Hôm nay đi uống cà phê một mình vì "coffee partner" bận việc bên California. Việc thì cũng chẳng có gì là to tát; Đệ gởi cô con gái (B) qua California đi gặp các Bác (anh chị của Đệ) mà học cách... lo cho người già từ các anh chị họ của B. Nói chung là buồn nhiều hơn vui...
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Theo như B (qua điện thoại) thì đời sống các Bác khá bế tắc. Sự bế tắc (impasse) là có thật trong tâm trí các Bác (Ah! trong tâm trí thì sao bảo là có thật?) Thật vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của các Bác: sự bất như ý thì quá nhiều và con cháu thì luôn là sự thất vọng!
Bài này xin viết cho các Bác.
Biết nói gì đây khi Đệ thấy được cả hai khía cạnh của vấn đề:
- Chuyện cũ cũng có khi là cảnh báo cho tương lai. Không phải chúng luôn là chỉ dấu của tương lai đâu! Câu nói: "Nó đã từng.... thì nó sẽ...." không phải lúc nào cũng đúng.
- Cái khôn ngoan không được trao truyền; "Sao con cháu lại có thể ngu khờ hơn mình?" Cái này thì càng không đúng! Các Bác thấy vậy thường là do các Bác ngày càng đặt ra tiêu chuẩn quá cao. Đó là chưa kể các Bác tưởng tượng là mình... siêu khôn ngoan!!!
- Nước mắt chẩy xuôi cái này thì đúng nếu không dùng để trách móc con cháu.
- Cái thế kỷ thứ 20 (chết tiệt) mà các Bác và Đệ lớn lên đã đào tạo chúng ta với bao điều tốt đẹp nhưng cũng huấn luyện cho chúng ta bao cái xấu xa, gớm ghiếc! Những cách hành xử và suy nghĩ của người lớn tuổi chúng ta có lẽ phần lớn là những tích luỹ của kinh nghiệm trong quá khứ mà quá khứ của chúng ta có bình thường đâu! Con cháu làm sao hiểu nổi cái bon chen, cái tằn tiện, cái... ích kỷ của chúng ta. Thời con cháu ngày nay là thời bình, là thời của mộng ước bay cao chứ có phải là thời loạn mà chúng ta đã trưởng thành từ đó.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê mà con cháu còn chưa biết lo thì sao mà không lo? Chúng nó chỉ không biết lo vì đã có người khác lo giùm. Give them a chance! Để chúng tập lo thì khi mình đi... xa thì chúng mới sống được.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Thôi thì mời các Bê nghe một bài do Phan Hồng Việt sáng tác (Đệ không biết ông này ra sao; nhưng đặt lời thì cũng khá hay).
1 nhận xét:
Xin bàn thêm về bài Buông:
Thường chỉ nghe như "entendre/hear" hoặc nghe như "écouter/listen". Hear là nghe âm thanh, tiếng động còn listen là lắng nghe mà chấp thuận.
Tiếng Việt lại có chữ "nghe thấy"; nhưng nghe thấy mang ý nghĩa nghe (người ta) nói rằng...
Câu cuối "Buông lo cho thấy tiếng cười" lại không như trên là hear, hay listen, hay nghe thấy mà lại là "thấy". Thấy đây không phải là nghe mà là... thấy! Nhìn ra là đời có tiếng cười. Tiếng cười có đó tự thuở nào mà chỉ vì ta lo mà không "thấy" được nó trong đời.
Đăng nhận xét