Thân chào các Bê*,
Xin đọc lời trần tình ở
phần I; phần III này xin được trả lời hai câu hỏi mà mình đặt ra ở cuối
phần II.
Dạ, dạ Đệ xin vào đề..
Cuối phần hai, Đệ đặt ra hai câu hỏi cho Bê.
"
Câu hỏi đặt ra là nếu phương pháp thử tương đối chính xác và giá cả phải
chăng thì Bê có thử không? Và nếu mình có kết quả dương tính (có nghĩa
là X năm nữa mình sẽ bị Alzheimer's) thì Bê sẽ làm gì? Hai câu hỏi
tương đối là đơn giản nhưng thật khá phức tạp để trả lời một cách ngay
thẳng."
Nhưng có Bê cắc cớ sẽ hỏi lại: "Thế ông, thì ông trả lời sao?" Dạ, thì đây...rất ngay thẳng:
1. Nếu Đệ thấy mình có nhiều triệu chứng như phần I và phương pháp thử nghiệm khá chính xác thì chắc chắn là Đệ sẽ chịu thử nghiệm.
2. Nếu biết được mấy năm nữa thì mình mất trí thì mình sẽ gắng vui vẻ sống bình thường nhưng có lẽ sẽ làm việc ít hơn, dành nhiều thì giờ cho vợ con hơn và chuẩn bị đi xem "nơi ở mới". Nói cách khác là, Đệ sẽ bảo vợ con là khi "ấy" đến thì làm ơn đưa mình nhập viện (nơi ở mới mà mình đã chọn). Sau đó thì đừng thăm viếng gì nữa (mình có còn biết gì nữa đâu mà... quan hệ).
Đừng có lo cho tui khi tui ở trõng! Cái người ở trõng đâu có phải là chồng là cha của người ở lại đâu! (1)
Tiểu luận (petit essai, short essay):
1. Nếu Bê nói: "Mắc gì mà tôi đang khỏe mạnh mà lại mua lo vào người? Thử với nghiệm! Eo ơi, lỡ kết quả dương tính thì sao? Nếu Bê thuộc phe "Que sera, sera!" thì chắc là Bê không muốn thử rồi. Mà Bê cũng chẳng sai. Câu trả lời cho câu hỏi này còn tùy thuộc nhân sinh quan mỗi người: người muốn biết để còn định liệu; người thì kệ tương lai, tới đâu hay tới đó. Đệ thuộc phe "lãnh đạo là tiên liệu" nên chắc chắn là phải thử nghiệm để còn... tính! Nước đến chân mới nhẩy thì khổ cho Nửa Kia và con cái. Cái hại của "biết trước" là mình có thể là... mất vui. Tệ nữa thì đi vào trầm cảm. Nhưng cái lợi của "biết trước", ngoài việc biết được phần nào định mệnh, mình còn có thì giờ để tính. Tỉ dụ như chu tất về tài chánh, như thiên đô về tiểu bang có nhiều luật và quyền lợi cho người bệnh, như... đi một ngàn chỗ cần phải đến trước khi mất trí.
2. Đệ đọc ở đâu đó (không nhớ đọc ở đâu chưa phải là mất trí, nghe quý vị!) một người tây phương viết là "người mắc bệnh nan y có lợi thế hơn người khỏe mạnh, vì họ biết được khi nào họ chết nên sự chuẩn bị bao giờ cũng chu đáo hơn". Hừm, coi vậy mà không sai, há quý vị? Nói theo một tôn giáo thì là mình "dọn mình chờ chết" và đã sẵn sàng về với Chúa Phật. Đệ, thì không đặt nặng vấn đề "dọn mình" vì chết là "c'est fini!", là "the end" rồi thì còn sá chi là "trình diện" Thượng Đế sạch sẽ, bảnh bao, và ăn năn hối lỗi hay là tội ngập đầu, u mê và gian ác? Nhưng, chuẩn bị đi nhập viện, theo Đệ, là một hành dộng...
trên cả dũng cảm; để đừng làm khổ người mình thương yêu. Tuy nhiên nếu BB(**) của Đệ được tiên đoán dương tính thì Đệ sẽ chọn làm người chăm nuôi cho BB. Ngay cả khi Nửa Kia đi tới giai đoạn cuối. Tại sao? Tại vì Đệ vẫn mãi tin là mình sẽ làm công việc chăm sóc BB tốt hơn là để con gái chăm sóc Mẹ. Vì Đệ sẽ nhìn đó như một thử thách mới cuối đời. Còn nếu vì chăm sóc nàng mà mình... mất trí theo, thì lúc đó con gái muốn làm gì thì cũng có sao đâu! Chăm sóc người bị Alzheimer's không còn là một chuyện mà caregiver phải đơn độc nữa, đặc biệt là ở các nước đã phát triển, Bê nếu biết ai trong hoàn cảnh phải săn sóc thân nhân lãng trí vì tổn hại tại não bộ thì giới thiệu cho họ trang web như của Alz.org về
làm sao chăm sóc người bệnh ở những giai đoạn khác nhau. Nếu cần thì dịch dùm cho họ.
Phiếm:
Cuộc đời người có lẽ cũng chỉ là một cuộc đấu (thể thao). Cho dù cuộc đấu này là trận đấu tối hậu (THE ultimate game) thì cũng vẫn là cuộc chơi có tàn cuộc. Cũng như khi chơi, chơi hết sức thì
khi sống xin sống hết mình: khi nào còn "kicking and screaming" thì chắc phải là chân đạp, miệng hét cho rõ to, rõ mạnh! Cũng như cuộc chơi sẽ có lúc hết giờ thì khi sống biết được lúc nào hết giờ có phải là quý lắm không? Khi không còn biết mình là ai nữa (lost identity) thì chẳng phải là lúc phải ra khỏi sân, sao? Thật ra Đệ xin tự thú là Đệ cố tình không nêu ra hai bài đọc mà đọc rồi chắc Bê sẽ có ý kiến khác về cách trả lời hai câu hỏi này. Bài thứ nhất của Time.com nói về
phương thức thử nghiệm sẽ có trong thời gian không xa (còn bao lâu nữa thì chỉ là phỏng đoán) và xem ra là thử nghiệm máu thì giá cả chắc không cao. Bài thứ hai của MarketWatch.com thì nói về
gánh nặng cả vật chất, tài chánh, tinh thần và ngay cả thể xác cho người bệnh và thân nhân nuôi bệnh (caregiver). Gánh nặng này đưa nhiều gia đình đến chỗ tan nát và nợ nần. Còn giờ thì xin đừng nản chí chịu thua nhưng hết giờ rồi thì thắng thua có nghĩa gì đâu!
Kết:
Bê sẽ bảo: "cái ông này sao bi quan, vấy". Dạ, theo các chuyên gia thì mọi người nên bắt đầu bàn về những đề tài này với người thân khi mình bắt đầu tuổi 50, cơ đấy. Bây giờ Bê mới để ý đến đề tài này thì chắc cũng không muộn nhưng chắc chắn là không có sớm đâu! Moi? Bi quan? Không có đâu! Chỉ là thực tế thôi. Chúc Bê tiếp tục vui vẻ, trẻ trung và mạnh khỏe để còn hưởng "golden age"; nhưng xin đừng lạc quan tếu trong nhận thức mù mờ (ignorance)! God Bless!
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác
trên 60
tuổi trẻ. Bê 60 thường thắc mắc không biết bây giờ là mấy giờ trưa mà mình đã ăn sáng chưa? Đệ có lời khuyên: đừng thắc mắc đã ăn đủ bữa chưa; cứ thấy bụng xẹp lép thì kiếm cái gì để ăn thì được. Ai bắt phải ăn đúng ba bữa một ngày? Hai bữa, năm bữa một ngày thì đã sao?
(**) BB là Big Boss, đó! BB lớn hơn cả xếp trong hãng luôn!
(1) Nơi ở mới có thể không hiện hữu trên đời này. A, đây là một đề tài
khác mà có thể Đệ sẽ viết năm tới: Death with Dignity (Ra đi với phẩm
cách/Ra đi trong danh dự). Ở đây xin bật mí với Bê là Oregon, Washington
và Vermont có luật (acts) về đề tài này. Hình như New Jersey cũng sắp
thành luật thì phải. Tuy nhiên ở thời điểm này thì các luật này không áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.
(2)
Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài