Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

Tuskegee Study - Vết Nhơ Không Xóa Được

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay là mồng 6 Tết Nguyên Đán, kể ra thì cũng còn là năm mới.
Đáng lý là chỉ nên nói chuyện vui nhưng vì cần nói lên một vấn đề mà đa số chúng ta rất kiên quyết cho lập trường của mình.
Cuối năm ngoái, Đẽ có viết một bài cho là vấn đề xã hội nào cũng có cái phức tạp của nó; thường thì nó không hoàn toàn thế này hay hoàn toàn ngược lại (phụ chú D). 

Thì lúc này, mọi người cũng đang tranh cãi về vấn đề chích ngừa Covid. 
  • Phe chủ trương chích ngừa thì dùng đủ các cách (kể cả khoa học) để cho là người chủ trương không chích hơi bị... ngu! 
  • Phe chủ trương không chích cũng tìm đủ lý do về quyền tự quyết (cũng như khoa học về miễn nhiễm tự nhiên) để chống chế, để bảo vệ quan điểm của mình. IMHO, họ quên một điều căn bản là họ có thể làm lây lan cho người khác kể cả người thân của họ. Nhưng đây là một đề tài khác.
Bê nên nhớ là người không chích ngừa (unvaccinated) không hẳn là người thuộc đảng Cộng Hòa, không hẳn là người theo phe cựu TT Trump. Họ thuộc rất nhiều thành phần, nhiều màu da, nhiều tôn giáo, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Tóm lại thì người không chích ngừa có lý do của họ và những lý do thì khá đa dạng. 
Bài này chỉ xin đề cập một sự kiện lịch sử của Hoa Kỳ: Nghiên cứu về căn bịnh Giang Mai (Syphilis) và sự kiện lịch sử này cho tới ngày nay vẫn còn là một bài học nhớ đời cho sắc dân Tuskegee...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Sự kiện xảy ra trong một thời gian khá là dài (từ 1932 tới 1997 khi TT Clinton chính thức xin lỗi trước quốc dân) nên có lẽ là dùng "timeline" là ngắn gọn:
  • 1932, 600 người da đen tại quận Macon tiểu bang Alabama (người Tuskegee) được chiêu mộ để tình nguyện tham gia vào công cuộc nghiên cứu của cơ quan y tế của chính quyền, U.S. Public Health Service (PHS). Lý do họ tình nguyện thì là sự hứa hẹn về chăm sóc y tế, những bữa ăn miễn phí, và tiền chôn cất khi chết.
  • Trong số 600 tình nguyện, 399 người đã mắc Giang Mai
  • 1947, Penicillin được công nhận là chữa Giang Mai hiệu quả.  Nhưng các tình nguyện viên này vẫn chỉ được cho uống aspirin, hoặc một số chất khoáng. Lý do? Vì nghiên cứu muốn theo dõi con bệnh mắc Giang Mai (mà không được chữa trị đúng cách) xem Giang Mai sẽ tiến triển ra sao. Tình nguyện viên không biết dã tâm này vì họ không được biết mục đích chính của nghiên cứu: số người mắc Giang Mai lần lượt chết, mù mắt, điên loạn, và hứng chịu sự tàn phá của Giang Mai.
  • Giữa thập niên 60's, Peter Buxton, một điều tra viên của USPHS ở San Francisco biết được về cuộc nghiên cứu vô nhân này nên báo với cấp trên. Một hội đồng được thành lập để đánh giá cuộc nghiên cứu nay; rồi thì chẳng đi đến đâu. Buxton, sau đó, phải tiết lộ chuyện này cho báo chí và vào tháng 7, năm 1972, Jean Heller của hãng truyền thông AP đem chuyện này lên báo chí. Dư luận quần chúng phẫn nộ về dã tâm của ngành y tế Hoa Kỳ. Ở thời diểm này thì:
    • 28 người (tình nguyện)  chết vì Giang Mai.
    • 100 người khác chết vì những biến chứng
    • 40 người phối ngẫu bị lây bịnh và truyền bịnh cho 19 trẻ sơ sinh
  • 1973, một vụ kiện tập thể (class-action lawsuit) thành công với việc bồi thường 10 triệu đô la cho nạn nhân và người thân vào năm 1974.
  • Mãi tới thời TT Clinton (1997), ông mới chính thức xin lỗi với tư cách của một Tổng Thống Hoa Kỳ.


Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê không nên trách những người Tuskegee, người bị yếu hệ miễn nhiễm, người mang thai, vân vân... không muốn chích ngừa Covid (phụ chú E). Mặc dầu là họ nên đi chích.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. The Tuskegee Timeline 
D. Tản Mạn Cuối Năm 2021

Không có nhận xét nào: