Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

USB và Vấn Đề -- Cập nhật II

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay lại xin lăng nhăng bàn về một đề tài mà có lẽ tất cả chúng ta đều ít nhiều dùng nó trong đời sống hằng ngày (xin xem bài viết cũ năm 2016 với cùng đề tài ở phụ chú B).
Bài này sẽ viết thêm những điều không có trong bài cũ...

Cập nhật I: https://youtu.be/PctX3kcTj5U


Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

Những điều nhắc lại:

  • Vận tốc của loại USB có khác nhau: USB 3.2 Gen 1 (3.0, 3.1 Gen 1 SuperSpeed) có thể tải 5 Gbps (Giga Bits per second; bits chứ không phải là bytes; một byte là 8 bits) nếu hai máy đều hỗ trợ USB 3.2 Gen 1 hoặc mới hơn).
    Điều này quan trọng vì nếu một máy có lỗ cắm USB 3.2 Gen 1 và USB 1.1 (tối đa 12 Mbps; mega bites per second) thì nếu sơ xuất mà cắm vào lỗ cắm USB 1.1 thì một đầu là USB 1.1, một đầu là USB 3.2 Gen 1 và vận tốc tải sẽ là chỉ tối đa 12 Mbps! So với trường hợp cả hai đầu là USB 3.2 Gen 1 thì sẽ nhanh (5 Gbps = 5000 Mbps) chia cho 12 Mbps = 416.67 lần. Thí dụ chuyển dữ liệu với hai đầu 5 Gbps mất 1 phút thì với trường hợp một đầu là USB 1.1 sẽ mất 416.67 / 60 = gần 7 tiếng! Chỉ vì cắm dây không đúng chỗ.
  • Điều trên có được là vì USB mới thì nhanh hơn nhưng vẫn hỗ trợ USB trước (chậm hơn)

Những điều chưa đề cập trong bài cũ:

  • Khi mua USB hub (ổ cắm USB chia một đường cắm thành nhiều đường cắm) thì phải cẩn thận:
    • Coi chừng quá tải vì nếu lỗ cắm trên máy computer được thiết kế để nối kết với một máy bên ngoài (one peripheral device) thì nay, dùng hub, phải nối với, có khi, 4 máy bên ngoài. Nếu computer phải cung cấp điện cho bốn máy bên ngoài thì coi chừng quá tải.
      Nếu quá tải mà cách cắm không hoạt động (shutdown function) thì còn là hên vì mình chỉ việc cắm ít máy hơn.
      Nếu quá tải mà máy còn cố làm việc thì có khi cháy máy hoặc tín hiệu/dữ kiện cần chuyễn cho máy này thì lại bị chuyển tới máy khác (vì lẫn lộn địa chỉ; thí dụ như tín hiệu xóa ổ cứng (hard drive) này lại được chuyển tới ổ cứng khác thì nguy!)
    • Hub "dỏm" có thể lẫn lộn địa chỉ dù không quá tải. Xin xem đoạn cuối điểm phần trên.
    • Nên mua USB hub từ một hãng lớn có tín nhiệm dù ngày nay có khi hub dỏm chỉ bán giá trên dưới $10.
    • Đừng dùng hub cho việc chuyển files. Nếu chuyển files thì nên cẩn thận mà cắm máy bên ngoài (peripheral device) trực tiếp vào computer.
    • Có khi chỉ cắm cái hub vào computer mà không cắm máy ngoại vi nào vào hub cũng đủ làm cho computer hoạt động sai (malfunctioned).
      Nếu vậy thì nên vứt cái hub này vào thùng rác vì hub có mạch điện làm hư computer!!!
  • Một lỗ cắm trên computer nếu hỗ trợ USB 3.2 Gen 2 (tối đa 10 Gbps) thì có nghĩa là dù USB hub 4 port (4 lỗ cắm) thì nếu cắm 4 máy ngoại vi (có hỗ trợ USB 3.2 Gen 2), bốn máy này phải cùng chia sẻ tối đa vận tốc chuyển 10 Gbps (không phải mỗi máy sở hữu vận tốc 10 Gbps).
  • Sợi dây cũng rất quan trọng từ chiều dài tới dây gồm bao nhiêu dây nhỏ ở trong: muốn chuyển tải 10 Gbps thì dây phải gồm từ 15 tới 18 sợi dây nhỏ ở trong.
  • Cả hai USB 3.2 Gen 1 và Gen 2 đều hỗ trợ USB Power Delivery Specification (USB PD) nên có thể dùng để sạc máy ngoại vi như điện thoại. Cường độ là 20 volts với 5 amps (vị chi là tối đa 100 watts). USB 2.0 chỉ cung cấp 2.5 amps.
  • USB4 là mẫu mực (new protocol) mới với tốc độ lên tới 40 Gbps!
    Nhưng hiện nay chưa có mấy máy hỗ trợ USB4. Nhưng nếu mua máy mới thì nên chọn máy hỗ trợ USB4. Điều này quan trọng khi mình quay video ở chế độ mức tinh vi cao, e.g. 4K, 5.3K, 8K video. Các videos này rất lớn nên cần phải chuyển từ máy quay qua ổ cứng rồi mới chĩnh sửa (editing) và tồn trữ được (storing).
    Một điều đã nói ở trên về chiều dài của dây: USB4 thì chiều dài tối đa là 0.8 mét (so với 3 mét của dây USB 3.2)
Tuy đây là vấn đề kỹ thuật nhưng với Đệ thì cũng chỉ là bàn nhăng, phiếm "loạn" nên xin Bê đừng cả tin. 
Hãy tự mình kiểm nghiệm.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ngày xưa cái gì ra cái đó! Ngày nay, nói là USB nhưng lại còn phải biết hỏi thêm là 1 chấm, 2 chấm hay 3 chấm. Bây giờ lại thêm USB4 (bốn chữ liền nhau không khoảng trống).

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. U Ớt Bê - Cập Nhật II

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Rolling 7-Day Average -- Trung Bình 7 Ngày

Thân chào các Bê (*),

Hôm  nay Đệ lại xin viết về một cách tính toán tưởng là đơn giản nhưng lại gây nhiều hiểu lầm ngớ ngẩn. Hai năm nay, trên thế giới ai cũng nói, cũng nghe, cũng đọc về Covid-19. Nhiều nhà nước, nhiều bệnh viện, và nhiều truyền thông trên thế giới muốn thông tin (và hướng dẫn dư luận) về nỗi lực chống dịch của nước mình. Tốt thôi! 

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tốt thôi, nếu người viết có tâm, có tầm. 
Tốt thôi nếu thông tin và lời giải thích chính xác/khoa học. 
Tốt thôi nếu người viết tìm hiểu cặn kẽ những phương cách theo dõi số liệu trước khi viết.

Thí dụ về việc không hiểu ngọn ngành mà vẫn viết: Một tờ báo trong nước viết như sau: 
"Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.609 ca/ngày. Trong khi đó vào ngày đầu tuần trước (18-10), trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày là 3.260 ca/ngày. Như vậy trong tuần qua số ca nhiễm trung bình đã tăng thêm 349 ca mỗi ngày.

Câu văn trên có nhiều điểm không chính xác:
  • Trung bình số ca nhiễm mới trong 7 ngày KHÔNG phải là số liệu thu thập được (collected data). Con số ca nhiễm mới mỗi ngày, mới là collected data. Còn trung bình số ca nhiễm mới trong 7 ngày thì người viết phải nhận biết đây là dữ kiện nhà nghiên cứu suy luận ra (derivative data) với mục đích theo dõi cái xu hướng của sự lan lây (xin xem phụ chú B để hiểu tại sao lại "chế" ra rolling 7-day average. (chữ day không có s vì 7-day là tĩnh từ).
  • Rolling 7-day average KHÔNG phải là được tính mỗi tuần như tờ báo viết. Nó được tính mỗi ngày (lấy ngày hôm trước và 6 ngày trước đó cộng lại chia cho 7 thì ra rolling 7-day average của ngày hôm trước).
  • Một con số Rolling 7-day average ở một ngày nào đó KHÔNG mang một ý nghĩa quan trọng nào. Chuỗi số của nhiều Rolling 7-day averages (thường là được biểu thị bằng giản đồ) mới là cái mà chuyên gia muốn quan sát, theo dõi.
  • "Như vậy trong tuần qua số ca nhiễm trung bình đã tăng thêm 349 ca mỗi ngày." Câu này không những vô nghĩa mà còn che dấu một sự thật khủng khiếp: trung bình 3.609 ca nhiễm mới/ngày trong 7 ngày thì chính xác là trong 7 ngày đó có 3.609 x 7 = 25.263 ca nhiễm mới trên toàn quốc!
  • Muốn biết số ca nhiễm mới trong một ngày thì lấy trung bình để làm gì? 
    Và lấy hiệu số hai số trung bình (cách nhau một tuần) để làm gì?

    Chỉ cần nhìn vào số báo cáo (collected data) thì biết được, chứ cần gì làm cho rắc rối mà kết quả lại vô nghĩa? Rolling 7-day average CHỈ hữu ích cho giới chuyên gia trong việc nhìn ra xu hướng lây lan.
    Đối với người đọc ở trình độ trung bình thì trừ hai con số trung bình ca nhiễm mới trong 7 ngày (cách nhau một tuần) thật là rối rắm mà khó hiểu! 
Trên lý thuyết thì điều bài báo nêu lên không sai nhưng không thật là cần thiết cho người đọc và nếu có muốn viết về Rolling 7-day Average thì xin giải thích cặn kẽ cho người đọc với cơ sở khoa học của nó. Phần người đọc thì xin hiểu và phân biệt đâu là collected data (có khi còn gọi là raw data; dữ liệu sống; dữ liệu thâu thập được), đâu là derivative data (dữ liệu do suy luận và nhào nặn để phục vụ cho một khám phá cần thiết. Derivative data rất cần nhưng có khi lại là xấu nếu không biết suy luận khoa học.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Từ ngày con nhỏ, Đệ đọc đâu đó câu: "Đọc sách (ngày nay là báo) mà tin vào sách thì thà đừng đọc!" câu này xin Bê áp dụng cho bài blog này, luôn và ngay! (1)

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Sao Ông Biết?

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay Đệ xin kể một chuyện khá xưa, thời còn học đại học lần đầu tại Mỹ. Thời đó, sinh viên nghèo như Đệ thì phải vừa học vừa làm thì mới sống nổi (và gởi tiền về VN). Một trong những việc làm mà Đệ thích nhất là dạy kèm sinh viên Mỹ về toán lý hóa ở mọi trình độ trung và đại học (hai năm đầu tổng quát). 
Dạy người Mỹ lúc đó có ít nhất hai vấn đề: tiếng Anh và cách giảng dạy tại Hoa Kỳ.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tiếng Anh thì đương nhiên là dân tỵ nạn mà không ngọng mới là lạ! 
Đệ ngọng vì Đệ không lạ (thường). 
Biết vậy nên Đệ rất cố gắng: giảng sao, nói sao cho sinh viên Mỹ hiểu. 
  • Mỗi khi mà thấy học trò ngớ ra là Đệ phải tìm một cách nói khác đi để giải thích cùng một vấn đề. Thường người kém tiếng Anh thì vừa nói vừa múa (tay); nhưng giảng về toán lý hóa thì không dùng tay được; nên phải phát triển khả năng diễn đạt cùng một khái niệm bằng nhiều hơn một cách. Té ra là thói quen này về sau giúp ích cho mình rất nhiều. 
  • Nói tiếng Anh suốt các buổi dạy kèm cùng với đọc báo Mỹ giúp cho Đệ dần có nhiều tự tin trong giao thiệp (coi TV không hữu ích bằng đọc báo).
  • Sau đó, khi đi làm, thì Đệ tham gia vào nhiều khóa về kỹ năng thuyết trình nên lại học được một số bí kíp trong giao tế và diễn thuyết (xin không triển khai ở bài này).
Còn cách giảng dạy tại Hoa Kỳ thì 
  • Một thí dụ là thiết lập toán chia (Việt thì số bị chia bên trái, số chia bên phải, kết quả bên phải và ở dưới. Mỹ thì số bị chia, dividend, bên phải và ở dưới, xin xem phụ chú B). Chúng ta quen theo lối VN nên ngày đó Đệ cứ làu bàu là Mỹ nó thật là "stupid".
  • Cái làm Đệ chật vật một thời gian khá lâu là thái độ của học trò Mỹ. Học trò Mỹ luôn hỏi tại sao, thế này, thế kia. Sau này mới thấy là đối đáp giữa thầy và trò giúp ích không những cho trò mà cho cả thầy nữa. Xưa kia, hỏi khó thầy là một hình thức thách thức. Học trò Mỹ thì thường xuyên làm chuyện này.
  • Một hôm Đệ bị cứng họng khi giảng cách tính diện tích của một vòng tròn theo bán kính r. Khi nói tới công thức  với r là bán kính và π là 3.1416 thì ông học trò chận mình lại và hỏi tại sao π bằng 3.1416? Câu trả lời thì mình biết khi bắt đầu học toán ở VN (1) nhưng không biết sao mà Đệ không nhớ để trả lời học trò. Và chính Đệ rất "stupid" mà bảo với học trò là you just have to memorize it. Giờ nghĩ lại vẫn thấy là mình nợ đứa học trò này một lời giải thích hợp lý hơn.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Cháu chắt có hỏi thì tìm cách giải thích chứ đừng, cái kiểu, "Tin ông đi!"
(1) Thế Bê có nhớ, có biết tại sao π bằng 3.1416, không?

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Giọt Nước Mắt Đen - Black Tears

Thân chào các Bê (*),
Như Tổng Thống Roosevelt nói: "December 7, 1941 A Date Which Will Live in Infamy", hạm đội hải quân Nhật Bản mang máy bay vào Trân Châu Cảng (PB, Pearl Harbor, Hawaii) tấn công bất ngờ và đánh đắm chiến hạm USS Arizona, gây tổn thất nặng nề cho Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ. Ngày hôm trước, tàu chiến USS Arizona nhận được hơn một triệu gallons dầu...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Bài này không nói tới Chiến Tranh Thế Giới thứ Hai (WWII) mà cũng không nói về trận chiến Trân Châu Cảng.
Đệ chỉ xin nói hai điều (mà cũng đã được nhiều người nói rồi):
  • Black tears -- Từ sau khi bị đánh đắm với 1,177 Thủy Thủ và Thủy Quân Lục Chiến chết theo tàu, những giọt dầu đen (được gọi là black tears, giọt nước mắt đen) cứ 20 giây đồng hồ thì lại nổi lên mặt biển nơi tàu bị đắm và tàu là ngôi mộ giữ xác 1,177 người lính trong đó. 
    • Giọt dầu đen được ví như giọt nước mắt của người lính chết trong oan ức vì nước Mỹ lúc đó chưa tham dự WWII. 
    • Quân đội Nhật thì cho rằng "Binh bất yếm trá" (tấn công bất ngờ, không tuyên chiến là chấp nhận được) nên đã tấn công PB với mục đích triệt tiêu khả năng quân sự của Hoa Kỳ trên Thái Binh Dương.
    • Phía Hoa Kỳ thì là một tổn thất quá sức tưởng tượng (đây cũng là suy nghĩ và tính toán của giới quân sự Nhật Bản lúc đó; chuyện về Thủy Sư Đô Đốc Yamamoto thì xin để dịp khác). Nhưng cũng chính vì tổn thất này mà Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến và đây cũng là mong ước của Thủ Tướng Anh Churchill. Churchill, từ lâu, trước đó đã dùng nhiều cách để thuyết phục Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến để cứu Âu Châu, mà chưa được. Tổn thất tại PB do Nhật gây ra đã làm dùm Churchill điều này.
    • Có người thắc mắc là dầu ở đâu mà nổi lên từ đó tới nay. Câu trả lời thì cũng đơn giản: 20 giây một giọt, chưa tới 2 gallons một ngày, một năm trung bình là 365.25 ngày, vậy một năm tàu gởi lên mặt biển khoảng 822 gallons thì phải mất hơn 1,200 năm mới hết dầu.
  • We belong together -- Một điều nữa mà ít người nói đến là có những người lính thuộc tàu USS Arizona sống sót sau trận đánh, ngày nay đã già và vẫn nhớ đồng đội nên nhà nước Hoa Kỳ cho họ sự lựa chọn: tro cốt của họ sau khi chết sẽ được bỏ vào hộp tro cốt và mang xuống đặt vào chiếc tàu USS Arizona dưới mặt biển để họ được nằm chung với đồng đội (phụ chú D).
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi già thì nhớ nhiều về quá khứ. Một chuyện không nên làm!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Prime video: Remember Pearl Harbor
C. Netflix: Greatest Events of WWII in Colour - Pearl Harbor Chương Ba (Chương Bốn là trận chiến Midway)
D. USS Arizona Interments -- Pearl Harbor