Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Xin Đừng VII

 Thân chào các Bê (*), 

Hôm nay lại xin viết lăng nhăng. Đề tài thì dễ gây động chạm nhưng không viết thì tình trạng ngày càng tệ hại. Nhất là cho những ai chỉ dựa vào một nguồn thông tin; thí dụ như những người chỉ đọc/nghe tin tức của một khuynh hướng: tả/hữu, Dân Chủ/Cộng Hòa, không biết mà làm như biết....

Xin Đừng I
Xin Đừng II 
Xin Đừng III
Xin Đừng IV
Xin Đừng V

Xin Đừng VI

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tin nhảm, tin thất thiệt ngày càng nhiều trên thế giới vì ngày nay ai cũng có khả năng tung tin giả (fake news) lên mạng xã hội. Và rồi tam sao thất bổn; mọi người thấy tin giật gân thì sao chép lại...Tin giả thường là được dựa vào tin thật rồi thay đổi bóp méo theo ý đồ của người viết. 

Xin đừng đưa ra tin giật gân mà không có bằng chứng cụ thể. Mong lắm thay.

Xin đưa ra một thí dụ: một người đăng trên Facebook là có trường hợp người dương tính với Covid-19 nhưng chết vì tai nạn giao thông cũng bị tính là chết vì Covid-19. Bài đăng không cho biết bằng chứng cụ thể (ngày giờ, ai, cơ quan nào cấp giấy chứng nhận tử vong, vân vân...)

Đây là một cáo buộc nghiêm trọng nếu chết vì tai nạn giao thông mà giấy chứng nhận giảo nghiêm ghi là chết vì Covid-19. Người hiểu chuyện nên lập văn bản cụ thể và gởi cho cơ quan chuyên trách về xác nhận tử vong (tùy từng quốc gia) và xin họ sửa đổi giấy khai tử (death certificate) cho chính xác. 
Nếu giải thích của cơ quan chức trách không thỏa đáng thì nhờ truyền thông đáng tin cậy vào cuộc điều tra. Nếu đã lười mà cho qua thì xin đừng đăng vào mạng vì người viết bị coi là tung tin thất thiệt cho dù tin này là có thật. Xin Bê đọc qua bài Anecdotal viết về sự kiện đơn lẻ không đại diện cho một vấn đề khái quát.

Một trường hợp trong mùa bầu cử tại Hoa Kỳ tháng 11, 2020. Mạng xã hội với những người ủng hộ ông Trump đã tin vào và loan truyền là ông đã gài bẩy phe Dân Chủ vì lá phiếu đã được watermarked with mã số nên chính quyền có thể theo dõi lá phiếu. Hai chuyện: một là phiếu bầu giả không có mã số đúng; hai là phiếu bầu cho Trump mà bị lộng kiếng (liệng cống) thì chính quyền có thể theo dõi lá phiếu mà đi tìm xem nó bị vứt ở đâu. Chuyện này đã được chứng minh là bịa đặt (debunked; xem phụ chú C). 

Một điều chắc chắn là sự thật: Tổng Thống Liên Bang Hoa Kỳ không có quyền thiết kế lá phiếu. Liên Bang Hoa Kỳ theo chế độ tản quyền nên tiểu bang được quyền quyết định ai chịu trách nhiệm thiết kế lá phiếu (phụ chú D). Quyền này thuộc về "Secretary of State" của mỗi tiểu bang (có khi thuộc về Hội Đồng Bầu Cử của tiểu bang) nên nói là ông Trump gài bẫy phe Dân Chủ là lời nói của kẻ dốt!

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân, 

Chú thích: 
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì chắc nghe "tin đồn" nhiều lần rồi!

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài 
B. Covid-19: Bệnh nhân tại Việt Nam 'tử vong do bệnh nền'

Không có nhận xét nào: