Khi bài này đến với Bê thì đã là tháng Ba rồi đó. Ở tuổi này thời gian đi nhanh thật! (1)
Bài thứ ba này nói về phần ăn (và uống) trong mỗi bữa, mỗi ngày. Đương nhiên thiếu ăn thì suy dinh dưỡng; nhưng ăn quá nhiều thì lại béo phì (obese) và dễ mắc các bệnh trầm trọng khác...
Xin xem hai bài trước:
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 2 - Tha Thứ
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 1 - Vận Động
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
(Hình từ dahlc.mayoclinic.org/)
Trước hết hãy theo dõi và nhận thức là mình thường ăn gì, ăn ở đâu (tiệm, nhà, tiệc, vân vân...). Rất nhiều khi chúng ta ăn không phải vì đói.
- Vui quá cũng ăn, buồn cũng... ăn!
- Tiệc tùng thì... ăn!
- Đúng giờ thì... ăn!
- Thấy thức ăn thì... thèm ăn!
Hai điểm cần bàn:
- Thức ăn nào là lành mạnh và không lành mạnh? Lành mạnh là theo Kim Tự Tháp Thức Ăn và nên nhớ là cơ thể cần cả ba nhóm tinh bột, đạm và mỡ. Không lành mạnh là thức ăn có ít dinh dưỡng mà lại có nhiều chất độc hại như 20 Foods That Are Bad For Your Health (Avoid Them!) Vài điểm về thức ăn không lành mạnh:
* Thường là rất hấp dẫn! Đệ coi qua danh sách này và thấy mình thích cả mười mấy món!!!
* Ăn trái cây chứ không uống "fruit juice" trong chai vì lượng đường thường rất cao trong fruit juice.
* Thức ăn đã qua chế luyện thường không tốt, thí dụ ngũ cốc là tốt nhưng ngũ cốc đã tinh chế (processed grain) thì xấu như white bread sandwich (có ăn sandwich thì ăn whole wheat sandwich). - Ngay như thức ăn lành mạnh mà "ngốn" quá nhiều trong một ngày cũng là vấn đề cho sức khỏe. Đây cũng là đề tài chính cho bài này: Portion Size (Phần Ăn).
Rồi thực tập những điều sau để kiểm soát số lượng thức ăn mình nạp vào mỗi ngày:
Portion size vs. serving size (Phần ăn đối với Đơn vị thức ăn). Phần ăn là số lượng thực phẩm mà Bê nạp vào (ăn và uống) mỗi bữa ăn. Trong khi Đơn vị thức ăn là số lượng chuẩn của một thực phẩm để tính năng lượng (calories) cũng như các chất khác như mỡ (fat), đường, muối, vân vân… Thường thì một đơn vị thức ăn là số lượng được giới thiệu là chuẩn cho một bữa ăn và có ghi trên nhãn những chỉ số mỡ, muối, đường, vân vân… Xin Bê đọc kỹ nhãn trước khi mua và trước khi ăn. Tạo thói quen này thì rất tốt trong việc kiểm soát lượng năng lượng, muối đường, mỡ trong môt đơn vị thức ăn. Cứ nhìn nhãn của một lon Coca Cola thì thấy là lon nước ngọt này gồm có HAI servings mà các chỉ số lại là số lượng tính trên MỘT serving!!! (2)
Để biết về đơn vị thức ăn thì Bê thử đổ thức ăn (thí dụ như “cereal”, đọc là ci-ia-ri-ô) vào chén với số lượng mình ăn hàng ngày. Rồi đổ số lượng này vào cái chén đong (measuring cup) để biết là mỗi ngày mình ăn mấy đơn vị cereal. So sánh với cách tính của Mayo Clinic ở trên để biết mình có ăn nhiều quá không. Bê có thể nói: “nhưng mà tôi không ăn cereal, thì sao?” Không ăn cereal là hơi bị thiệt thòi trong ẩm thực Hoa Kỳ. Nhưng không hề gì, thì cứ đọc tiếp phần tới về dùng mắt mà lường thức ăn…
Visual cues for a serving (dùng mắt mà lượng định). Thí dụ như thể tích của trái côn cầu hình ống trong côn cầu trên băng, hockey puck, là nửa cái bánh “Bagel”, nửa chén mì ống (pasta), nửa chén cereal (tương đương với một đơn vị thức ăn). Thể tích bộ bài lá là khoảng 3 ounces cá, 2/3 bộ bài là khoảng 2-1/2 ounces thịt, và 3 tới 4 hột xí ngầu là khoảng 2 ounces phô mai.
Focus on food quality (đặt trọng tâm vào phẩm chất). Phần này nguyên bản không dễ hiểu nên Bê nào thích nguyên bản thì vào phụ chú B. Đệ xin bàn là trên nguyên tắc thì thức ăn ở tự nhiên và tươi như quả nho tươi thì phẩm chất tốt hơn là nước nho chế biến từ quả nho. Tươi là tốt hơn đông lạnh, phơi khô, xay bột, nấu, vân vân... Tuy nhiên về khoái khẩu thì có lẽ là vấn đề khác, thí dụ như trái hồng khô, ai chê thì xin gởi cho Đệ!
Practice portion control (kiểm soát phần ăn). Phần ăn nhiều khi được định từ đồ đựng, bao bì. Tô quá to (không có tô nhỏ) mà đựng ít thức ăn thì đãi khách có hơi kỳ! Dùng những chỉ dẫn sau đây:
- Use a smaller 9” plate and fill half with fruits and vegetables Dùng dĩa nhỏ và thêm rau quả vào dĩa
- Dish up your plate away from the table so you’re not tempted for seconds. Ăn xong là dọn chén dĩa khỏi bàn.
- Share an entrée or take home half your meal. Chia sẽ phấn ăn hoặc mang về một nửa
- Use prepared single servings. Mua và dùng thức ăn trong bao bì cho một phần ăn (mua bao có bốn phần ăn cho hai người là thế nào cũng có người ăn hơn một phần!)
- Measure out a serving instead of eating directly from the box or bag. Lầy thức ăn ra chén dĩa chứ đừng ăn từ trong bao (cứ thọc tay vào cái bag potato chips thì ăn hết bao hồi nào không hay!)
Phiếm
- Bánh mì chả lụa vs Chả lụa bánh mì: Ngày còn bé, Đệ hay xin tiền Mẹ ra đầu ngõ mua bánh mì chả lụa. Chỉ bánh mì với chả lụa và chút muối tiêu mà sao ngon không tả nổi!!! Ngày đó cứ mơ khi nào lớn lên, có tiền thì mình sẽ ăn Chả lụa bánh mì thay vi Bánh mì chả lụa. Chả lụa bánh mì là nguyên cây chả lụa (khoảng 1/2 ký) được rạch một lằn theo chiều dọc và nhét một miếng bánh mì mỏng vào trong khúc chả lụa. Bây giờ thì mua một cây chả lụa thì không khó khăn gì nhưng cho đến nay thì mơ ước đó không còn là ước mơ cần thực hiện nữa rồi! Bê nào thực hiện ước mơ này thì xin chụp hình gởi cho Đệ... để giữ làm tài liệu.
- Vài năm trước, Đệ có viết về một nét văn hóa Mỹ: đi ăn Buffet (ăn bao bụng; phụ chú C). Trong đó có nói vài cách ăn Buffet, như đi một vòng để thấy các thức ăn trong tiệm trước khi lấy thức ăn, như dùng chén dĩa khổ nhỏ (phải đi lấy nhiều lần; tạo cơ hội đi bộ), như chỉ lấy một món một lần, vân vân...(phụ chú C)
- Ngày nay, Đệ vẫn ăn tiệm và BB vẫn "bắt" gọi món thịt bò với phần lớn nhất (trên 20 ounces). Khi trước, Đệ chống đối... dữ lắm (nhưng vẫn ăn vì ăn cũng... đã). Bây giờ thì khác: Đệ nhận dĩa thịt bò steak thật lớn là bảo với người bồi bàn mang cái hộp "to go" ra ngay. Trước khi ăn là Đệ cắt hơn một nữa phần ăn bỏ vào hộp trước, cho sạch sẽ và khuất mắt không thấy nữa. Ăn một nửa; mang về một nửa.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì càng phải ăn uống điều độ lại chứ không thì... nguy!
(1) Thật ra thời gian (tuy là tương đối như cụ Einstein nói) trôi như một hằng số (không nhanh hơn, không chậm hơn). Lý do chúng ta thấy thời gian trôi nhanh, theo một nghiên cứu về tuổi già, vì ở tuổi già chúng ta có khuynh hướng làm gì cũng chậm lại, số lượng việc làm hoàn tất (productivity) giảm nên cảm thấy "chưa làm được gì mà đã tháng ba!" Xin đón đọc Ôi Thời Gian (chưa có đường dẫn vì chưa viết xong!)
(2) Có nhãn chỉ trưng bầy là lon cho một "serving".
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Thói Quen 3
C. Bao Bụng và Buffet of Buffets -- Bao Bụng, Bao Luôn Năm Nhà Hàng