Thân chào các Bê (*),
Hôm rầy, vì muốn thể hiện tinh thần (hay một triết lý) về tâm không phân biệt mà một người tu phải vướng vòng thị phi! Muốn có tâm không phân biệt (TKPB) thì trước hết nên hiểu thêm là nó là cái gì đã. Xin nói ngay là Đệ không phải là người hiểu biết sâu về Phật giáo. Viết là viết lăng nhăng vậy thôi.
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...Bài này xin không nói đến chuyện thị phi ở trên mà chỉ muốn đào sâu một chút về TKPB trên phương diện rộng và cái "hành" của nó.
Trước hết, TKPB nhấn mạnh vào cái TÂM chứ không nói tới cái "nhận biết" về một sự kiện. TKPB không có nghĩa là không thấy được sự khác biệt của vấn đề. Người tu tập để có TKPB vẫn phải nhận biết về nhân quả của vấn đề. Nghiệp sẽ đến với người làm việc sai trái. Mình chấp nhận sự giúp đỡ từ cái nghiệp đó thì mình có cộng nghiệp rồi. Có cộng nghiệp thì nghiệp sẽ đến với mình thôi.Xin lấy một thí dụ, nếu người nào đó giúp mình bằng tiền bạc kiếm được do hành vi giết người cướp của (mà mình biết được) thì TKPB không có nghĩa là mình vui vẻ nhận sự giúp đỡ này với thái độ bất chấp. Trong trường hợp này thì một cách thực hành TKPB là phải từ chối sự giúp đỡ và phải lên án cái lý do nào mà, người giúp mình, có tiền để giúp mình.
TKPB là tâm mình không thiên vị người muốn giúp mình. Giúp mình hay không giúp mình thì mình cũng phải lên án hành vi giết người cướp của họ (chứ không phải là chỉ lên án hành động của người không liên quan tới mình. Dù là người có ý định giúp mình thì mình cũng không phân biệt mà chấp nhận hành động sai của họ trong quá khứ.
Nói cách khác, trước khi đến cái tâm thì đã phải qua cái "trí" mà nhận biết đúng sai. Và quan trọng là "tâm" bổ túc và hoàn thiện cái "trí" chứ không phải là tâm phản bác, phủ định cái trí. Thí dụ, trí cho ta thấy đối tượng có vấn đề nhưng với cái TKPB thì ta không dùng cái vấn đề đó mà đối xử phân biệt (khi vấn đề này không vi phạm luật lệ và đạo đức xã hội hoặc nếu có vi phạm thì cũng không ảnh hưởng gì đến cách đối xử của ta). Một yếu tố quan trọng là nếu trí "biết" được hành vi bất chính là hành vi vi phạm luật lệ, đạo đức xã hội thì đối tượng đó phải ăn năn sám hối và có thể là với sự hỗ trợ của mình mà trở thành tốt. Khi đó thì nhận sự giúp đỡ của người đó là không có vấn đề.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê rồi nhưng không ỷ vào đó mà làm bất chấp.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê rồi nhưng không ỷ vào đó mà làm bất chấp.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài