Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

Âm Nhạc và Khoa Học

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay lại xin bàn nhăng về một đề tài mang nhiều cảm tính từ người viết lẫn người đọc: người làm khoa học có giỏi về âm nhạc hay không? A, cái này Đệ xin nói ngay là mình văn dốt, võ dát còn hát thì cũng chỉ mình nghe được...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Thế người tinh thông khoa học có khi nào lại cũng giỏi về âm nhạc không? Hay suy rộng ra là có giỏi về nghệ thuật không? Câu trả lời là có và không.

  • Trước hết phe "nay-saying" thì cho rằng phải là nghệ nhân chuyên nghiệp (real/professional artist) thì người đời mới mong đợi tài ba từ họ. "Nhất nghệ tinh; nhất thân vinh" làm gì thì nên chuyên về cái đó. Vừa đặt nhạc vừa hát thì thường là hát không hay. "Vừa chèo vừa chống" thì con thuyền không lướt nhanh được. Đó là lý luận cho rằng người làm khoa học khó giỏi về nghệ thuật. Thí dụ thì đầy ra đó nên không cần phải nêu lên. Cũng là đúng vì làm khoa học đòi hỏi rất nhiều thì giờ học hỏi và bận rộn với cái khoa học mình theo đuổi. Thì giờ đâu mà lại rèn luyện thêm về nghệ thuật. Mà nếu đã là "thêm" thì là sở đoản rồi; làm sao mà giỏi được!
  • Điều trên đúng nhưng cũng có ngoại lệ nên đúng ra thì phải nói rằng người làm khoa học cũng có cơ hội như người không làm khoa học trong việc thăng tiến về nghệ thuật. Đặc biệt là ở những nước tiên tiến; nơi mà sự phát triển toàn diện (well grounded education) được chú trọng. 
Xin hân hạnh giới thiệu đến Bê, Thầy Lê Vân Tú (phụ chú B) tác giả bài Nhạc Khúc Trầm Mi.



Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê rồi thì tuổi không đợi tài, rồi!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Tiểu Sử Lê Vân Tú
C. Karaoke Videos Nhạc Lê Vân Tú (AVI files với 2 audio tracks)
D. Nhạc Lê Vân Tú dạng Karafun

Không có nhận xét nào: