Hôm nay, thứ Sáu trước ngày thứ Hai Memorial Day 2018, ngồi trong sở làm nghĩ đến một đề tài mà Đệ viết hàng năm:
- Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day 2017
- Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day--2016
- Tản mạn về ngày Tưởng Nhớ--Memorial Day - 2015
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Trong những năm trước Đệ đã đề cập đến những cay đắng xót xa của người lính cũng như sự tàn nhẫn của chiến tranh, năm nay xin chỉ viết thêm một đoạn ngắn như một lời tri ân đến người lính đã nằm xuống.
Thành ngữ tiếng Anh "A bridge too far" (Một chiếc cầu quá xa) là từ lời chống chế của Trung tướng Frederick Browning (British Lieutenant-General) khi nói tới thành quả của trận đánh (đệ nhị Thế Chiến) để kiểm soát chiếc cầu Arnhem: “... I always felt we tried to go a bridge too far”. (Tôi luôn nghĩ là chúng ta gắng chiếm một chiếc cầu quá xa) để chỉ nỗ lực tiến chiếm cầu Arnhem trên dòng sông Rhine. Nói gì thì nói, thành quả của trận đánh là sự tổn thất về nhân sự của cả hai bên. Càng anh dũng chiến đấu thì tổn thất càng nặng cho người lính chiến.
"A bridge too far" trở thành thành ngữ để chỉ những nỗ lực quá sức con người. Một thứ "impossibility" mà dù cho người lính đã được huấn luyện trong quân trường và trải nghiệm ngoài chiến trường với châm ngôn "không trở ngại nào không thể vượt qua", cũng phải thốt lên là "a bridge too far": đưa quân tiến chiếm cầu Arnhem (trên đất Hòa Lan; Netherland) chỉ hai tháng sau khi giải phóng Paris là đưa quân vào tử địa! (vì có ít nhất hai chiến đoàn thiết giáp SS Panthers và vì cuộc tiến quân gặp trở ngại chậm trễ nên quân Đức có thì giờ thêm để phòng thủ). Trong văn chương, chúng ta cũng hay dùng một thành ngữ : "Nhất tướng công thành, Vạn cốt khô" (Tướng thành công thì là công sức của vạn người lính hy sinh).
Bê nào thích tìm hiểu thêm trận đánh này thì vào phụ chú B. Ở đây, Đệ xin chỉ tản mạn về người lính với nỗi oan khiên trong sứ mạng chiến đấu. Anh, Mỹ, Ba lan, Đức, Hòa Lan đều có lính trong trận này. Người dân địa phương cũng không thoát khỏi nỗi oan khiên của chiến tranh giáng xuống đầu họ!
Nói đến chuyện người mà thật ra là xót xa chuyện mình! Người dân Việt đã kinh qua bao nhiêu cái "bridge too far", rồi?
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì cũng đã kinh qua cuộc chiến Việt Nam với bao mất mát cả hai phía Bắc và Nam. Chiến tranh thật tàn nhẫn!
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. A Bridge Too Far