Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

Nhìn Bê Chỉ Thấy Cái Đinh.

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay, ngồi nhà, đọc lại một bài blog cũ Nếu Tôi Sai... và rồi suy nghĩ vẩn vơ: tại sao? 
Tại sao ta thường không thấy được sự sai lầm của chính mình trong khi ta rất nhậy bén trong việc nhìn ra sai lầm của người khác. 
Có lẽ bản tính của con người là vậy: Ta thấy cái dằm (a speck) trong mắt người khác mà không thấy được cả cây cột (a log) trong mắt mình (phụ chú B). 
Đúng, đúng; nhưng vẫn còn là mông lung! Bài này Đệ chỉ muốn bàn về một khía cạnh của vấn đề này. Tư duy/phán đoán của mỗi con người chúng ta được cấu thành từ những kinh nghiệm/hiểu biết (KN/HB) mà chúng ta tích lũy. Vậy nên cách chúng ta nghĩ (và đưa ra kết luận) thường tùy thuộc vào KN/HB của chúng ta trong quá khứ (nếu không thu thập thêm dữ kiện mới). A, thế thì...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Đây là sự nguy hiểm của KN/HB chuyên sâu (deep understanding, deep learning, specialized learning) nếu chúng ta không ý thức được ngay trong sát na (giây phút) mà chúng ta dựa vào KN/HB. của chúng ta trong quá khứ, để đưa ra luận lý và đi đến một kết luận. Kết luận này thường sẽ đúng vì là kết quả của educated reasoning (tư duy hợp lý). NHƯNG không có gì bảo đảm nó là đúng 100% và đúng mãi mãi.
Xin lấy một thí dụ (xin nhấn mạnh là tôi không phải là Bác Sỹ Y Khoa): nếu một bệnh nhân than thở với ba người Bác Sỹ (một chuyên gia não bộ, một chuyên gia hệ thần kinh, và môt chuyên gia về sinh học tổng quát) về chứng nhức đầu của mình thì ba vị Bác Sỹ này sẽ có nhận định đầu tiên (preliminary prognostic) khác nhau (dựa trên KN/HB của họ). Nếu họ không đi một bước (hay nhiều bước) nữa như quan sát, thử nghiệm, phỏng vấn, vân vân thì kết luận của họ, với chỉ có KN/HB, có thể sai: chứng nhức đầu của người bệnh nhân này chỉ xảy ra khi ông ta nhận được thơ đòi tiền nhà, điện, nước, ga, điện thoại mỗi tháng! KN/HB về não bộ, hệ thần kinh, cân bằng hóa học, gì gì cũng chẳng giúp gì cho chứng nhức đầu này và các Bác Sỹ này nên giới thiệu ông với Bác Sỹ Tâm Lý thì hơn (mặc dầu sự trục trặc nào trong não bộ, hệ thần kinh, hay cân bằng hóa học nào cũng có thể dẫn đến nhức đầu).

Wait! Thế tại sao cả ba Bác Sỹ đều có KN/HB về Y Khoa mà lại đoán bệnh khác nhau? Khác vì KN/HB khác nhau. Người chuyên sâu về não bộ thì nghi là do bất thường trong não, người chuyên thần kinh thì đinh ninh là thần kinh, người giỏi về sinh học thì định đoán là do mất cân bằng hóa học, vân vân...

Trở lại đầu bài blog, Đệ có nói là mình dễ dàng nhận ra sai lầm của người khác là tại sao? Đơn giản là vì mình không có được cùng cái KN/HB của người khác (mình có thể có cái KN/HB của mình nên mình "nhìn" ra).
Hãy nhớ, 'To a man with a hammer, everything looks like a nail' (Đối với người có chiếc búa trên tay, mọi vật đều giống như một cái đinh)
(Abraham Maslow, phụ chú C). Hay nói khác đi thì dưới tầm nhìn của chuyên gia não bộ, bệnh nào cũng có nguyên nhân từ não! Còn khi Đệ cầm cái búa trên tay thì nhìn Bê chỉ thấy cái đinh.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Đường mòn giúp người già tìm đường về nhà; nhưng cũng vì đường mòn mà ta không còn sáng tạo được nữa.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Matthew 7:3-5 "Why do you see the speck in your neighbor's eye, but do not notice the log...

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Wordle... Last. Cập Nhật II

Thân chào các Bê (*),
Ok, ok lần này là lần cuối nói về Wordle. Một trò chơi đòi hỏi sự kiên nhẫn lẫn một số vốn kha khá tiếng Anh. Xin Bê đọc lại các bài trước:

    Wordle... Again!

    Hôm nay lại bầy ra một chiêu mới để chơi với Wordle. Trò chơi này lôi cuốn là mỗi ngày chữ bí ẩn một khác nên trò chơi biến chuyển mỗi ngày một khác...

    Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

    Hai, ba hàng và bốn điểm:

    • Vàng tính một điểm, không tính cùng một chữ hai hay nhiều lần.
      Thí dụ hàng một có chữ A màu vàng rồi ở hàng hai có chữ A, ở vị trí khác, màu xanh thì chỉ tính chữ A xanh (hai điểm)
    • Xanh tính hai điểm; cũng như trên chỉ tính một lần.
    • Có được bốn điểm (hoặc hơn) thì hàng tới phải "go for a kill" (đoán chữ bí ẩn).
      Bốn điểm có thể là có bốn vàng, hoặc hai vàng/một xanh, hoặc hai xanh.
    • Tại sao phải "go for a kill" sau khi có bốn điểm. Kinh nghiệm cho thấy là bốn điểm là đủ để mình đoán (khá chính xác) chữ bí ẩn. 
    • Nếu go for a kill mà trật thì sao? Không sao, thường là còn hàng năm, hàng sáu. Lo gì?

    Cập Nhật I: Nếu hàng đầu mà đã có bốn điểm thì khoan hẵng kill. Dùng hàng 2 với những chữ cái mới và hy vọng là thêm điểm rồi kill ở hàng 3. 

    Nếu hàng 2 toàn đen thì tùy: có thể kill vì đã có bốn điểm và nhiều đen đủ để kill. Nhát tay thì sẽ kill ở hàng 4.


    Cập Nhật II: Nếu hai hàng đầu cho 4 điểm (2 xanh) thì có thể kill ở hàng 3.

    Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.

    Thân,

    Chú thích:
    (*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì lâu lâu có thất bại cũng là vui.

    Phụ chú:

    A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài


    Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

    Thế Ai Kia Thì Sao?

    Thân chào các Bê (*),
    Ngoài trời thì giông bão mà lòng người thì cũng bất an. Bất an nên sân si mà nhớ tới một mẩu chuyện trao đổi cách đây vài tuần khi Đệ và BB chở ông bà A và bà B đi chơi. 
    Đường xa. Chuyện Trump phải ra tòa được bà B nhắc tới và ông A chận họng bằng câu hỏi: "Thế còn chuyện Hunter Biden thì sao?" Bà B tức quá (vì biết ông A rất bênh ông Trump) mới bắt đầu giải thích chuyện của Hunter là khác, vân vân...

    Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
    Người Anh đặt cho cách tránh né này một cái tên là "WhatAboutIsm" (Chủ nghĩa "Thế Ai Kia Thì Sao?" Chủ nghĩa "Thế Cái Kia Thì Sao?"). 

    Tránh né là tránh né chuyện mà người khác đưa ra để bàn hoặc để hỏi. 
    WhatAboutIsm là cách đặt một câu hỏi khác, với mục đích không trả lời câu trước và chuyển đề tài qua chuyện khác. 
    Thí dụ như bà B đưa ra chuyện ông Trump sắp ra tòa vì bị truy tố tội khai gian, thì ông A kê tủ đứng vào miệng bà B với câu hỏi mới: "Thế ông Hunter Biden thì sao?" (ý nói về hành vi, có thể là, phạm pháp của con trai TT Joe Biden, phe đối thủ của ông Trump, máy tính xách tay vân vân).

    Chuyện chỉ có vậy mà hai bên cãi nhau: 
    • ông A dùng WhatAboutIsm (ông A biết là mình thua nếu cứ bàn về ông Trump, vì tội Ngài rành rành ra đó). 
    • Bà B thì nghĩ Hunter vô tội nên muốn "giáo huấn" mọi người. (1)
    In My Humble Opinion (IMHO) thì nếu có bằng cớ thì dù là ai cũng phải đối mặt với pháp luật. 
    Đệ không ngây thơ mà nghĩ rằng nước Mỹ không có bao che, không có tệ nạn. COCC vẫn là nhiều lợi thế hơn DNCĐ. Cha đang làm TT nên Hunter có thể tạm thời thoát tội... Nhưng nếu vì không buộc tội được Hunter Biden thì không được buộc tội Trump, thì Đệ thấy là lý luận này không ổn.

    Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
    Thân,

    Chú thích:
    (*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Lý luận, ai không tội thì hãy ném đá, mang bản sắc quá lý tưởng.
    (1) Thật tình mà nói thì Đệ không chắc là Hunter vô tội. IMHO, ai có bằng chứng xác thực thì xin đưa ra; chứ phe ông Trump cứ vu vạ mà không có bằng chứng thì có vẻ... vô duyên.

    Phụ chú:
    A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
    B. whataboutism