Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Bốn Chữ

Thân chào các Bê (*),
Đầu năm, Đệ xin dùng bài blog này mà ca tụng một người Nhạc Sỹ: Trịnh Công Sơn.
Người nghệ sỹ này thì đã có biết bao người khen hoặc chê. Thậm chí, IMHO, còn miệt thị hoặc ca tụng quá đáng. Khen hay chê thì còn tuỳ quan điểm và tính tình của người viết. Đệ chỉ xin nói tới một tài năng về âm nhạc của ông. Xin nói ngay là Đệ không được tập huấn về âm nhạc ở một trường học nào nên đây chỉ là nhận xét của một amateur: nhận xét không mang nặng tính khoa bảng.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Nói đến ngôn từ (văn nói, văn hát, văn thơ) thì phải nói đến khía cạnh đón nhận (nghe) và nhớ. Làm sao cho dễ nghe, dễ nhớ và quan trọng hơn nữa là dễ cảm (nhận). Cứ đọc thơ Đường thì thấy Đường thi dùng luật về số chữ, số câu. Thí dụ thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) hay tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu) thì thấy là luật thơ rõ ràng tạo sự dễ nghe, dễ nhớ và dễ cảm. Ngoài ra, còn luật bằng trắc nhưng bài này sẽ không nói tới âm bằng trắc vì lý do trong nhạc, âm thanh được định bằng giai diệu thay vì luật bằng trắc.
Trịnh Công Sơn đặt khá nhiều bài hát và số bài nổi tiếng thì không thiếu nhưng ở đây chỉ xin nêu ra một số thí dụ để hỗ trợ cho luận đề.
  • Diễm Xưa
    Mưa vẫn mưa bay / trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy / thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa / reo mòn gót nhỏ
    Đường dài hun hút / cho mắt thêm sâu
    Mưa vẫn hay mưa / trên hàng lá nhỏ
    Buổi chiều ngồi ngóng / những chuyến mưa qua
    Trên bước chân em / âm thầm lá đổ
    Chợt hồn xanh buốt / cho mình xót xa
    Chiều nay còn mưa / sao em không lại
    Nhớ mãi trong cơn đau vùi
    Làm sao có nhau, / hằn lên nỗi đau
    Bước chân em xin về mau
    Mưa vẫn hay mưa / cho đời biến động
    Làm sao em nhớ / những vết chim di
    Xin hãy cho mưa / qua miền đất rộng
    Để người phiêu lãng / quên mình lãng du
    Mưa vẫn hay mưa / trên hàng lá nhỏ
    Buổi chiều ngồi ngóng / những chuyến mưa qua
    Trên bước chân em / âm thầm lá đổ
    Chợt hồn xanh buốt / cho mình xót xa
    Chiều nay còn mưa / sao em không lại
    Nhớ mãi trong cơn đau vùi
    Làm sao có nhau, / hằn lên nỗi đau
    Bước chân em xin về mau
    Mưa vẫn hay mưa / cho đời biến động
    Làm sao em biết / bia đá không đau
    Xin hãy cho mưa / qua miền đất rộng
    Ngày sau sỏi đá / cũng cần có nhau
  • Một Cõi Đi Về
    Bao nhiêu năm rồi / còn mãi ra đi
    Đi đâu loanh quanh / cho đời mỏi mệt
    Trên hai vai ta / đôi vầng nhật nguyệt
    Rọi suốt trăm năm / một cõi đi về
    Lời nào của cây / lời nào cỏ lạ
    Một chiều ngồi say, / một đời thật nhẹ / ngày qua
    Vừa tàn mùa xuân / rồi tàn mùa hạ
    Một ngày đầu thu / nghe chân ngựa về / chốn xa
    Mây che trên đầu / và nắng trên vai
    Đôi chân ta đi / sông còn ở lại
    Con tinh yêu thương / vô tình chợt gọi
    Lại thấy trong ta / hiện bóng con người
    Nghe mưa nơi nầy / lại nhớ mưa xa
    Mưa bay trong ta / bay từng hạt nhỏ
    Trăm năm vô biên / chưa từng hội ngộ
    Chẳng biết nơi nao / là chốn quê nhà
    Đường chạy vòng quanh / một vòng tiều tụy
    Một bờ cỏ non / một bờ mộng mị / ngày xưa
    Từng lời tà dương / là lời mộ địa
    Từng lời bể sông / nghe ra từ độ / suối khe
    Trong khi ta về / lại nhớ ta đi
    Đôi tay nhân gian / chưa từng độ lượng
    Ngọn gió hoang vu / thổi buốt xuân thì...
Còn nhiều  bài khác nữa nhưng chắc đến đây thì Bê thấy được cách đặt nhạc của Trịnh Công Sơn: không cứ là bốn chữ, bốn chữ mà chính là câu nhạc được đặt sao cho dễ nghe, dễ nhớ và dễ cảm nhận.

Theo Đệ thì Trịnh Công Sơn có cái tài này.





Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ở tuổi này mà cứ còn thích những bài nhạc của thời còn hai mươi,

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Không có nhận xét nào: