Hôm nay lại xin lăng nhăng về một đề tài mà chắc là nhiều người đã biết; tuy nhiên là cần thiết vì chắc là có người vẫn chưa biết hoặc chưa từng thấy cái hay của phụ đề, để mà dùng nó thường xuyên:
- Ngôn ngữ dẫn đến kiến thức.
- Thời nay ai cũng có khả năng đăng tải "kiến thức" nên vàng thau lẫn lộn.
- Muốn tránh cái sai, cái "dốt" của người khác (1) thì cần tham khảo, đối chiếu, so sánh để tìm ra cái đúng, cái tốt, cái chân thật.
- Giúp mình hiểu video, với tiếng nước ngoài, muốn nói gì.
- Giúp mình củng cố vốn ngoại ngữ nếu mình đã thạo ngoại ngữ.
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Phụ chú B cho biết là có khoảng 3,7 triệu videos mới được tải lên Youtube.com mỗi ngày. Số lượng này là rất lớn và nếu chỉ 10% là videos hữu ích thì cũng là trên 370 ngàn videos. Dĩ nhiên là số lớn là nói tiếng nước ngoài (không phải là tiếng Việt).
Nên ngay như Đệ đây có chút ít thông hiểu ngoại ngữ thì khi nghe tiếng Đức cũng là... điếc!
Youtube ngày càng tiến bộ nên đã giúp Đệ bằng cách phụ đề tiếng Việt cho Đệ. Sau đây là cách thiết đặt phụ đề tiếng Việt từ video nói tiếng Anh, như một thí dụ:
- Nhấn vào nút có chữ "CC" (2) (thường ở dưới, tay phải; như hình 1)
Hình 1 - Nhấn vào nút hình bánh xe răng cưa (settings; như hình 2)
Hình 2 - Nhấn vào "CC subtitles" như hình 3
Hình 3 |
- Nhấn vào "Auto-translate" như hình 4
Hình 4 - Chọn "Vietnamese" như hình 5
Hình 5 - Kiểm tra xem mình có phụ đề tiếng Việt chưa. Từ đó chỉ cần bật tắt nút CC.
Hình 6 |
Máy tính của Bê có thể có hình ảnh hơi khác với những hình trên; nhưng nguyên tắc thì giống nhau.
Cập nhật I: Hình 7 cho thấy là youtube có thể dịch từ bài hát tiếng Pháp qua tiếng Việt.
Dĩ nhiên là có những lúc Youtube dịch... bậy bạ vì tiếng Việt quá xúc tích nhưng đa phần là tạm ổn.
Còn cái lợi thì khá lớn: muốn vươn tầm quốc tế thì phải ra khỏi ao làng bằng mọi cách có thể.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Việc thông hiểu ngoại ngữ không căn cứ "nhiều" trên sự thông minh; bằng chứng là nhiều người thông thạo ngoại ngữ nhưng chỉ là nói như vẹt. Nên chi, khi có phụ đề thì nên xài phụ đề để hiểu tường tận vấn đề (nhưng cũng cảnh giác là sự phiên dịch có thể sai).
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Việc thông hiểu ngoại ngữ không căn cứ "nhiều" trên sự thông minh; bằng chứng là nhiều người thông thạo ngoại ngữ nhưng chỉ là nói như vẹt. Nên chi, khi có phụ đề thì nên xài phụ đề để hiểu tường tận vấn đề (nhưng cũng cảnh giác là sự phiên dịch có thể sai).
(1) Cái dốt của chính mình thì khó tránh hơn và là một đề tài khác.
(2) Gạch đỏ dưới chữ CC báo cho mình biết là phụ đề đang bật.