Trước hết, Đệ xin nói ngay là mình không phải là người theo Phật theo nghĩa quy y Tam Bảo. Nếu có nói sai thì cũng là bình thường vì cái Tuệ của mình còn nông cạn...
Gần đây, có một số người, đến với Phật giáo qua lý luận, qua tự tìm hiểu mà đưa ra những nhận định ... như đúng rồi! Tìm hiểu một đạo giáo, một triết lý thì là điều đáng trân trọng nhưng sa lầy trong vũng lầy của phải trái thì thật đáng tiếc...
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Hôm nay, chỉ xin đề cập tới một đề tài (nhỏ mà lớn) trong triết lý Phật giáo: Buông hay không buông? Bỏ hay không bỏ?
Đã tu Phật thì phải hoàn toàn buông bỏ? Có rất nhiều người cho rằng tu Phật mà chưa buông bỏ là tu chưa tới, tu sai. IMHO, lời chỉ trích này có đúng và có sai. Sau đây là luận lý (một lần nữa, xin nhấn mạnh là Đệ tuy sắp già nhưng cũng còn... non lắm):
- Theo kinh Bát Nhã thì "sắc tức thị không; không tức thị sắc" (xem phụ chú D). Câu này không có nghĩa là KHÔNG CÓ. Không ở đây là không thực (có), là vô thường nên không nên mê luyến trong "sắc".
- Đeo đồng hồ Rolex hay đồng hồ dỏm thì khác gì nhau nếu mình không có tâm phân biệt? Đến khi mất đồng hồ Rolex mà không luyến tiếc thì là buông rồi đó (nhưng đừng sôi sục mua một cái đồng hồ mới; hãy để hữu duyên thì sẽ có đồng hồ mới).
- Mang lõi nồi cơm điện mà không buông thì cũng là chưa buông! Ai xin (hoặc xin đổi) thì cho: buông rồi đó. Buông mà vẫn nhận vì cần: đây mới là chân nghĩa của buông bỏ.
- Mười bức tranh chăn trâu của Thiền Tông và Đại Thừa, khác nhau rõ nhất là ở bức cuối cùng: (xem phụ chú B)
- Thiền Tông: Sõng tay vào chợ
- Đại Thừa: Ngưu Mục đều dứt
- Sõng tay vào chợ là lại thấy núi là núi, sông là sông. Buông và chưa buông khác gì nhau? Cảnh động hay tâm động? Câu trả lời là cảnh luôn động nhưng nên giữ tâm tĩnh (xem phụ chú E). Vẫn thấy núi là núi, sông là sông nhưng khi này thì chỉ để thưởng thức lúc đương cơ chứ không mê luyến trong tương lai.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê rồi thì đừng cố gắng gì nữa. Cố buông thì cũng vẫn là cố.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê rồi thì đừng cố gắng gì nữa. Cố buông thì cũng vẫn là cố.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét