Định viết lăng nhăng về đề tài quên mà cứ quên hoài! Hôm nay Đệ xin bắt đầu bài này để nói về cái chứng hay quên của các Bê (trong đó có cả chính mình). Tuổi Bê thì khoa học đã nói đến chứng hay quên là chuyện không tránh được. Ở đây xin không nói đến trí nhớ ngắn hạn/dài hạn (short term vs. long term memory) mà chỉ xin nói đến chuyện làm sao để được nhắc nhở khi cần và sống bình thường như khi còn giỏi nhớ.
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tuổi già đồng nghĩa với gì nhỉ....? À đồng nghĩa với hay quên mà quên thì sẽ lỡ dịp làm chuyện cần làm. Chẳng hạn mượn tiền rồi quên khuấy đi! Trong trường hợp này khi mượn tiền nên ghi lại để... đừng quên. Nói thì dễ nhưng thực hành cần phải có thói quen và một kế hoạch hoàn hảo (sound plan).
Chuyện đơn giản này coi vậy mà không giản đơn!
- Ghi vào giấy rồi bỏ tờ giấy ở đâu không nhớ thì ghi lại cũng như không!
- Ghi vào máy tính, vào phone rồi không có thói quen coi (duyệt) lại thì ghi lại cũng như không!
- Bảo người cho vay nhắc mình thì có khi họ ngại. Ngại nhưng lại đi nói tùm lùm với người khác thì... thật là bực mình!
- Kế hoạch hoàn hảo (để không quên): Ghi lại sự kiện (như mượn tiền) vào lịch điện tử trong điện thoại thông minh. Không những ghi lại sự kiện mà ghi cùng sự kiện làm nhiều lần. Thí dụ ghi chuyện mượn tiền mỗi mùng 5 mỗi tháng. Ghi mười hai lần cho mười hai tháng. Tỷ như đến tháng thứ tư mà trả tiền xong thì bảo máy tính/phone xóa sự kiện ở những tháng thứ năm, thứ sáu, vân vân cho đến tháng thứ 12 (xóa không khó vì chỉ cần bảo máy xóa sự kiện ở những "tháng tương lai").
- Kế hoạch này chỉ được việc nếu máy tính/phone báo (notification) cho mình ngày nào lịch có sự kiện. Đa số smartphone có lịch điện tử có báo sự kiện những ngày có sự kiện. Nếu Bê không biết thiết định (configure) thì nhờ con cháu nó làm dùm cho.
- Phương pháp này không chỉ tốt với việc mượn tiền mà thật ra có thể áp dụng cho những chuyện khác. Chẳng hạn việc đặt mua thuốc định kỳ; thí dụ mỗi ba tháng phải vào mạng đặt mua thuốc thì Bê tạo "sự kiện" trong lịch điện tử, cứ ba tháng thì nó nhắc mình. Thí dụ nữa là đặt mua cái lọc gió cho máy điều hòa trung tâm (central air) trong nhà. Một năm mới phải thay một lần nên dễ quên. Cũng như cái lọc nước trong tủ lạnh (6 tháng mới phải thay) mà Đệ cứ quên thay cho đúng kỳ hạn; nếu không bỏ ngày thay lọc vào lịch điện tử.
Quên Chìa Khóa
Việc quên chìa khóa là một nan đề của nhiều người. Đáp án thì rất nhiều cách mà Đệ chỉ xin kể ra một cách là mua thiết bị gồm hai bộ phận (phụ chú B; đây chỉ là ví dụ chứ không quảng cáo cho hãng nào!). Một phần máng vào chùm chìa khoá (phần B) và một bộ phận trung tâm (phần A). Khi bấm vào nút trên phần A thì phần B sẽ phát tiếng kêu beep, beep và hy vọng là Bê nghe tiếng beep mà tìm ra chìa khoá. Mua rồi mà sau một thời gian thì nó không "works" nữa. Vì nhiều lý do:- Chùm chìa khoá (có cái phần B) bị "chôn vùi" dưới quá nhiều đồ đạc nên Bê không nghe tiếng beep. Có khi rớt vào khe trong ghế bành (sofa; couch) nên cũng không nghe. Cái này thì phải cẩn thận đừng bao giờ để đồ đạc lên trên chùm chìa khoá. Và có khi phải cầm phần A đi khắp nhà vừa đi vừa bấm nút để tìm phần B (máng vào chùm chìa khoá).
- Phần B bị hết "bin" (pin, battery). Vì không... nhớ mà thay pin! Nên có bấm vào phần A mà phần B hết pin nên không kêu. Giải pháp là mua thiết bị có phần A và phần B/phần C. Nghĩa là phần A có thể gây tiếng beep trên phần B hoặc phần C bằng hai nút khác nhau. Sau đó gắn cả phần B và phần C vào chùm chìa khoá. Quan trọng là gắn pin mới vào phần B và phần C cách nhau 3 tuần (với hy vọng là khi phần B hết pin thì vẫn tìm được chìa khoá vì phần C vẫn còn pin). Rồi cứ mỗi tháng thì ghi vào lịch điện tử là phải thử pin phần B và phần C mỗi tháng. Cách thay pin mới vào hai thiết bị giống nhau (như phần B và phần C) vào hai thời diểm khác nhau, Đệ gọi là "lệch pha". Pin lệch pha sẽ hết pin ở thời điểm khác nhau.
Không Nhớ Học Tủ (Locker)
Phòng tập thể dục mà Đệ đi mỗi ngày có hàng trăm lockers (học tủ) mà người dùng có thể dùng để chứa quần áo cũng như vật dụng cá nhân khi tập thể dục. Cái khó là các học tủ này:- Có khoá điện tữ dùng keypad để người dùng khi khoá thì nhấn 4 số mà mình chọn. Không có vấn đề gì vì mình có thể chọn bốn số cuối của số điện thoại của mình.
- Học tủ nào cũng giống nhau (vì mình không dùng ổ khoá mà mình mua).
- Mỗi lần dùng là một học tủ khác nhau.
vào cánh cửa. Có người để đôi giầy trước học tủ. Có người để túi sách trên nóc học tủ...
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì nên mượn tiền chứ không nên cho mượn tiền.
(1) Cập Nhật I:
Có nhiều Bê cùng nêu lên một chuyện: Không Biết Mình Đã Đóng Cửa Ga Ra chưa?
Chuyện là nếu nhà có cái nhà xe (garage; ga ra) và nếu xe có cái nút bấm để đóng mở cửa ga ra thì ở tuổi Bê, nẩy sinh ra một vấn đề: Khi de xe ra khỏi ga ra và sửa soạn lái xe đi thì thường là mình thuận tay bấm nút (trong xe) để đóng cửa ga ra. Đi một đoạn thì lại thắc mắc: Không Biết Mình Đã Đóng Cửa Ga Ra chưa?
- Theo tôi thì đây là vấn đề ưu tiên của não chứ không phải là não không nhớ nổi chuyện đã đóng cửa garage hay chưa. Tôi cũng thường phải vòng trở về nhà (sau khi đã lái xe đi tới đầu ngõ) cho tới một ngày...
- Tôi có gắn cái "security camera" ngay trên cửa garage. Camera truyền hình ảnh trước cửa garage vào máy điện thoại của tôi khi có vật di động (trước cửa) hoặc khi tôi muốn xem cảnh trước cửa garage. Tôi chỉnh cái camera này để thấy một phần của cái cửa garage (nên biết là cửa garage đóng hay mở bằng cái "app" trong phone).
Ở mũi tên thấy cửa garage đang đóng.
- Trở lại về vấn đề quên đóng cửa garage thì thường là mình đâu có quên! Chỉ là vì não thấy chuyện đóng cửa garage trước khi rời nhà là một thói quen (routine) nên tìm cách "tự động hóa" hành động và không lưu lại trong bộ nhớ. Ra tới đầu ngõ thì não lại "kiếm chuyện làm khó" mà thắc mắc là "không biết cửa đóng chưa?" (chứng tỏ là não CÓ nhớ là mình rời nhà mà nhà có cửa garage CẦN phải đóng khi mình không có nhà). Chỉ là việc đóng cửa garage trở thành thói quen (là chuyện nhỏ) khi mình ngồi trong xe và bấm nút đóng cửa nên não không thèm nhớ. Ra đầu ngõ, phần não khác phụ trách việc lo lắng về an ninh mới kích hoạt mà đặt câu hỏi.
- Ngày nay có những cái "garage opener" (máy đóng mở cửa garage) có máy camera và được điều khiển bằng phone từ xa nên chuyện thắc mắc là mình đóng cửa garage chưa được giải quyết rồi.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Find your keys