Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Khi Can Phạm Trở Thành Nạn Nhân

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay Đệ lại xin nói về một đề tài mà chắc ai đã từng học qua bậc Trung Học đều có trải nghiệm qua: bị bạn bè bắt nạt hay sách nhiễu (being bullied). Có khi nào Bê đã là kẻ sách nhiễu (the Bully), không đây? Hy vọng là không bởi vì nếu đọc hết bài này thì Bê sẽ biết là làm người sách nhiễu người khác, rốt cuộc cũng không sung sướng gì! Vì vậy bài này mới có cái tên "Khi Can Phạm Trở Thành Nạn Nhân" (1)

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Sách nhiễu từ bạn học (thường là Tiểu Học hoặc Trung Học) là một vấn nạn rất lớn trong xã hội Hoa Kỳ. Phim ảnh Hollywood cũng như phim tài liệu cũng đã nói đến vấn nạn này. Hôm nay, Đệ xin đề cập tới một phim khác đặc biệt cho đề tài này: A Girl Like Her (phụ chú B).
Đặc biệt là ở chỗ, khi Đệ xem phim này thì đã biết, phim dựng lên (fictional), phim không có thật; nhưng suốt quá trình xem phim vẫn luôn có cảm giác là câu chuyện thật. "Thật" đến mức mà nhà sản xuất còn tung một phát súng ân huệ (coup de grace) là "muốn biết Jessica có được cứu sống không thì vào trang mạng...". Đệ xin thú thiệt là, mặc dầu biết Jessica là nhân vật phim; chứ không có thật ngoài đời, Đệ có vào trang mạng này để hy vọng là người viết phim "cho" nhân vật Jessica được sống lại sau khi hôn mê kéo dài tại cuối phim (kết quả của tự tử bằng thuốc ngủ của mẹ). Câu chuyện giả tưởng nhưng được quảng cáo là "Based on a million true stories," (phụ chú C) thế mới thật là hay!
Hay nhất có lẽ là phim dùng một kỹ thuật dựng phim (film montage) khá mới mẻ  với ba thành phần:
  1. Diễn xuất với diễn viên vào vai nhân vật.
  2. Dùng footages (những đoạn clip video của máy camera được giấu trong món trang sức cài trên ngực áo của Jessica). Film montage có một nghĩa mới với kỹ thuật này, phải không?
  3. Đặc biệt là phim lại có một số phân cảnh mà người xem "thấy" được sự hiện diện của người viết phim và cũng là giám đốc Amy S. Weber. Thấy mà không thấy vì chỉ thường là chỉ thấy cánh tay và tay cầm máy vi âm (microphone) của Weber. Nhưng nghe thì rất rõ sự hiện diện của Weber vì những đối thoại với Avery (người sách nhiễu).

Hay trên cả nhất có lẽ là khi Avery nói câu cuối cùng trong phim, trong nước mắt. Avery nói gì? Bê phải coi phim thôi!
Xem phim mà Đệ nghĩ đến hiện tượng nữ học sinh ở Việt Nam đánh bạn học và công khai chia sẽ video thành tích trên youtube và mạng xã hội. Một điểm quan trọng là bà mẹ của Jessica nhắc đi nhắc lại bên giường bệnh là bà không ngờ và không biết được sự thể trước đó. Phim muốn cảnh báo cha mẹ là hiện tượng này rất phổ biến và sự tai hại của nó thì hủy hoại đời người. Lý lẽ "kid being kid" (con nít thời nào chẳng vậy), không đứng vững cho người coi phim này.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê mà biết là con cháu mình bị sách nhiễu thì chắc là bực mình lắm! Với kinh nghiệm sống sót qua cuộc chiến thì để bị sách nhiễu là thật không chịu được!
(1) Khác với bài Khi Nạn Nhân Trở Thành Can Phạm.


Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Variety--Film Review: ‘A Girl Like Her’
C. Based on a million true stories 

Không có nhận xét nào: