu hiệu, phương châm là người Mỹ sẽ đặt quyền lợi nước Mỹ lên trên, lên trước: trên và trước những "nghĩa vụ quốc tế" như bảo vệ thế giới tự do, như là ngọn đuốc dẫn đầu về nhân quyền, như về bảo vệ môi trường, vân vân...
Trước đây nhiều dư luận cho là nước Mỹ dưới trướng Trump sẽ là một nước Mỹ co cụm và từ bỏ/bác bỏ những hiệp ước quốc tế về kinh tế, về quân sự, vân vân... Hôm nay khi giới truyền thông bắt đầu nhận thức là Báo Chí (đệ tứ quyền bên cạnh Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp) sẽ phải chung sống với Trump bốn (hoặc tám) năm nữa thì guồng máy truyền thông sẽ bỏ nhiều năng lượng để làm rõ đường lối của nước Mỹ; mà cũng sẽ không quên dùng đệ tứ quyền để chỉ trích Trump cũng như giúp Trump hành xử như một Tổng Thống chịu trách nhiệm trước người dân Hoa Kỳ.

Cập Nhật 01/21/2017:
Ngày 21 (một ngày sau ngày Đăng Quang) thì là Women's March tại nhiều nơi trên nước Mỹ và thế giới. Biểu tình và tuần hành là quyền hiến định của công dân Hoa Kỳ. Xin chúc những người này bầy tỏ và xác định được sức mạnh của mình. Alicia Keys đang hát "Girl on Fire" trên truyền hình trước lúc tuần hành. Bê nào muốn coi video về cuộc tuần hành ngày 21 thì vào Youtube hoặc vào trang mạng: Watch Live: Women’s March on Washington (and Elsewhere). Sea of Pink Hats.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê nào mà chẳng quan tâm đến ngày về hưu (hoặc đang hưu). Tuy nhiên,  Bê (Ơi), Đừng Sợ!
(1) Tắt của Sempre Fidelis, chữ La Tinh với nghĩa "luôn trung thành" (always loyal) là khẩu hiệu châm ngôn của Thùy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
(2) Bài hát Hail to the Chief  được ông Gúc Gồ dịch sai là "Ca ngợi đến các đầu bếp" (lầm chữ Chief với chữ Chef). Lần trước tra câu này thì Gúc Gồ còn dịch là "Mưa đá tới các đầu bếp" (Hail còn có nghĩa là mưa đá) mà không kịp chụp hình.



Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. 10 things to know about Inauguration Day
C. The Emerging Trump Doctrine?
D. Zero sum game

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Thấy Cây, Không Thấy Rừng!

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay nhiệt độ tại thành phố này là 10 độ Fahrenheit (-12 độ Celcius) nhưng ngồi trong nhà nhìn ra ngoài thì phong cảnh vẫn thật đẹp. Suy nghĩ miên man và cảm nhận sức sống của con người, nói chung, và nhất là người ở những môi trường khắc nghiệt. Cho đó là khí hậu khắc nghiệt hay là chế độ khắc nghiệt thì cũng phải cảm phục sức sống mãnh liệt trong tất cả chúng ta.
Thấy Cây, Không Thấy Rừng!
Thường thì chúng ta chỉ có thể thấy, nghe, suy diễn với sự kiện, tình hình trước mắt và trong khoảng thời gian ngắn, không gian hạn hẹp. Từ đó chúng ta đưa ra kết luận.
Một sự kiện xảy ra thì thường là chúng ta đưa ra một kết luận có tính tổng thể. Thí dụ như Ngài Trump nói là người nhập cảnh bất hợp pháp là những kẻ hiếp dâm, cướp của, giết người là Ngài dùng một số sự kiện để đưa ra một kết luận tổng thể. Ngài dùng "anecdotal evidence" (phụ chú B) để đưa đến kết luận với "informal fallacy" (ngụy biện không chính thức, phụ chú C).

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

Thấy Cây, Không Thấy Rừng

Khi chúng ta nói:
  • X là đúng với A
  • X là đúng với B
  • Nên chi, X là đúng với C, D, E, vân vân 
là chúng ta thấy cây mà đoán rừng, là võ đoán, là dùng informal fallacy!

Thấy Cây thì Có Gì Sai?

Thấy cây thì đương nhiên là không sai. Chúng ta PHẢI thấy cây.
Bởi không thấy sự kiện chung quanh chúng ta thì làm sao sống, làm sao chống chọi lại với những môi trường sống khắc nghiệt? Sự thật là chúng ta luôn dùng anecdotes vì anecdotes khả tín là sự kiện có thật và nói lên sự thật thì đâu có sai!
Cái không đúng ở đây là chỗ chúng ta có khuynh hướng kết luận vội vã mà không tìm hiểu sâu hơn để thấy rừng

Thấy Rừng

Thấy rừng là khi ta thấy số lớn những cây tạo ra khu rừng (đủ dữ kiện để mẫu thử có thể đại diện cho một chủng loại, một nhóm; big enough sample to represent the group). Thí dụ Ngài Trump không đề cập tới tỷ lệ tội phạm trong số nhập cảnh bất hợp pháp, theo Đệ là một vấn đề cần phải suy nghĩ.  Đây có thể là thái độ vơ đũa cả nắm.
Thế người Mỹ hợp pháp có phạm tội không? Câu trả lời đứng đắn là: Có.
Nhưng sao người nghe Trump thấy hợp lý là "nhập cảnh bất hợp pháp mà hiếp dâm, cướp của là KHÔNG ĐƯỢC". Có lẽ là chúng ta không muốn đối xử với người bất hợp pháp giống như những người khác. Điều muốn này đúng hay sai lại là một vấn đề khác mà Đệ không muốn bàn ở bài này.
Xin trở lại đề tài chính là, khi nghe Ngài Trump phán như vậy thì chúng ta phải sáng suốt mà tự đi một bước nữa để tìm hiểu xem tỷ lệ tội phạm trong người bất hợp pháp và trong người hợp pháp có khác nhau không mà phải là "statistically different" (phụ chú D). Có nghĩa là sự khác biệt phải mang tính khoa học và phải qua những thách đố và phản biện của những người nghiên cứu khoa học và xã hội. Những người hoạt đầu chính trị (demagogue; phụ chú E) luôn dùng những lời lẽ mị dân để lôi kéo người dân theo mình bằng những sự kiện có thật (như cướp của, hiếp dâm) gây nên bởi "những kẻ thù, những người không phải là phe ta".
Ngài Trump là sư phụ về cách dùng phương thức đánh vào nỗi sợ hải của người dân: "Người khác giống (nhập cảnh bất hợp pháp) mà hiếp dâm con cái chúng ta thì chúng ta sẽ không thể tha được!" Nhưng Bê ơi! TẤT CẢ chúng ta đều dùng phương cách này, lúc này hay lúc khác trong đời, để thuyết phục người khác.
Nếu có khinh ghét Trump thì cũng xin nhìn lại chính mình!

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ.
(1) Baì này không trực tiếp nói đến một thành ngữ của người Mỹ: "Can't see the forest for the trees"
vì câu này có ý nghĩa khác với lý luận trong bài này.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Anecdotal evidence
C. Informal fallacy
D. Statistical significance
E. Người mị dân

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

S&T: Bảo Vệ Cái Ngàn Vàng

Thân chào các Bê (*),
Đây là bài đầu trong loạt bài Science & Technology (Khoa Học và Kỹ Thuật; KHKT). Nói là nói cho oai vậy thôi chứ đây vẫn là viết lăng nhăng cho đấu óc hoạt động như vẫn nói trong các bài trước. Những đề tài trong loạt bài S&T này sẽ không có tham vọng đưa ra những vấn đề lớn trong KHKT mà chỉ là những vấn đề (phức tạp) được đơn giản hóa và loại bỏ những phần quá lý thuyết làm người đọc cảm thấy chán ngán....
Bảo vệ cái ngàn vàng, ở đây, không phải là cái mà chỉ có các cô gái mới có mà là cái điện thoại thông minh (smartphone; SP) của Bê, đó. Tại sao lại gọi SP là cái ngàn vàng? Trước là "tậu" nó đã là phải trả giá cao rồi. Thêm nữa là SP chứa gần như tất cả chi tiết về đời thật, đời ảo của Bê trong đó. Tất cả những tin tức, dữ kiện của Bê có thể bị kẻ gian "hack" từ cái SP (mà Bê lúc nào cũng có bên mình kể cả khi đi ngủ). Dữ kiện trong SP không phải là cái ngàn vàng thì cái gì mới là cái ngàn vàng?

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Smartphone (SP) hay còn gọi là điện thoại thông minh là một dụng cụ điện tử (electronic device) với nhiều khả năng vượt ra khỏi giới hạn của khả năng điện đàm (phone conversation). Những khả năng này thì càng ngày càng nhiều, phổ biến, hữu dụng mà lại miễn phí:
  • Dùng SP như bản đồ hướng dẫn di chuyển thí dụ như Google Maps. (GPS, Location, nơi chốn mình hay đến)
  • Dùng SP như là người thư ký hỗ trợ cho người chủ trong việc sắp xếp thời gian, việc họp, nhắc nhở việc phải làm trong ngày, vân vân... Các ứng dụng này gọi chung là Personal Assistant App. (dữ kiện về địa chỉ nhà, số phone, vòng bà con/bạn bè thân thuộc, trương mục, thẻ tín dụng, vân vân...)
  • Dùng SP như đồng hồ (who carries a watch, anymore?) và như đồng hồ báo thức (alarm clock). Cái hay của SP dùng như đồng hồ đánh thức là Bê có thể tạo ra nhiều báo thức khác nhau. Khác biệt với giờ trong ngày, với những ngày trong tuần, với tiếng chuông báo động (ringstones) khác nhau. Và ngay cả không kêu thành tiếng mà chỉ rung (vibration). 
  • Dùng SP để lướt mạng. Cái này thì khỏi dài dòng!
  • Dùng SP để tham gia mạng xã hội như Facebook. Cứ vào FB mà chúc Giáng Sinh, chúc Tết là cực nhanh, cực dễ mà cũng là cực... sáng tạo với hình ảnh, videos...
  • Dùng SP để thu âm, ghi hình, ghi video và để chuyển truyền hình trực tiếp (broadcast live stream). Cái này hay mà lại cực nguy hiểm vì Bê dễ dàng quay clip người ta thì người khác cũng dễ dàng quay clip có Bê trong đó và tung lên FB! Ra đường thì KHÔNG bao giờ ngoáy mũi hoặc gải... lưng!
  • Dùng SP để coi phim... bộ.
  • Dùng SP để chơi games. 
  • Dùng SP để trao đổi hồ sơ (files) với máy điện tính (computer) hay ổ cứng (hard drive)
  • Dùng SP để định vị. Đo khoảng cách (GPS)
  • Dùng SP như trợ cụ trong việc theo dõi sức khỏe và hoạt động cơ thể như nhịp tim, số bước, ghi chú về thức ăn hằng ngày, vân vân...
  • Còn nhiều, nhiều ứng dụng thích thú khác mà kể không xuể!
Tất cả các ứng dụng của SP thì hoặc là cài đặt sẵn (automatic installed) hoặc là Bê phải vào Google Play hoặc Apple Store mà tài về và cài đặt (download and install). Nói chung là với các ứng dụng mình muốn cài đặt thì chương trình cài đặt (installer) sẽ lễ phép hỏi là Bê có cho phép cái app này được làm chuyện này chuyện kia với cái SP của Bê không.

Bê cứ nhìn vào cái danh sách dưới đây thì vỡ lẽ ra rằng SP muốn làm những việc kể trên thì các app phải có thể truy cập và tiếp cận với những chức năng (functions) sau đây, mà Bê phải cho quyền (permissions) các app này thì các app này mới làm việc được.

Trường hợp đã gây xôn xao một thời khi những app cung cấp khả năng "làm đèn pin" (flashlight) cho cái SP của Bê. Những app này mà đòi tiếp cận với Contacts, Location, Microphone, Phone, SMS (text messaging), và Storage thì Bê phải nghi ngờ là app này có gian ý.
Flashlight cần điều khiển Camera (để bật đèn) thì còn có lý chứ khả năng truy cập chỗ chứa dữ kiện cá nhân, để làm gì? Nếu flashlight app có thể vào storage và lấy cắp dữ kiện cá nhân của Bê và tự động gởi SMS về một nơi nào đó thì SP của Bê bị hacked rồi còn gì!
Vấn đề là có những app không cần phải truy cập vào một số chức năng mà khi cài đặt vẫn muốn Bê đồng ý là phải để app này có khả năng truy cập và tiếp cận (access) vào các functions này (danh sách các chức năng này trong phần kế tiếp). Trường hợp thường xảy ra là vì SP dùng các "Browsers" để lướt mạng và các browsers này ghi lại dữ kiện cá nhân của Bê trong những hồ sơ gọi là "cookies". Các cookies này thì lại là "clear text" (chữ không mã hóa) nên ai có truy cập vào phần trữ dữ liệu của SP đều có thể đọc được những cookies này. Nếu app nào có quyền vào Storage đều có thể âm thầm tải cookies của Bê về máy chủ của hackers.

App permissions for Android 6.0 and up

Below are the app permissions available on Android 6.0 and up. The permissions you see on your device may vary by manufacturer.

To review the permissions on your device, follow the instructions under "Turn permissions on or off" above.

  • Body Sensors
  • Calendar
  • Camera
  • Contacts
  • Location
  • Microphonefu
  • Phone
  • SMS
  • Storage

Vậy thì Bê phải làm sao để bảo vệ cái ngàn vàng này?

  • Chỉ cài đặt app từ những nguồn tin cậy được như IBM, Apple, Microsoft, Google, Amazon và những công ty được các hãng này giới thiệu. Nhưng ngay như app từ các hãng này mà đòi hỏi access nào mà Bê thấy không hợp lý thì Bê cũng phải cẩn trọng. Thí dụ app sửa chữa hình mà đòi khả năng Phone thì phải nghi ngờ.
  • Những hãng khác thì không phải là không được cài đặt nhưng phải cẩn thận trước khi nhấn nút "Tôi bằng lòng" khi cài đặt. Thường thì app sẽ đưa ra danh sách các chức năng mà app muốn Bê cho phép; All or Nothing, có nghĩa là Bê cho phép tất cả trong danh sách hoặc là không dùng app này. Đa số chúng ta vì thích cái mà app này cống hiến nên gật đầu bừa đi! Nếu đây là trường hợp của Bê thì đọc hạng mục (bullet) chót với nền màu vàng dưới đây. 
  • Các app của Apple, Samsung, LG, và các hãng Điện Thoại đòi rất nhiều chức năng nhưng có thể nói là tin cậy được NHƯNG tùy Bê muốn dùng dịch vụ nào mà mở chức năng chứ đừng có đổ thừa cho Đệ, nghe.
  • Nếu phone dùng Android thì Google Services phải có quyền trên mọi chức năng của SP.
  • Bê phải vào phụ chú B, C hoặc D (cùng một bài bằng tiếng Anh, Việt và Pháp) để biết cách "khóa" các khả năng này tùy vào từng app.
Việc khóa các khả năng này là một quyết định của Bê: mở hết thì dễ bị hacked mà đóng hết thì làm cái SmartPhone trở thành... DumbPhone.

Đây là một ví dụ mà FB đòi hỏi, Bê cứ thử OFF các chức năng này và dùng FB trong vài ngày xem mình mất mát những gì. Nếu chịu không nổi những mất mát này thì lại vào đây mà ON từng chức năng một,

Nếu là Đệ thì Đệ OFF cả ContactsLocation.


Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Control your app permissions on Android 6.0 and up
C. Kiểm soát các quyền của ứng dụng trên Android 6.0 trở lên
D. Contrôler les autorisations de vos applications sur un appareil équipé d'Android 6.0 ou version ultérieure

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

S.M.A.R.T. 2017

Thân chào các Bê (*),
Hôm qua "tống cựu" thì hôm nay phải "nghinh tân": năm 2016 với bao thăng trầm rồi cũng qua. Thị trường chứng khoán Dow Jones kiếm được trên 13% tiền lời đầu tư (phụ chú B) trong năm 2016. Các thị trường khác cũng có lời. Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có tiền không, phải không? Sự thay đổi trong chính trường nhiều nước trên thế giới mới là đáng kể: chủ nghĩa quốc gia (dân túy) đang có đà thịnh hành tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Phi Luật Tân, vân vân... Còn cá nhân chúng ta thì năm vừa qua phải nói là không thiếu một thứ gì và cũng có bao cơ hội để nhìn lại chính mình qua những việc mình ủng hộ cũng như những việc mình chống đối.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Phần giáo đầu là nói về 2016, còn 2017 thì sao?
Phụ chú C là những tiên đoán của các phóng viên đài truyền hình CNN về nhiều vấn đề và những lời tiên đoán thì "all over the map" (trên trời dưới biển đều có) chẳng hạn thị trường chứng khoán Dow Jones có người đoán là sẽ chạm mức 22,100 nhưng cũng có người đoán là sẽ rớt xuống 15,000 điểm. Hừm, lại nói về chứng khoán!

New Year's Resolution (Quyết Tâm Ngày Đầu Năm)

Thường thì vào ngày đầu năm thì là thời điểm mốc cho chúng ta "hạ quyết tâm" (New year's resolution) để làm cái gì mới, cái gì thay đổi trong đời sống của chúng ta. Phụ đề D là những trả lời về  "new year's resolutions" từ những người được hỏi. Nếu Bê không có thì giờ thì ít nhất cũng đọc hai câu, một của Mark Twain, một của Neil Gaiman mà Đệ xin chép ra đây:
  • "New Year's Day ... now is the accepted time to make your regular annual good resolutions. Next week you can begin paving hell with them as usual." Mark Twain
  • "I hope that in this year to come, you make mistakes. Because if you are making mistakes, then you are making new things, trying new things, learning, living, pushing yourself, changing yourself, changing your world. You're doing things you've never done before, and more importantly, you're doing something." Neil Gaiman
Trong phụ chú còn có câu nói: "Making New Year resolutions is one thing. Remaining resolute and seeing them through is quite another.Alex Morritt 
Thật ra thì chẳng cần Morritt để chỉ ra điều này. Chính chúng ta tự thấy là quyết tâm đầu năm có vẻ khiên cưỡng/nhân tạo (artifciel, artificial) vì nó không bắt nguồn từ nhu cầu mà bắt nguồn từ phong trào (campaign), từ khẩu hiệu (slogan); mặc dầu là nhu cầu có thật thí dụ như giảm cân vì lý do sức khoẻ là một nhu cầu có thật và khẩn thiết cho nhiều người; nhưng nếu chỉ vì "new year's resolution" mà hùng hồn tuyên bố là "trong năm 2017 tôi sẽ giảm cân" thì thường là không thành công.

Nên chi nếu Bê không có new year's resolution cho năm 2017 thì cũng... không sao! Tuần tới, tháng tới (khi thật sự nhìn thấy nhu cầu cần thiết phải làm cái gì đó) mà hạ quyết tâm thì cũng rất tốt và tỉ lệ thành công sẽ rất cao vì mình thấu hiểu cái nhu cầu (phải làm, phải thay đổi và chuyện này không đình trệ được nữa).

Bê sẽ nói: "Nhu cầu cần thiết thì thấy rồi; nhưng sao thực hiện nó khó quá!"
Đệ sẽ nói ba điều với Bê; hai điều đầu là bàn... ngang nhưng điều thứ ba lại là thành quả của trí khôn loài người (không phải Đệ nghĩ ra đâu).
  1. Khó quá vì Bê... vẫn chưa thật sự nhìn ra cái khẩn thiết của nhu cầu (cần thiết nhưng chưa khẩn thiết).
  2. Khó quá vì Bê... sao mà yếu đuối vấy?
  3. Khó quá vì Bê không áp dụng hệ thống S.M.A.R.T. trong việc soạn thảo cái quyết tâm. Này nhé, SMART (thông minh) là năm chữ tắt của:
    • Specific (simple, sensible, significant): quyết tâm phải rõ ràng, "vào vấn đề" chứ không nói chung chung.
    • Measurable (meaningful, motivating): thành quả có thể định lượng, đo lường được.
    • Achievable (agreed, attainable): có thể đạt được
    • Relevant (reasonable, realistic and resourced, results-based): thành quả thực tế, không viển vông.
    • Time bound (time-based, time limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): quyết tâm phải định thời khóa để hoàn thành. Không vớ vẩn như: "... trong tương lai, tôi sẽ..." mà không xác định là năm nào, tháng nào.

Thế quyết tâm đầu năm của ông là gì? 

Bê Nhớ Dai hỏi như vậy là muốn "triệt buộc" Đệ phải không? Hỏi để Đệ phải hứa và phải giữ lời, chứ gì!
Bê ơi, ông Tổng Thống Hoa Kỳ trong bốn năm tới đã hứa... thì nhiều nhưng chối... thì cũng nhiều không kém. Thì việc gì mà Đệ phải khăng khăng giữ lời nên đây, quyết tâm đầu năm của Đệ về blogging là như sau:
  • Specific: Viết blog về khoa học kỹ thuật (KHKT; Science & Technology) mà ở bễn gọi là công nghệ. (1)
  • Measurable: Mỗi tháng ít nhất là một bài blog.
  • Achievable: Mỗi tháng ít nhất là một bài blog là không khó với thành tích, "nhiều chuyện" trong quá khứ, của Đệ.
  • Relevant: Blog về KHKT là không viển vông vì hai lý do: chính mình tạo cơ hội để tìm hiểu thêm (hoặc ôn lại) về KHKT. Thứ nữa là sẽ có ích cho người đọc. Xin Bê hiểu cho là Đệ vẫn chỉ là viết lăng nhăng.
  • Time bound: Bắt đầu vào tháng Giêng, 2017 và kéo dài ít nhất 12 tháng trong năm 2017.

Thế quyết tâm TRONG năm của Bê là gì? 


Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì đã thấy, đã nghe, và đã có cơ hội tiếp cận với KHKT nhiều rồi. NHƯNG xin Bê đừng có dửng dưng với những KHKT mới vì muốn hay không thì tuổi vàng (Golden ages) của chúng ta cũng rất cần KHKT.
(1) Thể loại cho đề tài KHKT thì đã có chẳng hạn như về Nano Technology, về Big Data/Cognitive Analytics, về computer dưới nhiều hình thức, về KHKT trong giải trí tại gia (home entertainment), về vân vân... Mười hai bài blogs thì đã hẳn là không thấm vào đâu; nhưng vạn sự khởi đầu nan. Hơn nữa nếu Bê có đề tài nào hấp dẫn mà không tự mình viết thì xin Bê "đặt hàng" sớm cho!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. CNN Money - Year End 2016
C. CNN - 2017 Crystal Ball 
D. Resolutions For 2017: Inspirational Quotes To Ring In New Year's With Motivation