Vài tháng nay, Việt Nam xôn xao với tin đại gia Chu thị Bình có thể bị mất trắng số tiền 245 tỷ đồng mà bà gởi ngân hàng. Bài này xin không đi vào chi tiết sự việc này. Bê nào muốn tìm hiểu thêm về việc này thì nhờ ông Guốc Gô (Google). Hôm nay, nhân tin này mà Đệ muốn hoàn tất bài viết về chuyện gởi tiền ngân hàng tại Hoa Kỳ. Không phải ai cũng có nhiều tiền gởi ngân hàng nhưng thông tin về cách hoạt động của ngân hàng trong liên bang Hoa Kỳ là cần biết vì nếu (may mà) Bê có tiền hưu gởi ngân hàng và số tiền lên trên $250,000 thì hiểu biết thêm về luật lệ tại Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng là không thừa...
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Chuyện bắt đầu từ thời đại khủng hoảng kinh tế 1929 tại Hoa Kỳ khi hiện tượng "bank runs" (mọi người muốn rút tiền mặt ra khỏi trương mục cùng một lúc làm ngân hàng rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt). Sau cơn khủng hoảng, Hoa Kỳ biến bài học cay đắng này thành hành động: từ đó ngân hàng có đăng ký với FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation) sẽ được quỹ FDIC bảo kê.
Nếu ngân hàng, có bảo kê, bị phá sản thì người có trương mục sẽ được bồi hoàn lên tới hai trăm năm chục ngàn đô la ($250,000). Thường ngân hàng có dán nhãn "FDIC" ở nhiều nơi trong ngân hàng.
Vậy thì nếu Bê có một triệu đô la trong ngân hàng thì nếu bỏ trong một trương mục của một ngân hàng thì nếu ngân hàng phá sản; Bê sẽ mất $750,000 (vì FDIC chỉ bồi hoàn $250,000).
Chẳng ai "dại" vậy, phải không? Đưa tiền nhờ người khác đứng tên với ngân hàng.
Vậy thì nếu Bê có một triệu đô la trong ngân hàng thì nếu bỏ trong một trương mục của một ngân hàng thì nếu ngân hàng phá sản; Bê sẽ mất $750,000 (vì FDIC chỉ bồi hoàn $250,000).
Chẳng ai "dại" vậy, phải không? Đưa tiền nhờ người khác đứng tên với ngân hàng.
Hay! Nhưng nếu người đứng tên trở mặt hoặc về lòng đất thì sao?
Cách lách luật hợp pháp trong trường hợp này là chia thành bốn trương mục gởi ở bốn ngân hàng có uy tín thì mỗi trương mục FDIC sẽ đền $250,000 (đủ một triệu cho bốn trương mục tại bốn ngân hàng khác nhau; trương mục vẫn đứng tên mình).
Sau đây chỉ là một số điểm quan trọng trong vấn đề bảo kê trương mục ngân hàng với FDIC:
- Không phải ngân hàng nào ở Hoa Kỳ cũng là thành viên của quỹ FDIC. Bê phải cẩn thận hỏi cho kỹ là ngân hàng có được quỹ FDIC bảo kê hay không. Thường là nhãn hiệu FDIC được trưng bầy nhiều nơi trong ngân hàng có đăng ký thành viên.
- Không phải bất cứ loại trương mục nào trong một ngân hàng (có đăng ký với FDIC) cũng đều được bảo kê.
- Đặc biệt là trương mục đầu tư (investing account) có loại được bảo kê, có loại không.
- Bản chính thức từ chính trang mạng của FDIC bao giờ cũng là bản duy nhất có giá trị (phụ chú B). Bê luôn phải theo dõi thông tin từ FDIC. Nói chuyện với nhà băng SAU KHI tìm hiểu thông tin mới nhất từ trang mạng của FDIC. Đệ không dịch ra tiếng Việt vì Bê phải tự đọc tin mới nhất và tự tìm hiểu (hoặc nhờ con cháu mình tin được).
- Đừng cả tin, dù là hỏi nhân viên ngân hàng. Có đôi khi vì muốn cho xong việc, nhân viên ngân hàng cũng nói bừa!
- Hình trang mạng dưới đây chỉ là hình chụp lại vào lúc này. Trang mạng có thể được cập nhật trong tương lai.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân, Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Trẻ mất tiền thì còn cơ hội kiếm lại. Già mất tiền thì xin ai?
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. How Are My Deposit Accounts Insured by the FDIC?