Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Bốn Chữ

Thân chào các Bê (*),
Đầu năm, Đệ xin dùng bài blog này mà ca tụng một người Nhạc Sỹ: Trịnh Công Sơn.
Người nghệ sỹ này thì đã có biết bao người khen hoặc chê. Thậm chí, IMHO, còn miệt thị hoặc ca tụng quá đáng. Khen hay chê thì còn tuỳ quan điểm và tính tình của người viết. Đệ chỉ xin nói tới một tài năng về âm nhạc của ông. Xin nói ngay là Đệ không được tập huấn về âm nhạc ở một trường học nào nên đây chỉ là nhận xét của một amateur: nhận xét không mang nặng tính khoa bảng.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Nói đến ngôn từ (văn nói, văn hát, văn thơ) thì phải nói đến khía cạnh đón nhận (nghe) và nhớ. Làm sao cho dễ nghe, dễ nhớ và quan trọng hơn nữa là dễ cảm (nhận). Cứ đọc thơ Đường thì thấy Đường thi dùng luật về số chữ, số câu. Thí dụ thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) hay tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu) thì thấy là luật thơ rõ ràng tạo sự dễ nghe, dễ nhớ và dễ cảm. Ngoài ra, còn luật bằng trắc nhưng bài này sẽ không nói tới âm bằng trắc vì lý do trong nhạc, âm thanh được định bằng giai diệu thay vì luật bằng trắc.
Trịnh Công Sơn đặt khá nhiều bài hát và số bài nổi tiếng thì không thiếu nhưng ở đây chỉ xin nêu ra một số thí dụ để hỗ trợ cho luận đề.
  • Diễm Xưa
    Mưa vẫn mưa bay / trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy / thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa / reo mòn gót nhỏ
    Đường dài hun hút / cho mắt thêm sâu
    Mưa vẫn hay mưa / trên hàng lá nhỏ
    Buổi chiều ngồi ngóng / những chuyến mưa qua
    Trên bước chân em / âm thầm lá đổ
    Chợt hồn xanh buốt / cho mình xót xa
    Chiều nay còn mưa / sao em không lại
    Nhớ mãi trong cơn đau vùi
    Làm sao có nhau, / hằn lên nỗi đau
    Bước chân em xin về mau
    Mưa vẫn hay mưa / cho đời biến động
    Làm sao em nhớ / những vết chim di
    Xin hãy cho mưa / qua miền đất rộng
    Để người phiêu lãng / quên mình lãng du
    Mưa vẫn hay mưa / trên hàng lá nhỏ
    Buổi chiều ngồi ngóng / những chuyến mưa qua
    Trên bước chân em / âm thầm lá đổ
    Chợt hồn xanh buốt / cho mình xót xa
    Chiều nay còn mưa / sao em không lại
    Nhớ mãi trong cơn đau vùi
    Làm sao có nhau, / hằn lên nỗi đau
    Bước chân em xin về mau
    Mưa vẫn hay mưa / cho đời biến động
    Làm sao em biết / bia đá không đau
    Xin hãy cho mưa / qua miền đất rộng
    Ngày sau sỏi đá / cũng cần có nhau
  • Một Cõi Đi Về
    Bao nhiêu năm rồi / còn mãi ra đi
    Đi đâu loanh quanh / cho đời mỏi mệt
    Trên hai vai ta / đôi vầng nhật nguyệt
    Rọi suốt trăm năm / một cõi đi về
    Lời nào của cây / lời nào cỏ lạ
    Một chiều ngồi say, / một đời thật nhẹ / ngày qua
    Vừa tàn mùa xuân / rồi tàn mùa hạ
    Một ngày đầu thu / nghe chân ngựa về / chốn xa
    Mây che trên đầu / và nắng trên vai
    Đôi chân ta đi / sông còn ở lại
    Con tinh yêu thương / vô tình chợt gọi
    Lại thấy trong ta / hiện bóng con người
    Nghe mưa nơi nầy / lại nhớ mưa xa
    Mưa bay trong ta / bay từng hạt nhỏ
    Trăm năm vô biên / chưa từng hội ngộ
    Chẳng biết nơi nao / là chốn quê nhà
    Đường chạy vòng quanh / một vòng tiều tụy
    Một bờ cỏ non / một bờ mộng mị / ngày xưa
    Từng lời tà dương / là lời mộ địa
    Từng lời bể sông / nghe ra từ độ / suối khe
    Trong khi ta về / lại nhớ ta đi
    Đôi tay nhân gian / chưa từng độ lượng
    Ngọn gió hoang vu / thổi buốt xuân thì...
Còn nhiều  bài khác nữa nhưng chắc đến đây thì Bê thấy được cách đặt nhạc của Trịnh Công Sơn: không cứ là bốn chữ, bốn chữ mà chính là câu nhạc được đặt sao cho dễ nghe, dễ nhớ và dễ cảm nhận.

Theo Đệ thì Trịnh Công Sơn có cái tài này.





Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ở tuổi này mà cứ còn thích những bài nhạc của thời còn hai mươi,

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

Primum Non Nocere -- Xin Cẩn Trọng

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay vì đi làm răng nên có thời giờ mà viết lăng nhăng. Chuyện thì cũng có phần liên quan tới Nha Y Dược hay nói chung là ngành thuốc: primum non nocere (ngạn ngữ La tinh này có lẽ là  câu chữ La tinh đầu tiên mà sinh viên  Nha Y Dược phải biết).

First, do no harm!
Premièrement ne faites pas de mal!
Trước tiên là không làm thêm bệnh!
Bác sỹ khi chữa bệnh thì đầu tiên là thực hành châm ngôn: không làm bệnh nhân bệnh nặng hơn hoặc thêm bệnh mới. Lời dặn dò này hợp lý và tưởng là dễ nhưng thật là không dễ chút nào. Thầy thuốc (Bác sỹ, Nha sỹ và Dược sỹ) thường có tham vọng và tự tin (sau bao năm học và sau bao nhiêu tiếp xúc với bệnh nhân... dễ tính!) 


Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Thật thì châm ngôn này có thể (và phải áp dụng) cả trong những lãnh vực khác, ngoài ngành thuốc. Nhưng ở đây Đệ xin chỉ giới hạn bài viết vào ngành thuốc và hơn nữa trong một số điểm sau đây:
  • Đệ không nhớ là khi mình còn ở Việt Nam, khi mình đi gặp Bác sỹ, thì các ông các bà này có giải thích cho bệnh nhân là họ sẽ làm gì trong quá trình trị bệnh cũng như những rủi ro có thể xảy ra với giaỉ phẩu, với thuốc? Ngày nay tại Mỹ thì điều này là bắt buộc (mandatory) Bác sỹ phải cho bệnh nhân biết trước họ sẽ làm gì, rủi ro ra sao và bệnh nhân có cho phép không. Tại Mayo Clinic, nơi thành phố Đệ ở: trước khi giải phẩu là có từ tám tới hơn chục toán nhân viên khác nhau tới kiểm tra và ký tên xác nhận.
  • Cô Nha sỹ trước khi xịt hơi vào răng của Đệ cũng phải nói là; "Tôi sẽ thổi hơi vào răng của ông; ông có thể cảm thấy lạnh ở răng, nghe!"
  • Nói về thuốc thì không biết bao nhiêu sự việc đáng tiếc xảy ra hàng ngày vì lộn thuốc. Đệ còn nhớ Dược khoa Sài Gòn bắt sinh viên
    - Đọc nhãn chai thuốc trên kệ
    - Dùng tay phải mang chai thuốc xuống
    - Chuyển chai thuốc từ tay phải sang tay trái và đọc nhãn lần thứ hai
    - Lấy thuốc
    - Đọc nhãn chai lần thứ ba khi trả chai thuốc trở lên kệ.
  • Luật Mỹ không cho đặt tên thuốc quá gần nhau dễ gây nhầm lẫn.
  • Không phải Dược sỹ không được phát thuốc
  • Việc giới thiệu những bài thuốc thần tràn lan trên mạng là một vấn nạn cho nhân loại. Người giới thiệu thường có lòng tốt nhưng thật tình mà nói là thường không đủ kiến thức y học. Có những bài nói tới cách trị bệnh Gout, Parkinson's, loét bao tử, vân vân và người đọc thường là tin và áp dụng không suy nghĩ!
    Không tự đặt câu hỏi là sao phương thuốc hay thế mà Bác Sỹ Y Khoa không biết, ngành Y Khoa Tây Phương không biết!!! Cái khó là Y Khoa chân chính chữa bệnh-nhân-có-bệnh chứ không chữa bệnh: có nghĩa là bài thuốc có thể tốt cho bệnh nhân A có bệnh Z chứ không chắc là tốt cho bệnh nhân B có cùng căn bệnh Z. Những bài thuốc trên Internet thường là không quan tâm gì đến những yếu tố riêng tư của mỗi bệnh nhân như cân nặng, dị ứng với đồ ăn, với thuốc, có thêm bệnh khác hay không. Thí dụ bệnh nhân A không bị loét bao tử nên dùng thuốc này thì hết; nhưng bệnh nhân B, ngoài cái bệnh giống bệnh nhân A, còn thêm cái bao tử bị loét nên uống thuốc trên không những không khỏi mà còn bệnh thêm.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Xưa nay, Đệ đây sợ nhất là những người biết 50% (biết mà không biết hoàn toàn). Khoa học khác với kiến thức phổ thông ở chỗ khoa học bị kiểm định chặt chẽ với các phương pháp giám định bởi cộng đồng khoa học. Kiến thức phổ thông thật giả thì ai kiểm chứng đây?

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Tản Mạn Đầu Năm 2020

Thân chào các Bê (*),
Bài này là bài blog đầu năm 2020. Một năm mới với sức khỏe mới và hoàn cảnh mới. Chúc các Bê với những gì tốt đẹp nhất như là cái mới lạ của năm mới.

Ngồi đọc lại các bài January 1st (phụ chú B, C, D, E, và F ) nên Đệ biết bài này là năm thứ sáu phát hành blog vào ngày đầu năm.

Lời nguyện đầu năm thì lại vẫn là S.M.A.R.T... (1)

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

SMART 2020:
  • Specific (simple, sensible, significant): quyết tâm phải rõ ràng, "vào vấn đề" chứ không nói chung chung. Năm 2020 sẽ vẫn tiếp tục blog mỗi tháng
  • Measurable (meaningful, motivating): thành quả có thể định lượng, đo lường được. Mỗi tháng phải phát hành một video.
  • Achievable (agreed, attainable): có thể đạt được. Với ý muốn động não thì mình làm được. 
  • Relevant (reasonable, realistic and resourced, results-based): thành quả thực tế, không viển vông. Hát được thì đăng ra, có một người nghe là đã "relevant" rồi.
  • Time bound (time-based, time limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): quyết tâm phải định thời khóa để hoàn thành. Không vớ vẩn như: "... trong tương lai, tôi sẽ..." mà không xác định là năm nào, tháng nào. Mỗi tháng một video trong năm 2020.
Đó là New Year's Resolutions.
Phần còn lại xin viết lăng nhăng...

Năm vừa qua có khá nhiều chuyện xảy ra cho nước Mỹ và thế giới nên xin không lặp lại tại đây. Về cá nhân và gia đình thì phải nói là 2019 cũng là năm tốt đẹp. Năm mới 2020 thì chắc là đa số các Bê đã hoặc sẽ về hưu. BB và Đệ thì vẫn tiếp tục làm việc vì công việc cũng nhàn và vui. Hơn nữa thì nhàn cư vi bất thiện nên nếu có retire thì cũng phải kiếm việc thiện nguyện mà làm thêm.

Xin gởi đến Bê hình chụp cuối năm 2019 trong Pajama Party



Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ai da, cái "golden age" của chúng ta là có thật. Thật từ những liên từ như già thì... yếu (già yếu) nhưng cũng thật với già... giặn (già nhưng wise).
(1) Resolution năm 2019 không hoàn tất: Mỗi tháng một video Tango đã không thành công vì dù có cố gắng nhưng những bài Tango chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu để làm video,

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài  << Bê có muốn xem lại các bài blogs cũ thì vào http://hoatran36.blogspot.com/ (bằng computer thì có phần mục lục-Blog Archive)
B. Xin Giới Thiệu "Dòng Sông Xanh, Biểu Tượng của Hy Vọng và Hòa Bình" của RFI Thanh Hà (2015)
C. Thông Minh Cảm Xúc -- Emotional Intelligence - EQ (2016)
D. S.M.A.R.T. 2017
E. S.M.A.R.T. 2018
F. Tản Mạn Đầu Năm 2019
G. The 7 Habits of Highly Effective People
H. Videos 2018
I. Videos 2019