Hôm nay lại lăng nhăng viết về một loại bánh "Tây" mà các Bê đều có ăn qua: Le Croissant. Bánh Croissant thì không xa lại với thế giới, đặc biệt là những nước có tiếp xúc với nền ẩm thực Pháp như Việt Nam. Thế thì còn gì mới lạ để viết ra đây, ông? Dạ, thì đã bảo là Đệ thích viết nhăng cho đầu óc tiếp tục hoạt động mà!
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Bánh croissant mà ở Việt Nam có người gọi là bánh sừng bò có hình dáng giống sừng bò. Hừm, croissant có nghĩa là trăng lưỡi liềm theo nguyên ngữ crescent mà không biết bác nào nỡ cúng cơm đặt cho nó cái tên trần tục là "sừng bò"!!! Thôi thì từ nay cứ gọi nó là cái bánh croissant cho có vẻ hoà đồng với thế giới.
Đặc Điểm
Croissant là bánh bột mỳ nướng với hai đặc tính dễ phân biệt: một là phải có bơ (butter, beurre) và hai là phải sốp vì bột nhồi rồi sếp lớp (multilayer folded dough). Hơn nữa, phải có hình thuôn dài mập ở giữa trong khi hai đầu cong lại và nhọn. Bê cứ vào Le Croissant thì thấy ông Gúc Gồ trưng bầy hình bánh croissant đủ kiểu đủ cỡ. Thường thì croissant không có nhân vì croissant đủ bản lãnh để tự thể hiện mình là "bánh của bánh", là "mother of all pastry" (cái này là Đệ đặt ra vì lòng... yêu croissant, nghe) mà không cần trợ lực từ đường, mứt, hạt (như hạnh nhân), chocolate, hoặc thịt.
Nhưng tại Mỹ thì không khó tìm các biến tấu của croissant với đường, hạt hạnh nhân (almond), hoặc sô cô la (chocolate). Hừm có cần không? Dạ, trăm lần không, ngàn lần không! Croisant có nhân (theo Đệ) không còn là croissant nữa!
Tại sao lại có đường? Thích đường thì xin Bê chọn Doughnut (donut) của Mỹ cho. Tại sao lại có chocolate? Thích sô cô la thì xin Bê chọn một cái Éclaire cho. Thích hạnh nhân thì sao không chọn Macaron? Sao cứ muốn con Thiên Nga có thêm lông Công? Quên, không nói với Bê là croissant cần không ngọt "hỗn" (cái ngọt chỉ có như một "after taste"; đến sau khi đã được nhai trong miệng). Khi Bê cắn một miếng Kripy Kreme (thuộc loại donut có lớp đường phủ mặt; sugar glazed donut) mà môi mà lưỡi nhận biết đây là đường thì cái ngọt này là ngọt "hỗn".
Nhưng tại Mỹ thì không khó tìm các biến tấu của croissant với đường, hạt hạnh nhân (almond), hoặc sô cô la (chocolate). Hừm có cần không? Dạ, trăm lần không, ngàn lần không! Croisant có nhân (theo Đệ) không còn là croissant nữa!
Tại sao lại có đường? Thích đường thì xin Bê chọn Doughnut (donut) của Mỹ cho. Tại sao lại có chocolate? Thích sô cô la thì xin Bê chọn một cái Éclaire cho. Thích hạnh nhân thì sao không chọn Macaron? Sao cứ muốn con Thiên Nga có thêm lông Công? Quên, không nói với Bê là croissant cần không ngọt "hỗn" (cái ngọt chỉ có như một "after taste"; đến sau khi đã được nhai trong miệng). Khi Bê cắn một miếng Kripy Kreme (thuộc loại donut có lớp đường phủ mặt; sugar glazed donut) mà môi mà lưỡi nhận biết đây là đường thì cái ngọt này là ngọt "hỗn".
Croissant Sandwich
Cái này là cái quái quỷ gì đây? Croissant sandwiches? Chắc có lẽ đây là phát minh không cần có! Nhưng thôi ai thích thì cứ thích: Đệ thỉnh thoảng cũng... làm một cái (khi tạm thời quên tên Bác sỹ của mình).
Nguồn Gốc
Croissant được xã hội Tây Phương cho là bắt nguồn từ Áo vào thế kỷ 19 (phụ chú B, C và D) và trở thành "French" croissant vào đầu thế kỷ 20. Thuyết này cũng cho là croissant là hậu duệ của Kifli tuy nhiên Kifli (hay Kipferl) được sếp vào dạng bánh mỳ (bread) chứ không phải bánh ngọt (pastry).
Nếu Không Có Croissant Thì Sao?
Dạ, đi du lịch ở đâu mà không tìm ra croissant thì Bê ăn đỡ Danish Pastry hay Sfogliatelle. Hay có cái Cannoli thì cũng là tạm quên niềm nhớ croissant. Coi chừng đường, nghe! Còn Bê nào thích ngọt nữa thì thử Baklava xem sao. À mà sao Đệ nghi là Baklava với cách sếp lớp (multilayer dough) của bột bánh có thể ảnh hưởng tới sự ra đời của bánh croissant (Baklava có lịch sử từ thế kỷ thứ 3).
Còn Làm ở Nhà?
Cái này là Bê muốn "kiếm chuyện", nghe! Làm lấy có cái hay của nó vì mình "control" được mọi chuyện từ bột, từ đường, từ bơ và cũng như cách nướng. Bê muốn thì thử xem Croissant - Taste of Paris - Bruno Albouze - THE REAL DEAL (nếu hiểu tiếng Anh). Còn nếu biết tiếng Pháp thì xem Recette des Croissants maison / Homemade croissants - English subtitles - 750 Grammes. Không biết tiếng Tây, tiếng U (U như trong USA) gì hết thì sao? Thì Bê "coi" cả hai cái video này mà làm theo thì được! Quan trọng là:- Bột có men nổi nhồi xong để tủ lạnh.
- Chọn loại bơ lạt (unsalted butter). Đệ có dịp học với một giáo sư, ông từng làm cho hãng Land O' Lakes nên xin giới thiệu bơ Hoa Kỳ này vì nổi tiếng quốc tế. Bê nào chuộng bơ Tây thì cũng tốt.
- Cán bột thành miếng lớn rồi gấp thành nhiều lớp. Thấy họ gấp làm sao thì mình bắt chước làm vậy.
- Làm nóng lò trước khi bỏ bánh vào.
- Độ nóng cũng như thời gian cũng khá quan trọng nhưng đừng quên dùng mắt theo dõi chúng. Mắt Bê mà thấy ngon thì miệng lưỡi Bê sẽ đồng ý thôi.
Làm Sao Biết Là Ngon?
Dễ lắm! Cái croissant nào mà Bê thấy ngon là nó... ngon! Thật là "dở hơi" khi Bê bỏ tiền ra mua mà sau đó lại chê là không ngon. Có chăng là cái croissant Bê đang ăn không ngon bằng những cái croissants Bê đã từng ăn. [thật ra thì có vài chỗ làm... rất dở! Nhưng chỉ cần nhìn là đã không mua rồi].Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Cái tuyệt vời của Croissant là già trẻ lớn bé, nhai khỏe hay không đều có thể thưởng thức được!
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài.
B. Origins of the croissant -- The Hungarian Girls.
C. Bánh Sừng Bò -- Wikipedia
D. Croissant -- Wikipedia (Tiếng Anh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét