Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Anecdotal

Thân chào các Bê (*), 
Hôm nay, Đệ lại xin viết lăng nhăng về một đề tài khá là quan trọng trong lý luận và tư duy: đành là nói có sách mách có chứng thì vẫn là khả tin hơn trong luận lý và giúp người đọc/người nghe có thêm dữ kiện mà tin người nói/người viết; nhưng nếu bằng chứng đó là số ít trong tổng số trường hợp thì không thể dùng bằng chứng ít ỏi này mà nói là toàn thể đều như vầy (you cannot generalize the situation)...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Thí dụ thì rất đơn giản: khi muốn chứng minh là nước Mỹ là một quốc gia trong đó mọi người đều vô cảm với tha nhân và trưng bằng cớ với tấm hình người vô gia cư (homeless people) sống ở vỉa hè trong một thành phố nào đó.
Đây là việc làm tắc trách của người nói/viết; người viết/nói đang dùng một "anecdotal" (sự kiện có xảy ra nhưng không là đại diện cho một vấn đề) và người viết/nói cố tình đưa ra một luận cứ là nếu có homeless thì con người ở đó vô cảm với tha nhân (có thể là như vậy trên thực tế nhưng với "bằng cớ" hời hợt như vậy thì chưa thuyết phục). 

Phụ chú B giúp ta phân biệt thế nào là anecdotal; thế nào là empirical. À há, "empirical" là khi ta có thể:
  • đo/đếm (measured) , 
  • khách quan (unbiased) và 
  • lập lại thí nghiệm (replicable). 
Sau khi đã có empirical data thì vẫn chưa tới đâu trong luận lý. Vì qua khảo sát/khảo hạch (review/scrutiny) mà dữ kiện có thể đưa ra nhận định/kết luận. Trở lại thí dụ trên về vấn đề vô gia cư (homelessness); vấn đề này ở quận Los Angeles (Los Angeles County) là một vấn đề rất phức tạp: 3% dân số toàn quốc nhưng chiếm 7% dân số vô gia cư. Vậy thì nói người dân ở Los Angeles là vô tâm hơn người Mỹ ở chỗ khác? Hay chẳng qua là LA cho nhiều cơ hội, LA ấm áp hơn nơi khác?  

Bài viết trong đường dẫn (link) ở phụ chú B bảo là có 5 lý do không dùng anecdote để đưa ra luận cứ. Bài khá rõ ràng; hy vọng là Bê đọc qua. Nếu cần thì nhờ ông Gúc Gồ dịch dùm.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân, 

Chú thích: 
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Lớn tuổi thì nhiều kinh nghiệm nhưng từng trải thì vẫn không cho phép chúng ta lười... suy nghĩ.
B. 5 reasons why anecdotes are totally worthless

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Xin Đừng VI

Thân chào các Bê (*), 
Hôm nay lại xin viết lăng nhăng. Đề tài thì dễ gây động chạm nhưng không viết thì tình trạng ngày càng tệ hại. Nhất là cho những ai chỉ dựa vào một nguồn thông tin; thí dụ như những người chỉ đọc/nghe tin tức của một khuynh hướng: tả/hữu, Dân Chủ/Cộng Hòa, không biết mà làm như biết....

Xin Đừng I
Xin Đừng II 
Xin Đừng III

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tin nhảm, tin thất thiệt ngày càng nhiều trên thế giới vì ngày nay ai cũng có khả năng tung tin giả (fake news) lên mạng xã hội. Và rồi tam sao thất bổn; mọi người thấy tin giật gân thì sao chép lại..Tin giả thường là được dựa vào tin thật rồi thay đổi bóp méo theo ý đồ của người viết. 

Xin đừng cóp, sao chép lại những tin mình chưa kiểm chứng. Mong lắm thay.

Xin lấy một thí dụ: "No one has been able to explain to me why young men and women serve in the U.S. Military for 20 years, risking their lives protecting freedom, and only get 50% of their pay on retirement. While Politicians hold their political positions, in the safe confines of the capital, protected by these same men and women, and receive full-pay retirement after serving one term.. It just does not make any sense." (lấy từ FB, xin dấu tên người viết câu này)

Câu viết tiếng Anh này, tạo một ấn tượng là người viết có kiến thức nên lại càng làm người đọc tin tưởng! Cái mập mờ trong đoạn văn này là full-pay retirement after serving one term.
  • Full-pay retirement? Sai, vì không ai được trả 100% tiền đi làm khi về hưu.
  • After serving one term? Sai, theo phụ chú B, thì hưu bổng (pension) của Dân biểu/Nghị sĩ được tăng theo thâm niên và chỉ được hưởng trọn (xin đọc kỹ là "trọn" chứ không phải 100% lương) hưu bổng sau 5 năm (hai nhiệm kỳ rưỡi cho Dân biểu). 
  • An sinh xã hội thì tính như bất cứ người đi làm nào.
It just does not make any sense! Because it is not true.

Mục đích người viết đoạn văn trên không nhằm nói lên sự thật mà là muốn người đọc thấy giới chính khách chỉ ra ứng cử vì quyền lợi và chính họ biểu quyết cho hưu bổng của họ. Điều này thì đúng nhưng là chuyện khác cần phải tranh luận trong một dịp khác. 

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân, 

Chú thích: 
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Who says life is fair?

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài 
B. DO MEMBERS OF CONGRESS RECEIVE LAVISH PENSIONS AFTER ONLY ONE TERM?

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Xin Đừng V

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay xin lại việt nhăng về một  bài Xin Đừng. Lần này là nói về xin đừng nói xấu Ngài Tổng Thống của Đệ nữa. Càng nói xấu Ngài, càng khiến Ngài thêm bực bội và khi tức tối Ngài càng đưa đất nước của chúng ta tới gần bờ vực thẳm... Sao chúng ta không khen mà cứ chê? Sao chúng ta không trấn an Ngài là Ngài sẽ đắc cử vào tháng Mười Một tới đây? Hứa đi!

Xin Đừng I
Xin Đừng II 
Xin Đừng III

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Tại sao phải hứa? Thưa các Bê, Ngài đang dồn tất cả nỗ lực vào việc tranh cử (nothing wrong with it) nên Ngài sẵn sàng hy sinh tất cả (dù là mạng sống của con dân) cho mục đích này (something wrong with it). 
  • Hứa đi thì may ra Ngài sẽ để tâm tới những chuyện ngoài việc tranh cử.
  • Hứa đi thì may ra Ngài sẽ không còn dựng chuyện chửi người về những chuyện nhảm.
  • Hứa đi thì Ngài mới có tâm lo về cơn đại dịch mà bao ngàn người Mỹ chết oan, chết ức!
Bê cứ hứa đi mà hứa thì phải giữ lời; chỉ cần biết là ở Mỹ chúng ta bầu phiếu kín.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân, 

Chú thích: 
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tôi xin hứa và giữ lời nhưng tuổi già có nhớ đâu! 

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài