Ngày nay, nhờ mạng xã hội nên ai cũng có thể là thầy thuốc, dù là chưa từng có một trình độ kiến thức về Y Khoa! Lanh chanh trong việc khác (như nấu ăn) thì còn khả dĩ chấp nhận được vì nếu chỉ cho người khác nấu ăn mà không ngon miệng thì cũng chẳng có hại ai.
Mách cho người khác dùng sai thuốc mà gây đại hoạ hoặc chết người thì là việc lớn mà chúng ta nên cân nhắc...
Cập Nhật II:
Study finds no benefit, higher death rate in patients taking hydroxychloroquine for Covid-19
Nghiên cứu cho thấy người bệnh dùng hydroxyCloroquine có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Có nhiều điều mà người Thầy Thuốc chân chính (xem thêm Primum Non Nocere -- Xin Cẩn Trọng) phải cân nhắc khi cho toa cho bệnh nhân:
- Thuốc có hiệu quả với bệnh hay không? Hay chỉ là làm giảm một vài triệu chứng của bệnh. Thí dụ thuốc nhức đầu làm giảm chứng nhức đầu trong nhiều căn bệnh khác nhau nhưng không trị tận gốc của bệnh
- Phản ứng phụ (side effects) của thuốc là gì? Thuốc có làm một số bệnh nhân chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau nhức xương, bắp thịt, vân vân... Bác sỹ sẽ phải tư vấn với bệnh nhân và căn dặn bệnh nhân báo gấp cho Bác sỹ nếu phản ứng phụ trở nên trầm trọng. Phản ứng phụ xảy ra cho từng trường hợp bệnh nhân chứ không luôn luôn xảy ra.
- Phản ứng có hại của thuốc là gì? Có những thuốc có khả năng chữa bệnh nhưng bệnh nhân lại phải chịu đựng những tác hại khác của thuốc. Bác sỹ sẽ phải cân nhắc xem cái lợi (chữa được bệnh) có nhiều hơn cái hại mà thuốc gây ra hay không. Thí dụ hoá trị trong bệnh ung thư.
- Thuốc có thể dùng chung với thuốc khác (drug interaction) hoặc thức ăn (thí dụ như bưởi và statin như Lipitor, Simvastatin, etc... là không dùng chung; phụ chú G)
- Đặc biệt trong mùa dịch vi rút Corona thì dùng thuốc chống viêm như Ibuprofen (phụ chú H) là phải thận trọng. Vì hệ miễn nhiễm của cơ thể có thể bị ức chế. Thay vì dùng Ibuprofen, Bác Sỹ có thể cho dùng Paracetamol (Acetaminophen; Tylenol).
Thế còn người đọc thì làm sao biết vàng hay thau? Có những điều mà người đọc cần thận trọng đánh giá:
1. Affiliation: Xem người viết (về Y Khoa) làm cho cơ quan uy tín nào, lâu chưa?
2. Credentials: Xem thành tích của người viết về vấn đề đang đề cập. Thí dụ bác sỹ về tim/thận mà nói về dịch tễ thì cần phải xem lại.
3. Sources: Có tham khảo từ những nguồn khả tín hay không? Nếu bài viết chỉ đề là Tin tổng hợp thì 9 phần 10 là bài cóp từ mạng Internet. Tam sao thất bản; đôi khi còn dịch sai ý tác giả. Thí dụ: Turkey sandwiches là Bánh mì kẹp thịt gà Tây chứ không phải là Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ.
Mấy hôm nay, một số chính trị gia tại Hoa Kỳ đặt nhiều hy vọng vào một thuốc chống sốt rét (Antimalarials) HydroxyCloroquine (phụ chú I) như cứu tinh chống dịch vi rút Corona. Cho tới ngày hôm nay, cơ quan FDA của Mỹ vẫn chưa chấp thuận và chỉ nói là còn cần nghiên cứu thêm mặc dầu là thuốc đã được chuẩn thuận để chữa sốt rét. Người có bệnh tim mà nay bị vi rút thì dùng HydroxyCloroquine hay Cloroquine có thể nguy hiểm (Cập nhật I: phụ chú J, người chồng chết, người vợ vào cấp cứu vì dùng thuốc Cloroquine cho cá Koi trong hồ).
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Già rồi mà còn phải lo lắng cho mình cho gia đình mình và cho nơi mình sống thì con vi rút này quả là quá quắt.
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. WHO và Ibuprofen
C. Tác dụng phụ và phản ứng có hại của thuốc
D. Tác dụng phụ của thuốc: cần cảnh giác
E. Hội Đồng Thuốc và Điều Trị - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
F. Hydroxychloroquine Drug Interactions
G. Why Grapefruit and Statin Drugs Do Not Mix
H. Anti-inflammatories may aggravate Covid-19, France advises
I. HydroxyCloroquine
J. Man dies after ingesting chloroquine in an attempt to prevent coronavirus
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét