Hôm nay lại có chút thì giờ mà viết lăng nhăng. Chẳng là lóng rầy coi tin tức từ các nguồn... không đáng tin cậy và thấy khá nhiều bài thông tin... như biết rồi.
Tháng 3 năm nay, trên Internet, có khá nhiều bài viết cùng như videos bênh và chống việc nên hay không nên mua xe của hãng Vinfast. Theo ý kiến cá nhân của Đệ, đây là một quyết định hoàn toàn cá nhân. Hy vọng là quyết định của người mua dựa vào sự kiện thật (facts), dựa vào con số (data) chứ không dựa vào cảm tính.
Những lời phát biểu như "người Việt thì phải mua xe Việt" nó... làm sao ấy! Nếu quốc gia nào cũng lập luận kiểu như vậy thì Việt Nam làm sao xuất cảng hàng hóa và bán cho ai?
Thôi không nói về những tranh luận vô bổ này, Đệ chỉ xin là cả hai phe (bênh hay chống) thì xin dùng lập luận khoa học và thực tế chứ đừng dùng ngụy biện (fallacies) và cảm tính. Quan trọng hơn nữa là tranh luận trong sự tôn trọng lẫn nhau; già hết rồi, các cụ!
Cập Nhật II:
- Phút 5:12 trở đi ông tài xế biểu diễn dùng tay che mắt trên cao tốc tại Hoa Kỳ. Lần đầu lái VinFast VF8 trên xa lộ Mỹ, Andrew Lê hai tay bịt mắt, ngửa ghế nằm cho xe tự lái.
- Thấy gì từ vụ Vinfast VF9 va chạm? Hiểu nhầm về ADAS gây hiểm hoạ | Mê Xe Podcast #14 Đệ không xem hết cái video này. Để đây ai thích xem thì xem.
Bây giờ xin vào đề tài chính: chỉ nên mua xe mà mình có thể vận hành an toàn được, i.e. (có nghĩa là) không mua xe quá tối tân, quá phức tạp khi vận hành. Nút thật, nút ảo nhiều quá lại thêm khẩu lệnh (mà xe không hiểu) làm cho việc vận hành trở nên khó khăn không cần thiết. Bê sẽ bảo là lo gì; đã có tài xế đối phó với những rắc rối này.
Hừm, đã có tài xế thì cần gì tới ADAS (Advanced Driver- Assistance System): chỉ cần mua xe với chức năng tiện nghi (xe êm, không ồn, lạnh ấm đúng nơi đúng chỗ, hệ thống âm thanh, chương trình bảo hành, hậu mãi, vân vân) còn việc lái thì để tài xế lái. Thế thì lại cũng không nên mua xe quá tối tân.
Tương tự, BigBoss (BB) của Đệ, chạy một chiếc xe Nhật với chức năng tương tự cứ phàn nàn là xe tự lắc khi xe chạy trật làn xe. Sau đó thì chính Đệ cũng kinh qua chuyện này khi lái xe của BB. Cả tuần sau mới vỡ lẽ là xe ở level 1 nên xe tự chỉnh để giữ làn đường (xin xem phụ chú B và D để biết các mức tự động hóa của xe hơi).
Nguy hiểm thì chắc là không; nhưng xe tạo bất ngờ cho người lái. Người lái mà thất kinh thì có thể phản ứng (sai) và dẫn đến tai nạn. Sau đó Đệ phải vào Internet để học cách tắt cái chức năng này!
Như trên có nói tới ADAS, chỉ cần bấm một nút, có xe ở level 2 (và trở lên) sẽ chuyển qua dùng ADAS và xe sẽ dùng phần mềm AI để tự lái, tự giữ làn xe, tự thắng, tự... gây tai nạn nên người lái vẫn phải sẵn sàng can thiệp khi cần (xin xem phụ chú D: level 2 người lái vẫn phải ở trong tình trạng chủ động theo dõi và sẵn sàng đảm nhận tay lái khi cần thiết và level 3 vẫn cần sự can thiệp của người lái trong một số trường hợp).
Theo phụ chú C1 và C2 thì hiện nay chỉ có Mercedes nhận được giấy phép của một tiểu bang (Nevada) để mang xe với ADAS level 3 ra đường phố. C'est à dire, các xe khác tối tân lắm thì cũng chỉ level 2 trở lại và có nghĩa là trên pháp lý và bảo hiểm thì người lái vẫn chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra. Phải chờ tới khi có xe hơi ADAS level 4 thì khi đó, nếu có tai nạn thì mới thưa kiện hãng xe (thay vì hãng bảo hiểm cho người lái trên chiếc xe) được. Hiện nay, hãng bảo hiểm sẽ thu thập thông tin để biết xe level 2 và level 3 có gây tai nạn nhiều hơn hay ít hơn mà điều chỉnh giá bảo hiểm cho các xe này.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài.
D. Các levels của autonomous driving được xác định bởi tổ chức Society of Automotive Engineers (SAE) International và được chia thành 6 cấp độ như sau:
Level 0 - Không tự lái: Xe chỉ được điều khiển bởi người lái.
Level 1 - Hỗ trợ lái: Xe được trang bị các tính năng hỗ trợ lái như hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống giữ làn đường (Lane Keeping Assist), hệ thống giữ khoảng cách an toàn (Adaptive Cruise Control) nhưng người lái vẫn phải điều khiển xe.
Level 2 - Tự lái một phần: Xe có khả năng tự lái trong một số tình huống như đi trên đường cao tốc nhưng người lái vẫn phải ở trong tình trạng chủ động theo dõi và sẵn sàng đảm nhận tay lái khi cần thiết.
Level 3 - Tự lái tương đối: Xe có khả năng tự động lái và quản lý các tình huống phức tạp nhưng vẫn cần sự can thiệp của người lái trong một số trường hợp.
Level 4 - Tự lái cao: Xe có khả năng tự lái hoàn toàn trong một số điều kiện nhất định, người lái không cần can thiệp vào tay lái.
Level 5 - Tự lái hoàn toàn: Xe có khả năng tự lái hoàn toàn trong mọi điều kiện môi trường và tình huống giao thông, không cần người lái can thiệp vào tay lái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét