Thân chào các Bê 60*,
Hôm nay, Đệ xin viết tiếp về các chiêu mà Laurence Kotlikoff đã liệt
kê chi tiết trong một bài viết của ông ta cho báo Forbes. Mục đích của
tại hạ viết nhăng ở đây là để kích thích sự tò mò của quý vị với mục
đích tham khảo. Xin quý vị đọc bản nguyên văn của giáo sư Kotlikoff ở
đường dẫn cuối bài trước khi quyết định việc hưu trí của quý vị. Có lười
thì xin nhờ con cháu nó đọc dùm. Sau này có chửi thì lôi nó ra chứ đừng
chửi tại hạ. Bài này xin bàn về chiêu số 4 và số 6.
Dạ, dạ, Đệ xin vào đề...
Chiêu số 4 -- File and Suspend (Khai và treo):
Nếu Bê và Nửa Kia đều đến tuổi hưu toàn phần thì một người có thể xin ăn theo người kia: Người kia phải khai hưu và lập tức xin "treo" (File and Suspend strategy). Người kia sẽ không lãnh hưu mặc dầu đã khai (vì xin treo) và tiền hưu của người kia sẽ tăng theo số năm xin treo. Tại sao Nửa Kia phải làm vậy? Vì Nửa Kia có khai (file) thì Bê mới xin ăn theo được. Tỉ dụ như vợ chồng Bê đều đến tuổi 66 cùng một lúc. Bê Thấp lãnh PIA là $800. Bê Cao nếu lãnh thì PIA là $2,400. Nên Bê Cao phải khai hưu nhưng treo (File and Suspend) thì Bê Thấp xin ăn theo được 50% PIA của Bê Cao là $2,400 / 2 = $1,200. Nghĩa là mỗi tháng thêm được $400. Trong khi Bê Cao vẫn đi làm và hoãn lãnh hưu nên tiền hưu sau này của Bê Cao sẽ tăng 8% mỗi năm treo không lãnh. Xin xem bài ngày 6 tháng 6 để biết PIA là gì.
Chiêu số 6 -- Start Stop Start (Khai, ngừng và khởi động lại):
Start Stop Start có thể hợp lý với vợ chồng chưa khai hưu hoặc khi tuổi hai vợ chồng cách biệt ở mức mà chiêu số 4 (File and Suspend) không có lợi. Thí dụ, Bê Cao (lương hưu nếu lãnh thì cao hơn Bê Thấp) mới 62 tuổi; còn Bê Thấp đã 66 tuổi. Bê Cao khai hưu (ở tuổi 62) để Bê Thấp khai hưu toàn phần và được hưởng 50% lương hưu của Bê Cao. Bê Thấp lãnh như thế cho đến năm 70 tuổi thì xin chuyển qua lãnh hưu của chính mình. Lương này cao vì tăng khoảng 32% so với lương hưu của Bê Thấp ở tuổi 66. Còn Bê Cao thì sao? Bê Cao sẽ treo (suspend) lương hưu ở tuổi 66 (khi Bê Thấp ở tuổi 70) và chờ 4 năm sau sẽ lãnh lại ở tuổi 70. Khi ấy lương hưu của Bê Cao sẽ khoảng 32% so với lương hưu lãnh những năm 62, 63, 64, 65 tuổi. Xin xem phụ chú "C", để biết rõ điều này (quan trọng ở chỗ 32% tăng là so với tiền lương hưu lãnh năm 62 tuổi). Xin nhắc các Bê là khai hưu năm 62 tuổi (như trường hợp Bê Cao ở đây) thì chỉ lãnh khoảng 70% tiền hưu nếu Bê Cao chờ tới 66 tuổi.
Hai chiêu này rất lợi hại nhưng xin các Bê suy nghĩ thật kỹ cũng như tư vấn với Sở ASXH và với chuyên gia. Tại hạ chỉ viết nhăng ở đây như là một gợi ý cho các Bê là những chiêu này khả thi cho một số trường hợp.
Để kết bài này xin chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ. Tuần sau xin hầu các Bê một bài về nghệ thuật ăn bao bụng (buffet) và khái niệm "Buffet of Buffets".
Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60
tuổi trẻ. Bê 60 thường rất băng khoăng về quyết định hưu như thế nào thì có lợi nhất.
Phụ chú:
A. 44 chiêu để tối ưu hóa tiền hưu - 44 Social Security 'Secrets' All Baby Boomers and Millions of Current Recipients Need to Know
- Revised!
B. Tiểu sử và thành tích của Laurence Kotlikoff
C. Nói rõ thêm về Start Stop Start
Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014
Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014
Xoài Ngâm Cam Thảo
Thân chào các Bê*,
Hôm nay, tại hạ xin viết một bài về kinh nghiệm ngâm xoài sống của bản thân mình. Bê sẽ nói: "Cái ông này hết chuyện rồi nên bắt đầu viết lăng nhăng!" Dạ, không phải! Đề tài về hưu trí và đầu tư thì còn nhiều, nhưng đời sống có phải chỉ là tiền bạc đâu! Đệ sẽ viết cả chuyện trên trời dưới biển vì đã ở tuổi Bê rồi thì thiếu gì chuyện để kể. Á, á, Bê đừng nói tại hạ nhiều chuyện, nghe! Chỉ có hai loại đề tài mà tại hạ đây sẽ không viết là chính trị và tôn giáo.
Dạ, dạ, Đệ xin vào đề....
Kết quả mong đợi (expecting results) là xoài ngâm sẽ:
a. Dòn, khi ăn, cắn miếng xoài phải tạo tiếng dòn tan.
b. Không chua. Miếng xoài phải mất độ chua vì chất quá chua làm hại răng.
c. Miếng xoài phải mát lạnh khi đem ra mời khách.
d. Nhai miếng xoài, người ăn phải cảm được vị ngọt ngọt, mặn mặn và có chút ít vị chua (chỉ hơi chua thôi). Hơn nữa, còn hơi cay cay thì... trên cả tuyệt vời.
e. Xoài phải thơm mùi... xoài và mùi cam thảo. Nếu Bê như Đệ thì xoài còn có mùi vỏ chanh hoặc mùi vỏ quít. Mùi thì phải thoang thoảng thôi.
f. Xin đừng quá tay về mùi và vị, nghe quý vị. Quá ngọt, quá mặn, quá cay, hay quá thơm đều bị khách chê!
Nguyên liệu:
- Xoài xanh bốn năm trái. Chọn xoài non và loại dòn nhưng ít chua thì tốt.
- Ớt, vài trái.
- Cam thảo xắt lát, mua ở chợ hay tiệm thuốc Bắc.
- Vài trái chanh xanh (lime) để lấy vỏ. Chanh xanh chứ không phải chanh vàng (lemon) ở Hoa Kỳ. Dễ hơn thì mua vài trái quit nhỏ cũng được.
- Đường và muối thì... chôm của nhà bếp.
- Mật ong mua ở chợ Mỹ.
Bê sẽ nói: "Rề sai pi (recipe) gì mà không có cân lượng! Cái gì cũng đại khái không có số lượng!" Dạ, đúng, vì Đệ thuận theo tự nhiên. Bê phải dùng mắt, tay, lưỡi để lựa xoài chứ có trái xoài nào giống y chang như trái xoài nào đâu mà nói cân lượng. Theo ngu ý thì recipes có cân lượng chính xác là... phản khoa học vì những công thức cứng ngắc này tước đi tính sáng tạo của người làm món ăn. Mình làm mình ăn thì phải chua, phải ngọt, phải mặn ở mức độ mình thích (hoặc BB mình thích [xem chú thích], cái này tối quan trọng, nghe). Một vấn đề thường nghe là cùng một món ăn mà người khen, người chê là tại vì làm theo công thức mà không quan tâm tới người ăn.
Công đoạn:
Hai công đoạn chính là 1) chuẩn bị xoài, ớt, vỏ chanh, vỏ quit và 2) pha nước ngâm
- Chuẩn bị xoài: dùng dao bào để bỏ vỏ xoài. Chuẩn bị một thau nước với ít muối để chứa xoài sau khi cắt miếng. Xắt sao cũng được! Miễn là đừng nhỏ quá hoặc mỏng quá vì mỏng quá làm mất tính dòn của miếng xoài. Nhưng, Bê muốn cắt thế nào thì cứ dùng óc sáng tạo của mình, đừng quá câu nệ. Nếu có thể thì xắt ngang trái xoài thành khoanh rồi bỏ phần hột từ khoanh ra. Khoanh hay nửa khoanh đều đẹp. Nhớ ngâm vào nước muối để giữ màu của miếng xoài. Nước muối này sẽ bỏ đi không dùng để ngâm xoài.
- Chuẩn bị ớt: Ớt đỏ xẻ dọc để mở trái ớt ra hoặc xắt lát đều được. Sáng tạo đi, Bê! Đệ thì chế mốt (mode) bằng cách dùng kéo cắt xéo trái ớt thành nhiều lát nhưng đường kéo không cắt đứt những lát này khỏi trái ớt. Trái ớt sau khi giải phẩu giống như nhánh cây với lá mọc một bên. Sáng tạo đi, Bê!
- Chuẩn bị vỏ chanh, vỏ quít: Vỏ quít thì chỉ cần rửa sạch mấy quả quít sau đó thì lột vỏ; phần múi quít thì... nhậu liền tại chỗ. Vỏ chanh thì cũng rửa chanh xong rồi dùng dao bào để "cào" vỏ chanh thành sợi. Nhớ là chanh xanh, lime, thì tốt hơn chanh vàng.
- Chuẩn bị cam thảo: cam thảo mua từ chợ hay tiệm thuốc Bắc phải đem rửa nước cho sạch
Tìm một cái thẩu, keo hay hộp bằng plastic (loại trong có thể nhìn bên trong), bỏ xoài miếng vào. Bốc xoài lên, rũ rũ cho ráo nước hãy bỏ vào hộp (không lấy nước). Sau đó đổ nước lạnh vào (nước mới chứ không phải cái nước ngâm xoài hồi nãy) cho đầy hộp hoặc ngập mặt xoài khoảng nửa lóng tay. Sau đó đổ nước này trở ra vô một cái nồi để đun sôi. Bê sẽ hỏi: "Sao đổ vào đổ ra, chi cho rắc rối vậy?" Dạ thưa, là để đong nước ngâm cho chính xác. Khoa học đến thế này thì... trên cả giỏi!
Bây giờ trong nồi có đủ lượng nước ngâm thì bỏ thêm cam thảo đã rừa sạch. Khi nước bắt đầu sôi thì cho đường, muối và mật ong vào. Cho từ từ và cho từng thứ một. Nhớ nếm thường xuyên để đừng bị quá tay đường, muối và mật ong. Thường thì nêm hơi quá mức mình thích về mặn ngọt một chút thì khi ngâm, xoài sẽ lấy được đủ mặn ngọt. Cái này chắc Bê phải luyện vài lần thì mới biết mặn ngọt cỡ nào thì vừa.
Bên thẩu, keo, hộp đựng xoài thì cho ớt, vỏ chanh, vỏ quít vào. Khi nước ngâm nguội lại thì đổ vào keo là được. Đậy hộp lại bỏ tủ lạnh vài bữa là mời khách hoặc con cháu được. Cái chuyện Bê có đất trong tủ lạnh ở nhà không là chuyện của Bê nghe, Đệ không liên quan!
Đây là sản phẩm sẵn sàng để bỏ tủ lạnh
Thân chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ. Nếu rảnh thì đi mua xoài đi! Tuần sau xin trở lại đề tài hưu trí.
Chú thích:
Hôm nay, tại hạ xin viết một bài về kinh nghiệm ngâm xoài sống của bản thân mình. Bê sẽ nói: "Cái ông này hết chuyện rồi nên bắt đầu viết lăng nhăng!" Dạ, không phải! Đề tài về hưu trí và đầu tư thì còn nhiều, nhưng đời sống có phải chỉ là tiền bạc đâu! Đệ sẽ viết cả chuyện trên trời dưới biển vì đã ở tuổi Bê rồi thì thiếu gì chuyện để kể. Á, á, Bê đừng nói tại hạ nhiều chuyện, nghe! Chỉ có hai loại đề tài mà tại hạ đây sẽ không viết là chính trị và tôn giáo.
Dạ, dạ, Đệ xin vào đề....
Kết quả mong đợi (expecting results) là xoài ngâm sẽ:
a. Dòn, khi ăn, cắn miếng xoài phải tạo tiếng dòn tan.
b. Không chua. Miếng xoài phải mất độ chua vì chất quá chua làm hại răng.
c. Miếng xoài phải mát lạnh khi đem ra mời khách.
d. Nhai miếng xoài, người ăn phải cảm được vị ngọt ngọt, mặn mặn và có chút ít vị chua (chỉ hơi chua thôi). Hơn nữa, còn hơi cay cay thì... trên cả tuyệt vời.
e. Xoài phải thơm mùi... xoài và mùi cam thảo. Nếu Bê như Đệ thì xoài còn có mùi vỏ chanh hoặc mùi vỏ quít. Mùi thì phải thoang thoảng thôi.
f. Xin đừng quá tay về mùi và vị, nghe quý vị. Quá ngọt, quá mặn, quá cay, hay quá thơm đều bị khách chê!
Nguyên liệu:
- Xoài xanh bốn năm trái. Chọn xoài non và loại dòn nhưng ít chua thì tốt.
- Ớt, vài trái.
- Cam thảo xắt lát, mua ở chợ hay tiệm thuốc Bắc.
- Vài trái chanh xanh (lime) để lấy vỏ. Chanh xanh chứ không phải chanh vàng (lemon) ở Hoa Kỳ. Dễ hơn thì mua vài trái quit nhỏ cũng được.
- Đường và muối thì... chôm của nhà bếp.
- Mật ong mua ở chợ Mỹ.
Bê sẽ nói: "Rề sai pi (recipe) gì mà không có cân lượng! Cái gì cũng đại khái không có số lượng!" Dạ, đúng, vì Đệ thuận theo tự nhiên. Bê phải dùng mắt, tay, lưỡi để lựa xoài chứ có trái xoài nào giống y chang như trái xoài nào đâu mà nói cân lượng. Theo ngu ý thì recipes có cân lượng chính xác là... phản khoa học vì những công thức cứng ngắc này tước đi tính sáng tạo của người làm món ăn. Mình làm mình ăn thì phải chua, phải ngọt, phải mặn ở mức độ mình thích (hoặc BB mình thích [xem chú thích], cái này tối quan trọng, nghe). Một vấn đề thường nghe là cùng một món ăn mà người khen, người chê là tại vì làm theo công thức mà không quan tâm tới người ăn.
Công đoạn:
Hai công đoạn chính là 1) chuẩn bị xoài, ớt, vỏ chanh, vỏ quit và 2) pha nước ngâm
- Chuẩn bị xoài: dùng dao bào để bỏ vỏ xoài. Chuẩn bị một thau nước với ít muối để chứa xoài sau khi cắt miếng. Xắt sao cũng được! Miễn là đừng nhỏ quá hoặc mỏng quá vì mỏng quá làm mất tính dòn của miếng xoài. Nhưng, Bê muốn cắt thế nào thì cứ dùng óc sáng tạo của mình, đừng quá câu nệ. Nếu có thể thì xắt ngang trái xoài thành khoanh rồi bỏ phần hột từ khoanh ra. Khoanh hay nửa khoanh đều đẹp. Nhớ ngâm vào nước muối để giữ màu của miếng xoài. Nước muối này sẽ bỏ đi không dùng để ngâm xoài.
- Chuẩn bị ớt: Ớt đỏ xẻ dọc để mở trái ớt ra hoặc xắt lát đều được. Sáng tạo đi, Bê! Đệ thì chế mốt (mode) bằng cách dùng kéo cắt xéo trái ớt thành nhiều lát nhưng đường kéo không cắt đứt những lát này khỏi trái ớt. Trái ớt sau khi giải phẩu giống như nhánh cây với lá mọc một bên. Sáng tạo đi, Bê!
- Chuẩn bị vỏ chanh, vỏ quít: Vỏ quít thì chỉ cần rửa sạch mấy quả quít sau đó thì lột vỏ; phần múi quít thì... nhậu liền tại chỗ. Vỏ chanh thì cũng rửa chanh xong rồi dùng dao bào để "cào" vỏ chanh thành sợi. Nhớ là chanh xanh, lime, thì tốt hơn chanh vàng.
- Chuẩn bị cam thảo: cam thảo mua từ chợ hay tiệm thuốc Bắc phải đem rửa nước cho sạch
Tìm một cái thẩu, keo hay hộp bằng plastic (loại trong có thể nhìn bên trong), bỏ xoài miếng vào. Bốc xoài lên, rũ rũ cho ráo nước hãy bỏ vào hộp (không lấy nước). Sau đó đổ nước lạnh vào (nước mới chứ không phải cái nước ngâm xoài hồi nãy) cho đầy hộp hoặc ngập mặt xoài khoảng nửa lóng tay. Sau đó đổ nước này trở ra vô một cái nồi để đun sôi. Bê sẽ hỏi: "Sao đổ vào đổ ra, chi cho rắc rối vậy?" Dạ thưa, là để đong nước ngâm cho chính xác. Khoa học đến thế này thì... trên cả giỏi!
Bây giờ trong nồi có đủ lượng nước ngâm thì bỏ thêm cam thảo đã rừa sạch. Khi nước bắt đầu sôi thì cho đường, muối và mật ong vào. Cho từ từ và cho từng thứ một. Nhớ nếm thường xuyên để đừng bị quá tay đường, muối và mật ong. Thường thì nêm hơi quá mức mình thích về mặn ngọt một chút thì khi ngâm, xoài sẽ lấy được đủ mặn ngọt. Cái này chắc Bê phải luyện vài lần thì mới biết mặn ngọt cỡ nào thì vừa.
Bên thẩu, keo, hộp đựng xoài thì cho ớt, vỏ chanh, vỏ quít vào. Khi nước ngâm nguội lại thì đổ vào keo là được. Đậy hộp lại bỏ tủ lạnh vài bữa là mời khách hoặc con cháu được. Cái chuyện Bê có đất trong tủ lạnh ở nhà không là chuyện của Bê nghe, Đệ không liên quan!
Đây là sản phẩm sẵn sàng để bỏ tủ lạnh
Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác
trên 60
tuổi trẻ. Các Bê phần lớn vẫn còn "phông" nên ăn xoài sống vẫn còn được.
BB: Từ chữ tắt "Big Boss", xếp lớn nhất (lớn hơn xếp trong sở làm, luôn!) thường được dùng khi muốn nịnh Bà Xã. BB phải phát âm là Bi Bi chứ không phải Bê Bê vì tại hạ ở Hoa Kỳ. Mới đầu gọi nàng là BB, nàng lườm cho một cái. Sau mình... kiên trì vẫn gọi và nàng cũng thấy... hay hay bắt đầu cười mỉm!
Phụ chú:
Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
Phụ chú:
Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014
Mười điều cần biết về tiền 401(k) - Cập Nhật.
Thân chào các Bê 60*,
Hôm nay, Đệ xin viết về quỹ 401(k) hay thường hay gọi là 401K. Chỉ những điều căn bản và khái quát thôi. Mỗi hãng, mỗi công ty có những luật lệ chi tiết đặc thù cho từng quỹ riêng của hãng/công ty. Nên nếu những gì trong bài này không được chính xác... thì cũng không có gì là lạ! Xin quý vị đọc bản nguyên văn ở đường dẫn cuối bài trước khi "mó" đến tiền 401K, nghe quý vị! Có lười thì xin nhờ con cháu nó đọc dùm. Sau này có chửi thì lôi nó ra chứ đừng chửi tại hạ.
À, xuýt nữa thì lại quên lời dặn dò sau đây: "Đệ không làm ăn với bất kỳ công ty tài chính nào và không nhận bất cứ tiền thưởng (commissions) từ những công ty này. Nếu có nêu tên những công ty này trong những bài viết thì chỉ là những thí dụ cho nó cụ thể. Quý vị nếu có liên lạc và làm ăn với họ thì quý vị... tự chịu trách nhiệm cho việc làm của quý vị, nghe! You are on your own! Xin đừng nói là tại... ông này ỗng xúi rồi cớ sự mà đến tai BB (xem chú thích) của Đệ thì khổ cho Đệ đấy!
Dạ, dạ, Đệ xin vào đề...
Trước hết, quỹ 401K là gì? Theo như wikipedia thì 401K được xác định là một chương trình hưu bổng cho công nhân viên làm việc trong nước Mỹ với những đặc tính dưới đây:
a. Hãng giữ lại một phần tiền lương tháng, thí dụ như 6% lương, để bỏ vào quỹ 401K cho mỗi cá nhân công nhân viên. Vậy quỹ này khác với quỹ An Sinh Xã Hội (ASXH) vì quỹ ASXH là quỹ chung cho tất cả mọi người đi làm trong khi quỹ 401K là cho từng người một, có nghĩa là 401K của Đệ thì không dính dáng gì đến 401K của Bê. Khi rút tiền ra là mình rút từ quỹ của riêng mình.
b. Quỹ 401K là tự nguyện khác với quỹ ASXH là bị bắt buộc. Thí dụ 6% ở trên là do mình chọn. Bê có thể chỉ bỏ 3% thay vì 6%. Mỗi hãng có mức ngưỡng tối đa khác nhau, thí dụ hãng của tại hạ giới hạn tối đa là 14% lương. Hơn nữa, ông Sở Thuế còn giới hạn tổng số tiền bỏ vào 401K mà được hoãn thuế là $17,500 cho năm 2014, theo như tài liệu trích dẫn.
c. Tiền bỏ vào quỹ 401K là tiền trước khi tính thuế (tax-deferred; có nghĩa là khi khai thuế lợi tức cuối năm, tiền bỏ vào 401K không tính là lợi tức phải bị thuế trong năm đó). Một lợi ích của việc để dành tiền trong 401K là nó làm giảm tổng số tiền lợi tức bị đánh thuế trong năm đó. Dạ thưa quý vị, không đánh thuế trong năm đó nhưng khi rút ra thì phải đánh thuế cả tiền vốn bỏ ra (principals) lẫn tiền lời (gains), nghe quý vị. Hy vọng là quý vị rút ra khi tổng số lợi tức trong năm thấp để nhẹ thuế.
d. Một lợi ích khác là công ty có thể khuyến khích công nhân viên gởi tiền tiết kiệm bằng cách tạo ra một khích lệ chẳng hạn như matching fund (có hãng đặt định là cứ mỗi một dollar nhân viên bỏ vào quỹ 401K thì hãng bỏ vào quỹ của công nhân viên đó 50 cents; hay nói cách khác là nếu công nhân viên bỏ vào quỹ, thí dụ, 6% lương thì coi như mình có 9% lương trong quỹ của mình; vì hãng cho thêm 3%). Bê cứ tính đi! Nếu Bê làm $50,000 một năm thì 6% là $3,000 nhưng trong quỹ của mình có $4,500. Coi như hãng tặng cho Bê khơi khơi $1,500 trong năm đó.
e. Quỹ 401K của mình thì mình có chút ít quyền quản lý: mình có thể chọn một portfolio theo ý mình. Thường thì hãng sẽ phối hợp với một công ty tài chính để quản trị số tiền quỹ 401K của nhân viên trong hãng. Công ty tài chánh này sẽ cống hiến với quỹ viên nhiều cách đầu tư mà quỹ viên có thể chọn lựa sao cho thích hợp ý mình muốn. Có công ty dùng nhu liệu điện toán (computer software) để tái cân bằng quỹ với sự lựa chọn ban đầu của mình (nếu mình cho phép). Tất cả các lựa chọn của mình như đầu tư vào đâu gọi là cái portfolio của mình.
Nguyên tắc tổng quát về đầu tư là:
a. Lời nhiều thì nguy hiểm nhiều.
b. Nên chọn nhiều lối đầu tư cho tổng số tiền quỹ của mình. Người Mỹ có câu: "Don't put all your eggs in one basket!" có nghĩa là đừng bỏ tất cả trứng mà mình có vào một cái rổ! Lỡ đánh rơi cái rổ thì tất cả trứng trong rổ sẽ bể hết. Nên để trứng ở nhiều rổ khác nhau. Thí dụ, một số phần trăm vào những đầu tư mạo hiểm nhưng lời nhiều và một số phần trăm vào những đầu tư ít lời như thường bền vững. Nói tóm lại là portfolio của mình phải diversified (đa dạng, nhiều lối đầu tư khác nhau) có nghĩa là có một số đầu tư mạo hiểm và lời nhiều nhưng cũng có một số đầu tư chỉ đủ lời để cân bằng với lạm phát nhưng rất bền và không mạo hiểm. Nếu trời thương mà những đầu tư mạo hiểm kiếm được nhiều lợi nhuận thì... trên cả tuyệt vời! Còn nếu những đầu tư này lỗ (vì rủi ro cao) thì cũng còn những đầu tư ít lời nhưng chắc ăn. Bài này không chuyên đề về đầu tư nên xin không nói dài dòng.
Ở đây xin được không đề cập đến các chương trình khác như 403(b) hoặc 401(a) [đúng ra cách viết đúng là phải viết 401(k); chứ không phải 401K; nhưng chắc Bê không quan tâm giữa 401(k) hay 401K].
Sau đây xin sơ lược về mười điều cần biết về tiền 401(k)
Một lần nữa xin nhắc các Bê là tại hạ viết nhăng cho vui và để kích thích sự tò mò của quý vị. Xin đọc bản gốc trước khi "mó" vào quỹ 401K.
Nhân viên có thể bỏ vào quỹ bao nhiêu trong một năm?
Nhân viên có thể bỏ vào quỹ tới $17,500 trong năm 2014. Số tiền này được điều chỉnh nếu có lạm phát nên mỗi năm mỗi khác. Nhân viên 50 tuổi trở lên có thể bỏ thêm $5,500 cho năm 2014.
Khi nào có thể tham gia vào quỹ 401K?
Một số chương trình 401K cho nhân viên mới vào làm tham gia ngay, trong khi nhiều chương trình khác thì bắt nhân viên làm cho hãng quá một thời gian ấn định chẳng hạn ba tháng, sáu tháng, hoặc có khi một năm trước khi có thể tham gia vào quỹ 401K. Thường thì tiền đóng vào quỹ được khấu trừ thẳng từ lương tháng.
Một số chương trình 401K cho nhân viên mới vào làm tham gia ngay, trong khi nhiều chương trình khác thì bắt nhân viên làm cho hãng quá một thời gian ấn định chẳng hạn ba tháng, sáu tháng, hoặc có khi một năm trước khi có thể tham gia vào quỹ 401K. Thường thì tiền đóng vào quỹ được khấu trừ thẳng từ lương tháng.
Hoãn thuế được bao nhiêu?
Tiền bỏ vào quỹ 401K được hoãn thuế cho tới khi rút ra. Như vậy trong năm mình bỏ tiền vào quỹ thì số tiền thuế mình không phải đóng bằng: số tiền bỏ vào quỹ NHÂN VỚI mức thuế. Thí dụ, mình bỏ vào quỹ $4,000 trong năm đó và mức thuế mình phải đóng cho năm đó là 20% thì hoãn thuế được: $4,000 x 20% = $800. Theo tài liệu này thì Bê còn có thể được hưởng giảm thuế ở cấp tiểu bang và người có lợi tức thấp có thể được hưởng "tax credit". Bài này không nói về tax credit nhưng nôm na là nhà nước cho tiền mình thay vì mình đóng thuế cho nhà nước.
Tiền bỏ vào quỹ 401K được hoãn thuế cho tới khi rút ra. Như vậy trong năm mình bỏ tiền vào quỹ thì số tiền thuế mình không phải đóng bằng: số tiền bỏ vào quỹ NHÂN VỚI mức thuế. Thí dụ, mình bỏ vào quỹ $4,000 trong năm đó và mức thuế mình phải đóng cho năm đó là 20% thì hoãn thuế được: $4,000 x 20% = $800. Theo tài liệu này thì Bê còn có thể được hưởng giảm thuế ở cấp tiểu bang và người có lợi tức thấp có thể được hưởng "tax credit". Bài này không nói về tax credit nhưng nôm na là nhà nước cho tiền mình thay vì mình đóng thuế cho nhà nước.
Làm sao để hãng đóng thêm tiền vào quỹ 401K của mình?
Nhiều hãng có chương trình "matching fund", như tiểu mục "d" nói ở phần trên của bài này. Đây là cách mà Bê nên lợi dụng tối đa nếu có thể vì đây là free money!
Nhiều hãng có chương trình "matching fund", như tiểu mục "d" nói ở phần trên của bài này. Đây là cách mà Bê nên lợi dụng tối đa nếu có thể vì đây là free money!
Khi nào được hưởng tiền hãng đóng thêm cho quỹ của mình?
Tiền mình đóng vào quỹ thì đương nhiên là tiền của mình. Nhưng tiền hãng đóng thêm cho mình (matching fund) thì hãng có thể đặt điều lệ là nhân viên phải làm bao nhiêu năm với hãng thì mới được hưởng trọn 100% tiền hãng đóng cho mình. Nếu làm ít năm hơn hãng ấn định thì mình chỉ được hưởng bao nhiêu phần trăm thôi. Thí dụ như có hãng ấn định làm được trên bốn năm thì mình được hưởng 100% (vetted 100%) còn nếu chỉ làm trên hai năm rồi nhảy hãng thì hãng chỉ cho mình 50% tiền hãng đóng thêm cho mình (vetted 50%). Có hãng thì ấn định là phải làm đủ, chẳng hạn, 5 năm thì mới được tiền hãng đóng thêm còn dưới 5 năm mà nghỉ thì hãng không cho một xu! (tiền mình đóng thì vẫn là của mình).
Làm sao để tránh bị phạt nếu rút tiền ra sớm?Tiền mình đóng vào quỹ thì đương nhiên là tiền của mình. Nhưng tiền hãng đóng thêm cho mình (matching fund) thì hãng có thể đặt điều lệ là nhân viên phải làm bao nhiêu năm với hãng thì mới được hưởng trọn 100% tiền hãng đóng cho mình. Nếu làm ít năm hơn hãng ấn định thì mình chỉ được hưởng bao nhiêu phần trăm thôi. Thí dụ như có hãng ấn định làm được trên bốn năm thì mình được hưởng 100% (vetted 100%) còn nếu chỉ làm trên hai năm rồi nhảy hãng thì hãng chỉ cho mình 50% tiền hãng đóng thêm cho mình (vetted 50%). Có hãng thì ấn định là phải làm đủ, chẳng hạn, 5 năm thì mới được tiền hãng đóng thêm còn dưới 5 năm mà nghỉ thì hãng không cho một xu! (tiền mình đóng thì vẫn là của mình).
Nếu Bê được hoặc trên 55 tuổi mà nghỉ hãng thì có thể rút tiền 401K từ quỹ (của hãng mình làm trước khi nghỉ, the most recent 401K) mà không bị phạt 10%. Đây có thể là số tiền phạt khá lớn, nghe quý vị! Thí dụ quỹ của mình có $100,000 mà bị phạt hết $10,000 thì..."ruột đau chín chiều". Nếu trước 55 tuổi mà nghỉ và muốn tránh bị phạt thì đừng rút ra cho tới khi Bê "lên" 59 tuổi rưỡi (59½).
Roth 401(k) khác biệt thế nào?
Đây là một đề tài mà Đệ có thể dành nguyên bài để viết hầu các Bê. Nhưng trong bài này thì xin sơ lược như sau: tiền bỏ vào theo cách "Roth" thì là tiền phải đóng thuế rồi (Roth là họ của Thượng Nghị Sĩ Roth). Tiền Roth 401K hoàn toàn khác với tiền 401K (như được tả trong tiểu mục "c" ở trên). Quỹ Roth 401(k) đặc biệt là tuyệt chiêu cho nhân viên còn trẻ và lương thấp. Đến khi đến tuổi hưu thì tiền quỹ đã nhân được nhiều lần mà không phải trả thuế khi rút ra. Hoan hô Thượng Nghị Sĩ Roth!
Thí dụ anh A bỏ vào Roth 401K $1,000 vào năm anh A 25 tuổi. Một ngàn này được tính là lợi tức phải trả thuế (taxable income) nên năm đó anh A đóng hết $150 thuế cho $1,000 đồng lợi tức này (nếu thuế lợi tức của anh A năm đó là 15%). Thì đến năm cụ A được 61 tuổi (36 năm sau), số tiền $1,000 bây giờ được nhân ba (luật 72, sẽ nói chi tiết trong một dịp khác) có nghĩa là $3,000 nếu tiền lời của quỹ là 6%. Đầu tư mà muốn lời 6% là không khó. Ba ngàn này khi rút ra là không phải đóng thuế. Bê cứ tính đi! Bỏ ra $1,000 vốn + $150 thuế = $1,150 vào năm 25 tuổi mà đến năm 61 tuổi có $3,000! Hơn nữa tiền Roth 401K mình không lãnh thì con mình lãnh vẫn không thuế. Nếu mình... không thích mấy đứa con mình thì mình có thể chỉ định là sau khi mình về cõi tiên, tiền Roth 401K có thể chuyển thẳng tới cháu mình (đời thứ ba). Hoan hô Thượng Nghị Sĩ Roth, một lần nữa!
[[Cập Nhật 01/22/2016: Tính là sau 36 năm, $1,000 thành gấp ba là $3,000 là sai!! Tính đúng thì phải là tám lần (thành $8,000) vì ba lần nhồi tiền gấp đôi. Có nghĩa là 2x2x2 = 8 lần.]]
Phí cho quỹ 401K
Ái dà! Quỹ 401K không phải là hoàn toàn miễn phí! Tiền lệ phí thay đổi tùy theo hãng quản trị quỹ này. Sở Lao Động bắt buộc các hãng tài chính quản trị quỹ 401K phải cho người tham gia vào quỹ biết tiền lệ phí là bao nhiêu. Nên Bê có thể lựa chọn quỹ nào tiền lệ phí thấp. NHƯNG đừng quên là phải tính xem lệ phí thấp nhưng tiền trong quỹ này có được làm lời nhiều không nữa! Quỹ dỏm, tiền phí thấp nhưng cũng không làm lời cho mình thì chẳng thà chọn quỹ với lệ phí cao mà có thành tích làm lời nhiều trong quá khứ.
Làm gì khi đổi việc làm?
Khi đổi việc làm thì Bê có thể chọn một trong ba cách: a) cứ để tiền trong quỹ của hãng cũ. b) chuyển tiền qua quỹ IRA (Individual Retirement Account); nhà băng nào cũng có IRA. c) chuyển tiền 401K ở hãng cũ qua quỹ của hãng mới. Cách nào thì cũng phải suy nghĩ cho kỹ và phải biết là thời hạn để quyết định là bao lâu. Thêm nữa nên để ý xem tiền phí của mấy cách này cách nào ít hao mà lời nhiều.
Khi nào thì bị bắt buộc rút tiền ra?
Thường tình thì tiền 401K phải rút ra theo một tỉ lệ nhất định khi Bê đến tuổi 70½. Nếu Bê tiếp tục làm sau tuổi 70½ (và không sở hữu quá 5% tài sản của hãng) thì có thể hoãn phải rút tiền quỹ ra cho tới mồng 1 tháng tư năm sau khi nghỉ việc. Đã 70½ tuổi rồi thì rút ra chứ còn chờ gì nữa, Cụ? Tiền phạt rất lớn nếu phải rút mà không rút: một nữa số tiền phải rút sẽ mất nếu... ngoan cố không rút. Thí dụ, đến 70½ tuổi phải rút $1,000 mỗi tháng; không rút thì mất $500 mỗi tháng trôi qua. Cụ Bê này chắc mất trí rồi. Con cháu ơi, nhắc Cụ để Cụ không mất tiền!
Để kết bài này, xin chúc các Bê làm giàu nhờ bỏ tiền vào quỹ 401K nhiều nhiều! Tuần sau, Đệ xin hầu các Bê một bài về xoài ngâm cam thảo. Xin bảo đảm ngon, thơm và... ê răng!
À bonus cho các Bê, Đệ ghi mấy phụ chú ở dưới mấy đường dẫn vào các bài về 401K mà không có thì giờ phiếm với các Bê (mấy tuần này bắt đầu World Cup 2014, nghe quý vị).
Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác
trên 60
tuổi trẻ. Đa số Bê 60 lúc trẻ đã sống ở Việt Nam thời chiến tranh. Nhờ kinh nghiệm sống trong chiến tranh và/hoặc nghèo khó nên nay ở Mỹ cũng "lận" lưng được ít tiền trong quỹ 401K. Bây giờ trên 60, nên từ từ rút ra mà... hưởng thụ.
BB: Từ chữ tắt "Big Boss", xếp lớn nhất (lớn hơn xếp trong sở làm, luôn!) thường được dùng khi muốn nịnh Bà Xã.
Phụ chú:
Phụ chú:
Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014
Khai hưu: chiêu số 3, 5 và 33.
Thân chào các Bê 60*,
Hôm nay, Đệ xin viết tiếp về các chiêu mà Laurence Kotlikoff đã liệt kê chi tiết trong một bài viết của ông ta cho báo Forbes. Mục đích của tại hạ viết nhăng ở đây là để kích thích sự tò mò của quý vị với mục đích tham khảo. Xin quý vị đọc bản nguyên văn của giáo sư Kotlikoff ở đường dẫn cuối bài trước khi quyết định việc hưu trí của quý vị. Có lười thì xin nhờ con cháu nó đọc dùm. Sau này có chửi thì lôi nó ra chứ đừng chửi tại hạ. Bài này xin bàn về chiêu số 3, 5 và 33.
Dạ, dạ, Đệ xin vào đề...
Chiêu số 3: Bê Thấp xin ăn theo
Chiêu này thích hợp cho Bê có gia đình hoặc đã ly dị.
Theo Kotlikoff, nếu Bê là Bê Thấp (lương hưu thấp hơn Bê Cao; low-earning spouse) thì hoãn hưu có thể là không có lợi. Kotlikoff khuyên Bê Thấp khai hưu năm 62 tuổi (nếu muốn về hưu sớm) bằng chính thành tích của mình. Bê Thấp chuyển qua ăn theo hưu bổng của Bê Cao (Bê Cao có thể là đương kim Nửa Kia hoặc đã ly dị) khi Bê Thấp đến tuổi toàn hưu (66 hoặc 67 tuổi). Chiêu này coi vậy mà không đơn giản vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà Bê phải rất cẩn thận vì người Mỹ có câu "Devil is in the details" (Yêu quái ở trong những chi tiết). Khái quát thì Kotlikoff nói rằng Bê Thấp khai hưu non có thể có lợi vì khi Bê Cao hưu toàn phần thì Sở ASXH sẽ điều chỉnh cho Bê Thấp lãnh 50% lương hưu toàn phần của Bê Cao. Nhưng còn nhiều chuyện Bê phải tính tỉ dụ như khi Bê Cao đến tuổi hưu toàn phần (66 hoặc 67 tuổi) và bắt đầu khai hưu thì Bê Thấp bao nhiêu tuổi? Nếu chưa đến tuổi 66 thì không được lãnh trọn 50% đâu! (xin xem lại điều IV trong bài Mười Điều cần biết về ASXH (phần I). Và xin đọc tiếp chiêu số 5 dưới đây.
Chiêu số 5: Đòn độc nhưng coi chừng gậy ông đập lưng ông!
Xin Bê phải rất cẩn thận khi muốn xử dụng chiêu số 3 ở trên vì thường mọi người chỉ nói khái quát là ăn theo thì được 50% lương hưu của Bê Cao. Điều này đúng khi:
a. Bê Cao khai hưu toàn phần ở tuổi 66 (hay 67 khi sanh năm 1960 trở về sau)
b. Bê Thấp cũng đến tuổi hưu toàn phần (trước khi Bê Cao khai hưu toàn phần một tháng, chắc ăn thì bảo Bê Cao chờ hai tháng hoặc trước khi khai thì liên lạc Sở ASXH để biết chắc chắn Bê Thấp được lãnh trọn 50%, hay không).
Nếu Bê Thấp không có điều kiện (b) ở trên vì khi ấy tuổi trên 62 nhưng dưới 66, thì lương hưu ăn theo bị giảm theo tỉ lệ: càng non tuổi càng bị giảm nhiều như nói ở chiêu số 3 ở trên. Bê nên biết là sự giảm tỉ lệ ăn theo này là thường trực (permanent).
Lấy PIA của Bê Cao chia hai rồi trừ đi PIA của Bê Thấp.
(PIA của Bê Cao / 2) - PIA Bê Thấp = excess spousal benefits
ESB có thể dương hoặc âm. Nếu dương thì lấy luong hưu non của Bê Thấp cộng với ESB thì ra số tiền lương mới của Bê Thấp. Thí dụ PIA của Bê Cao là $2,100 thì theo công thức này:
($2,100 / 2) - $800 = $250
Lương mới của Bê Thấp là $600 + ESB = $600 + $250 = $850. Trong thí dụ này Bê Thấp sẽ lãnh hưu non trên thành tích của mình cho tới khi Bê Cao đến tuổi toàn hưu thì Bê Thấp sẽ chuyển qua lãnh $850.
Còn thí dụ thứ hai: PIA của Bê Cao chỉ có $1,600 (Bê Cao vẫn cao hơn Bê Thấp nếu so về PIA). Thì công thức trên cho tiền ESB là zero!
($1,600 / 2) - $800 = $0
Trong thí dụ thứ hai này lương mới của Bê Thấp là $600 + $0 (có nghĩa là vẫn như cũ!)
Còn trường hợp PIA của Bê Cao dưới $1,600 (thí dụ là $1,400) thì sao? Công thức trên cho ra một kết quả âm!
($1,400 / 2) - $800 = -$100
May là trong trường hợp ESB âm thì Sở ASXH vẫn tính ESB là zero và để Bê Thấp vẫn lãnh $600.
Chiêu số 33: Canh cho kỹ để tránh phải đóng thuế trên 85% lợi tức
Chiêu này cần cho quý vị nào về hưu mà còn có nhiều nguồn lợi tức ngoài lương hưu. Thí dụ như rút tiền 401K, IRA, hoặc bán cổ phần (stocks).
Kotlikoff nhắc cho chúng ta nhớ là hai cái ngưỡng (thresholds) lợi tức mà trên mức đó thì 50% hoặc 85% lợi tức sẽ phải đóng thuế. Xin các Bê đọc lại điều IX bài Mười Điều Cần Biết về An Sinh Xã Hội -- Hoa Kỳ -- Phần II để nhớ lại tại sao rốt ráo thì mọi người hưu trí sẽ phải trả thuế trên 85% lợi tức, theo thời gian và lạm phát.
Tóm lại thì chiêu số 3 có lẽ thích hợp nhất khi Bê Thấp và Bê Cao không chênh lệch về tuổi tác. Hoặc có chênh lệch thì Bê Cao ráng hoãn khai hưu (dù rằng Bê Cao đã ở tuổi toàn hưu) cho tới khi Bê Thấp đến tuổi toàn hưu. Trường hợp này, Bê Thấp lãnh trọn 50% PIA của Bê Cao. Chú ý dùm cho là nếu chênh lệch nhau mấy tháng thì càng phải cẩn thận trong cách tính. Chắc ăn thì hỏi Sở ASXH.
Chiêu số 5 có lẽ thích hợp nhất khi PIA của Bê Cao cao quá mức nên ESB dương nhiều, có nghĩa là PIA của Bê Cao phải hơn PIA của Bê Thấp TRÊN hai lần.
Theo bảng tính này thì tỉ lệ PIA của Bê Cao trên PIA của Bê Thấp là hai lần rưỡi thì ESB sẽ tăng 25% so với lương hưu của Bê Thấp (hàng số 4).Còn chiêu số 33 thì mỗi năm rút tiền 401K, IRA, pension, và vân vân thì phải tính sao cho đỡ thuế. Chắc ăn thì mời ông/bà (làm thuế cho mình) đi ăn thường xuyên sẽ có lợi vì họ sẽ rất là cảm kích và có thể chỉ cho Bê một vài chiêu né thuế.
Để kết bài này, xin các Bê suy nghĩ thật kỹ trước khi khai hưu. Sai một ly... đi một dặm! Nếu có lỡ thì xin đọc bài Lỡ khai hưu: làm sao hồi nếu muốn đổi ý (nếu khai chưa quá một năm). Tuần sau, Đệ xin chuyển qua vấn đề 401K. Chúc sức khỏe!
Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60
tuổi trẻ. Bê 60 thường muốn về hưu với lương hưu đủ sống. Cái khó là Bê 60 thường quên không xác định chính xác bao nhiêu tiền thì đủ sống!
Phụ chú:
A. 44 chiêu để tối ưu hóa tiền hưu - 44 Social Security 'Secrets' All Baby Boomers and Millions of Current Recipients Need to Know
- Revised!
B. Tiểu sử và thành tích của Laurence Kotlikoff
C. Rắc rối trong cách tính lương hưu ăn theo (Spousal benefits vs. excess/supplementary spousal benefits)
B. Tiểu sử và thành tích của Laurence Kotlikoff
C. Rắc rối trong cách tính lương hưu ăn theo (Spousal benefits vs. excess/supplementary spousal benefits)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)