Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

Chỉ Một Lần

Thân chào các Bê (*),
Sáng nay, ngồi uống cà phê, nghĩ chuyện đời, nên xin lại viết lăng nhăng: thói chụp giựt, chặt chém dường như không còn hiếm ở một xã hội đang tập lớn. Khi nào chúng ta ra được biển lớn?

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Chuyện là vầy: một người cần một người thợ may sửa dùm cái áo mới mua nhưng cần cắt lại cho vừa. Giá cả thỏa thuận là 200.000 đồng. Khi lấy áo thì đã là không bằng lòng với việc cắt sửa nhưng cũng là phải trả công. Người này không có tiền đúng mệnh giá nên đưa tờ 500.000 đồng và xin thối lại.
Người thợ may nói: "Việt kiều, hả? Thôi khỏi thối đi!" và nhất định giữ luôn 500.000 vì khách hàng có cái tội Việt kiều (1).
Chuyện không có gì là quan trọng nhưng nó tiêu biểu cho một xã hội chưa biết làm thương mại. Khi nào chúng ta ra biển lớn? (xem thêm phụ chú B)

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ngày nay còn ai quan trọng và quan tâm tới các nguyên tắc sống. Haiz!
(1) Thật ra hai chữ Việt Kiều không nên được dùng bởi nhà nước và người dân tại Việt Nam. Lý do là vì chỉ các nước khác mới nên dùng. Thí dụ nhà nước Đức bằng tiếng Đức (và được dịch ngược qua tiếng Việt) gọi người Việt thăm viếng nước Đức là "Việt Kiều". Cũng như người Việt tại VN gọi người Hoa đến Việt Nam là Hoa Kiều. Sao người Việt ở VN lại gọi người Việt sinh sống ở nước ngoài, về VN là Việt kiều?

Không có nhận xét nào: