Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Viết Chữ.

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay xin viết nhăng về một đề tài mà người bênh thì quả là nhiệt tình và người chê thì vô tội vạ: cách viết tiếng Việt (và cách đọc/đánh vần tiếng Việt). Xin nói ngay là Đệ không được tập huấn là nhà ngôn ngữ học mà cũng không phải là người cầm cân nẩy mực trong ngành giáo dục/đào tạo tại Việt Nam. Viết đây là viết lăng nhăng, thưa thốt gọi là, cho vui vậy thôi...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Từ ngày nước Việt Nam chúng ta có chữ Quốc Ngữ với sự đóng góp tích cực của các Cố Đạo thì cũng là ngày mà nhiều người tìm cách sửa, tìm cách cải thiện nó. Đề nghị cải biến trong quá khứ thì khá nhiều: thí dụ như bỏ chữ "y", thí dụ như bỏ chữ Hán Việt, vân vân...

Bài này xin chỉ tập trung vào cách viết.

  • Cách viết tiếng Việt có khá nhiều điểm không hợp lý khi phải dạy cho trẻ cách đánh vần, cách viết tiếng Việt. Thí dụ chữ "nghiên cứu" sao không viết là "nghiên cú" hay "nghiêng kiếu"?
  • Gần đây có những công trình của quý ông Bùi Hiền (phụ chú B) và Kiều Trường Lâm / Trần Tư Bình (phụ chú C và D). Trước khi chê thì chúng ta nên nhìn những công trình này như những cố gắng/nỗ lực cải thiện cách viết tiêng Việt (cách viết thôi chứ không đề nghị sửa đổi chữ Việt trong cách phát âm). Những nỗ lực, cả một đời người này, đáng để chúng ta trân trọng và ngưỡng mộ thay vì chê bai chế diễu.
  • IMHO (In My Humble Opinion; theo ý kiến khiêm nhường của tôi) thì đã quá trễ để sửa đổi cách viết tiếng Việt. Way too late! 
    • Cách viết hiện nay, dù đúng dù sai, đã là "de facto", đã là một "living language" (sửa đổi sẽ xảy ra một cách tự nhiên và chậm chạp). Mọi nỗ lực "cách mạng hóa" tiếng Việt dù hay như thế nào cũng gặp sự phản kháng quyết liệt.
    • Lý luận là cải cách cách viết sẽ tiết kiệm được thời gian viết và giấy mực (vì chữ Việt cải cách sẽ ngắn hơn) là không đứng vững: ngày nay máy điện tính, điện thoại thông minh đều hỗ trợ với những ứng dụng (applications; apps) mà người dùng nói vào máy thì máy chuyển qua chữ viết (voice to text). Tốc độ ghi âm thành chữ viết dạng số (digital text) là nhanh hơn viết tay hoặc đánh máy. 
    • Theo ý Đệ thì chúng ta cứ viết như hiện nay. 
    • Âm thầm là sự cải biến chậm chạp theo thời gian: thí dụ "a" là để chỉ "anh", "e" là để chỉ "em". Ngày này những người perfectionists rất khó chịu khi phải đọc "ntn" là "như thế nào"/"như thế này" hay "nn" là nhà nước. Nhưng có lẽ là không ai nói được ai là phải viết ntn! Thời gian sẽ giữ những cái hợp lý và loại bỏ những cái "0hl".
  • Chúng ta nên không nên đánh vần nữa (Phụ chú E)
    Đánh vần dài dòng và lôi thôi. Hơn nữa đánh vần có nhiều cách mà không ai chịu ai (Năm, sáu mươi năm trước tôi học đánh vần ntn thì tôi muốn dạy con cháu tôi đánh vần như thế)
    • "Thế nên theo tôi không cần ghép vần, chỉ cần nhớ chữ đó thể hiện một âm là xong. Hãy theo cách học của phương Tây là không cần ghép vần nữa, muốn đúng chính tả thì đọc từng chữ cái một cho chuẩn là xong. Tôi cũng như mọi người lớn khác là khi đọc, chúng ta đâu cần đánh vần nữa mà đọc hẳn chữ đó luôn, vậy hãy dạy con nít đọc như người lớn đọc." -- Nguyễn Long Uy Bảo
CÁCH GÕ DẤU TIẾNG VIỆT, DÙNG GÕ TẮT, CHUYỂN MÃ VỚI UNIKEY.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi này mà bắt phải học lại cách viết tiếng Việt thì... hơi phí thời giờ!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. PGS.TS Bùi Hiền nói về đề xuất cải tiến tiếng Việt bị "ném đá": Họ dùng chính chữ của tôi để chửi tôi, chứng tỏ chữ này rất nhạy, rất nhanh vào đầu!
C. Chữ Việt song song: Sáng tạo đáng nể hay rắc rối, 'đọc trẹo cả mồm'?
D. Tiếng Việt không dấu chính thức được cấp bản quyền, tác giả hy vọng chữ mới có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh
E. Bỏ đánh vần khi học tiếng Việt, có được không?

Không có nhận xét nào: