Sáng thứ Bảy, ngồi nhâm nhi ly cà phê mà nghĩ chuyện đời. Một chuyện nói lên sự khác biệt của một thể chế dân chủ và một thể chế độc tài: vấn đề chấp cung trước tòa. Tại sao bị cáo tại Mỹ khi ra trước tòa lại thường không dám nói dối khi họ biết là họ sẽ không bị tra tấn đánh đập (1).
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Thôi thì có thì nói có, người ơi!
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tại Hoa Kỳ và những nước văn minh thì việc ép cung, tra tấn, đánh đập kẻ tình nghi (suspected) là lý do để Tòa tha bổng dù những bằng chứng khác cho thấy kẻ tình nghi có tội. Cơ quan công quyền không dại gì mà tra tấn người. Vậy thì làm sao để kẻ tình nghi khai thật?
Vài chiêu rất hiệu nghiệm và hợp pháp:
- Giảm án -- nếu "thành thật khai báo." Nhất là khi vụ án có kẻ đồng phạm. Thường đồng phạm "hại nhau" nhiều hơn ai hết.
- Dùng kỹ thuật thẩm vấn của công tố viên trước tòa. Phụ chú C và D là những kỹ thuật căn bản mà các công tố viên kinh nghiệm luôn dùng. Vài điểm lý thú:
- Công tố viên không hỏi câu hỏi để tìm câu trả lời. Họ hỏi câu hỏi để dẫn người trả lời theo lối họ muốn; mặc dầu có nhiều câu hỏi (leading questions) bị cấm vì cách dẫn dụ quá lộ liễu.
- Công tố viên đặt một loạt câu hỏi (tưởng là ngoài đề) với mục đích để kẻ tình nghi xác nhận là phải, phải, phải, rồi luật sư hỏi câu hỏi để gài kẻ tình nghi không kịp suy nghỉ mà lại trả lời phải, xác nhận tội.
- Sau khi kẻ tình nghi đã trả lời ngắn gọn thì công tố viên giả như bận rộn việc khác mà giữ yên lặng. Sự yên lặng này được tính toán vì kẻ tình nghi tự động khai thêm khi thấy công tố viên im lặng, không nói gì.
- Công tố viên cũng hay đặt hai câu hỏi liên tục; câu đầu dùng một thí dụ tương tự để gài kẻ tình nghi trả lời phải; câu thứ nhì thì hỏi thẳng vào vấn đề (vì kẻ tình nghi đã xác nhận thí dụ trước là đúng thì sẽ có khuynh hướng xác định là đúng cho câu hỏi thứ hai).
Đây là phần chính của bài: nếu công tố viên tìm được chứng cớ là kẻ tình nghi nói láo trước tòa (perjury) thì dù là không phải là chuyện phạm pháp chính thì tội nói láo trước tòa cũng đủ để phạt tiền và tống giam tới năm năm tù (phụ chú B). Thế nên thường là họ trả lời là họ không nhớ chứ không dám khẳng định hay phủ định trong phần trả lời. Bệnh... quên thì không có tội! Nên nhớ là perjury chỉ là khi tuyên thệ trước tòa là sẽ nói sự thật trước tòa. Còn nói láo với báo chí, công chúng thì không kể là perjury.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Thôi thì có thì nói có, người ơi!
(1) Chuyện CIA bị tố cáo là tra tấn khủng bố là một chuyện khác và không biết thực hư ra sao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét