Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Chỉ Là Con Người

Thân chào các Bê (*),
Mahatma Gandhi, trong tự truyện, đề cập tới mặc cảm tội lỗi ám ảnh ông suốt đời: (xin tạm dịch)
Tôi thấy rằng nếu thú tánh không làm tôi mù quáng, tôi lẽ ra đã được thoát khỏi sự dày vò vì sự vắng mắt của tôi trong những giây phút cha tôi hấp hối. Lẽ ra tôi phải xoa bóp cho cha tôi và cha tôi sẽ chết trong vòng tay tôi .... Sự xấu hổ, mà tôi đã đề cập ở chương trên, là sự xấu hổ về ham muốn xác thịt của tôi ngay cả vào giờ phút quan trọng của cái chết của cha tôi, giây phút đòi hỏi sự tỉnh táo tri thức. (phụ chú B)

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Đêm hôm đó, khi người chú/bác (uncle) bảo ông đi ngủ và để người chú/bác này canh người cha hấp hối dùm cho ông, ông đã vào giường ngủ, đánh thức bà vợ và ông làm tình với bà. 

Chuyện chắc cũng không ai biết nếu ông không nói ra. 

Cái vĩ đại của ông là ông tự nguyện kể lại như một nỗi ám ảnh về cái lỗi lầm của ông. 
Có lẽ là trong xã hội Ấn Độ mà ông sinh sống, làm tình (dù với người vợ) trong giờ cha hấp hối là một tội lỗi không thể tha thứ được. 

Mà có lẽ trong bất cứ xã hội nào thì câu chuyện cũng phải được dấu kín.
Ông thì không. Theo ông thì ông có lỗi và chính ông cũng không tha thứ cho ông được.

Ông được tôn sùng cũng chính là từ sự vĩ đại này. 

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Thế a!

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Sinh Ra Trong Bình Đẳng

Thân chào các Bê (*),
Trời vẫn cứ... lạnh. Ngồi nhà nên lại xin viết lăng nhăng. Hôm nay xin "phiếm loạn" về sự bình đẳng của con người. Nghe thì quá hay, quá công bằng. Thực tế thì sao và bình đẳng phương diện nào (hay mọi mặt)? Hơn nữa chính chúng ta có muốn, cái gọi là, bình đẳng (mọi mặt) này không?

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Câu trả lời khá phức tạp. 
  • "All men are created equal". Theo phụ chú B, Sử gia Jack Rakove cho rằng Thomas Jefferson viết câu này trong cái ý hẹp là các vùng thuộc địa (của Anh quốc) có quyền lập bang, lập quốc. Chứ không nói tới cái ý rộng là mỗi con người (individual) sinh ra là đương nhiên có bình đẳng. IMHO  (IMHumble Opinion), thì Rakove có phần đúng vì chắc chắn là Đế quốc Anh thời đó không nghĩ gì tới cái quyền này. Thượng Đế thì ở quá xa! Mà Thượng Đế của người Anh có cùng là Thượng Đế của người trong một nền văn minh khác không?
  • Thực tế ngày nay thì sao? Con người sinh ra khó có thể "đòi" cái bình đẳng này. Chắc chỉ có cha mẹ, gia tộc đứa nhỏ là ước muốn sự bình đẳng này. Đất nước đứa nhỏ được sinh ra có bảo đảm sự bình đẳng này không? Thế giới loài người có gắng để bảo đảm điều này không. Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Vì đa số chúng ta khẳng định: 'Co(o)n(g) tui thì phải hơn co(o)n(g) "mấy người" chứ!'
Thôi thì nói (Con người sinh ra là đương nhiên thụ hưởng sự bình dẳng) là nói... chơi thôi! 
  • Khi con người còn thích "mắt to" hơn "mắt hí" thì bình đẳng ở đâu ra?
  • Khi cha mẹ "nó" cho "nó" học trường xịn (vì họ có tiền) thì bình đẳng ở đâu ra?
  • Khi...
Những băn khoăn này dẫn chúng ta tới sự phân biệt giữa bình đẳng (Equality) và bình quyền (Equal Rights). IMHO, chúng ta nên tập trung vào mà "đòi" bình quyền: trong một thể chế nào đó có luật lệ thì không ai được ở trên pháp luật (no one is above the law) (1).

Ngay cái việc "đòi" cái bình quyền này cũng là... muôn vàn khó khăn. Nói "Con người sinh ra là đương nhiên thụ hưởng sự bình dẳng" là nói... chơi thôi! 

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê mà được ưu tiên (làm cái gì đó) thì mình... hưởng chứ đừng đứng đó mà nói nhăng về bình đẳng!
(1) Đang xôn xao việc ông Thủ tướng Anh ra lệnh cho dân phải cách ly chống Covid; ông thì tổ chức tiệc lớn (mà không tuân thủ luật cách ly).

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. When Thomas Jefferson penned “all men are created equal,” he did not mean individual equality, says Stanford scholar

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Tìm Phở

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay thời tiết khá là khắc nghiệt: ra đường mà không mặc đủ đồ ấm thì chân tay có thể bị hoại tử (frostbite) trong vòng 30 phút, nên ngồi nhà viết nhăng về du lịch...
Du lịch là một đề tài viết bao giờ mới hết? Hôm nay chợt nhớ tới chuyện cũ nên lại viết nhăng...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Hai vợ chồng Đệ rất thích đi du lịch nhưng mỗi năm cũng chỉ đi được vài lần. Hy vọng là bây giờ về hưu rồi thì chắc đi được nhiều hơn. 
Mỗi khi đi thì họ hàng, bạn bè muốn đi theo. Chắc chắn đông thì vui rồi nhưng hôm nay xin phiếm hai chuyện:
  • Đi đông, du lịch quốc tế, thì thế nào cũng có người (trong đoàn) đề nghị đi tìm tiệm ăn Việt để ăn... phở hoặc cơm tấm! Why?
    • Tìm tiệm Việt rất mất thì giờ và mướn taxi cho nhiều người là nhiêu khê.
    • Tiệm Việt bán cho du khách quốc tế thường là không đúng tiêu chuẩn của người Việt.
      Ngay như đến Chicago, USA mà tìm tiệm phở là... dở hơi! Phở khu Argyle ăn được nhưng mỗi lần đến là mỗi lần Đệ tự hỏi sao mình lại cứ phải đến đây: ăn bát phở chạy... ba quãng đồng và mất trên nửa buổi! Chicago có rất nhiều tiệm ăn quốc tế mà không dễ gì mà người vùng khác có tại địa phương mình.
  • Đi du lịch, dù là muốn thăm danh lam thắng cảnh, nhưng không nên chụp hình ở những nơi, những kiểu cách quá đặc biệt (có người bị sóng đánh văng xuống biển). Nên chụp hình vì nó sẽ là kỷ niệm của mình nhưng không nên quá cầu kỳ. Lần đi Vatican, Đệ nhìn ra một điều: cố gắng khệ nệ mà vác ống kính 500mm (hoặc 1000mm) để chụp vòm nóc nhà thờ là việc làm hơi bị... hâm! Chúng ta không khi nào chụp được đẹp như Professionals. Sao cứ phải cưỡng cầu? Muốn thì vào mạng, vào các bảo tàng (trên mạng) mà xem. Hình và video do Professionals với cận cảnh (close-ups) và đầy đủ ánh sáng rất nhiều trên mạng.
Dẫn đến những điều mà Đệ ngẫm ra: 
  • Đi du lịch là để ngắm cảnh bằng mắt, bằng tai, và bằng mũi (giác quan của mình); ghi hình hay video được thì tốt nhưng đừng cưỡng cầu.
  • Đi du lịch là để tiếp xúc với địa danh đó, với văn hóa đó, với con người tại đó, và với thực phẩm tại đó. Phải "Veni, Vidi" (I came, I saw...) cái mà mình không ghi lại hình được như văn hóa, ẩm thực. Như đi Hawaii mà cứ phải ăn phở (thay vì thử Poke) thì hơi bị... hâm!
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Còn đi được thì nên đi; đừng để đến lúc đi không nổi nữa.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

Bài Học Cho Kẻ Thắng Cuộc

Thân chào các Bê (*),

Hôm nay, vẫn trong tinh thần là tự hứa sẽ không bàn về chính trị và tôn giáo, Đệ lại xin lăng nhăng về xã hội, về cách con người đối xử với nhau: khi mình thắng xin đừng dồn người thua cuộc vào đường cùng.
Bị dồn vào ngõ cụt thì người thua cuộc chắc chắn phải phản ứng tới cùng để tìm đường ra...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Hai chuyện hôm nay thì chỉ liên quan tới nước Mỹ, nơi Đệ sinh sống cùng gia đình: 
  • Kết thúc cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ (April 12, 1861 – May 9, 1865): hơn bốn năm tương tàn thì nội chiến chấm dứt. Nhu cầu tái thiết đất nước là quan tâm của cả bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc. Miền Bắc đã khéo léo trong nỗ lực lôi kéo người miền Nam tham gia vào tái thiết đất nước (thay vì dồn người miến Nam vào thế kẻ thua cuộc phải tuân thủ điều kiện của kẻ thắng cuộc đưa ra). Một trong những khéo léo đó là không làm kẻ thua cuộc mất mặt (xem Fact #5 và #8 của phụ chú C)
  • Năm 2020, sự kiện Biden thắng cử cho thấy là những người ủng hộ ông nhiều hơn những người chủ trương ủng hộ Trump.
    Trên 74 triệu cử tri bầu cho Trump. Cả 74 triệu người đó chủ trương chống di dân, chủ trương kỳ thị, chủ trương da trắng thượng đẳng? Đệ không nghĩ vậy.
    Mà dù cho họ có chủ trương như vậy thì số  người này quá lớn để phe thắng cuộc dồn họ vào đường cùng, để chúng ta bêu xấu họ trên diễn đàn công cộng (public shaming). Làm điều này là chúng ta không muốn thức tỉnh họ: chúng ta chỉ muốn làm nhục họ vì cho rằng họ đã ngu muội mà làm sai trong quá khứ. Bê có rảnh thì đọc phụ chú B để thấy là suy nghĩ và hành động, của người ủng hộ ông Trump, phức tạp hơn là trắng/đen (xin đọc Tản Mạn Cuối Năm 2021).)
Không phải cái gì từ chủ trương của phe Dân Chủ đều đúng, đều hay.
Không phải cái gì từ phe Cộng Hòa đều sai, đều khả ố.

IMHO, Mark Twain nói đúng: History doesn’t repeat itself, but it does rhyme (Lịch sử không tự lặp lại, nhưng nó có vần có điệu). Có vần, có điệu là vì con người với cái sân si của mình thường muốn hạ gục kẻ khác, thường muốn hùa theo kẻ mạnh mà dồn kẻ thua vào chân tường. Give them a break!

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê, đáng ra, là tuổi mà chúng ta sẵn sàng buông bỏ, là tuổi mà chúng ta ý thức là sự việc thường phức tạp hơn chúng ta tưởng.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. First They Fought About Masks. Then Over the Soul of the City.

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

ADN - DNA và Yếu Tố Hợp Pháp

Thân chào các Bê (*),
Cả tuần nay, thấy nhiều postings trên mạng xã hội (MXH) về kết quả xét nghiệm DNA (Tây thì gọi là ADN) và từ đó đưa ra những kết luận có thể phương hại tới những người liên quan. Đệ viết là viết nhăng không nhằm vào một cá nhân (hoặc tổ chức) nào...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Trước hết thì xin xác định ngay ở đây là:
  • Xét nghiệm DNA để xác định huyết thống (như cha con) là rất chính xác (xem phụ chú E),
  • Đệ không phải là chuyên gia về xét nghiệm DNA mà cũng không là chuyên gia về huyết thống học (Ginealogy) 
  • Xét nghiệm DNA có rất nhiều loại. Ở đây xin chỉ nói đến "legal parental DNA testing".
Tuy nhiên xét nghiệm chỉ có ý nghĩa và được xem làm bằng chứng tại Tòa Án khi được thực hiện bởi một phòng thí nghiệm được Tòa chỉ định. Ở Hoa Kỳ thì phòng thí nghiệm phải được công nhận bởi AABB (Association for the Advancement of Blood & Biotherapies).

Câu trên giải đáp những câu hỏi:
  • Cơ quan điều tra có thể ra lệnh thực hiện xét nghiệm hay không? Trả lời: không, chỉ có Tòa Án mới có quyền. Cơ quan điều tra phải xin trát tòa.
  • Xét nghiệm có khi nào sai không? Trả lời: không phòng thí nghiệm nào cho rằng mình không bao giờ sai. Họ đưa ra con số như 99.9999%. Có nghĩa là cực kỳ chính xác nhưng không phải 100%.
  • Nguyên qui trình xét nghiệm có khi nào đưa ra kết quả hoàn toàn sai không? Trả lời: mà còn có nhiều nữa:
    • Khi mẫu thu thập (collected sample) bị đánh tráo (hoặc bị nhiễm nhiễu, contaminated). Một thí dụ: A và B là cha con. C và D là hai người cần phải chứng minh huyết thống; C có quốc tịch Hoa Kỳ và muốn chứng minh D là con mình để bảo lãnh qua Mỹ. Nếu mẫu xét nghiệm của C và D bị phòng thí nghiệm "nhầm lẫn" mà dùng mẫu của A và B thì kết quả trên giấy tờ cho biết C và D là cha con; mặc dầu kết quả này là sai.
    • Khi máy móc trong phòng thí nghiệm sai.
    • Khi con người lầm lẫn
Để giảm thiểu khả năng sai sót trong việc xét nghiệm, thì chuỗi bảo hành mẫu thử (chain of custody, COC, of sample) phải tuân thủ qui trình COC (xem phụ chú F). Dưới đây Đệ xin nêu vài điểm quan trọng của COC:
  • Không cho phép đối tượng thử nghiệm (participants) đụng chạm vào mẫu thu thập (collecting sample) hoặc dụng cụ để thu thập mẫu.
  • Mẫu phải được bảo hành, phân tích bởi một phòng thí nghiệm độc lập (independent third party).
  • Đối tượng phải được nhận diện bằng căn cước hợp pháp của công quyền và phải được chụp hình tại chỗ để lưu hồ sơ.
  • Đối tượng phải ký giấy đồng ý. Trẻ vị thành niên thì giám hộ phải đồng ý.
  • Xét nghiệm DNA phải được thực hành bởi phòng thí nghiệm công nhận bởi AABB.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. 

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. LEGAL DNA TESTING
E. How accurate is the test?
If the alleged father is the biological father, the results will show a probability of paternity is 99.9999%. If the alleged father is not the biological father the results will show that the probability of paternity is 0%
F. For Legal DNA Test Samples Following Chain of Custody

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

Diminishing Return -- Quá Độ

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay có chút thời giờ rảnh ngồi nhâm nhi ly cà phê sáng nên lại xin viết lăng nhăng. Làm gì mà làm quá (quá độ) thì kết quả không tăng theo ý mình mong muốn. Thường thì chúng ta nếu có dịp trải nghiệm một sự kiện kỳ thú nào đó thì chúng ta muốn lập lại sự trải nghiệm đó trong tương lai...

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Không có gì sai trái trong ước muốn được vui sướng, hạnh phúc, được... "wá đã" (đương nhiên là nếu nó nằm trong vòng luân lý, đạo đức và không xâm hại tới người khác hoặc xã hội). 
Mưu cầu hạnh phúc có lẽ là mưu cầu chính đáng nhất của con người.

Duy chỉ có một "luật", cũng từ nhận thức của con người, là cái gì lập lại nhiều lần cũng sẽ không còn cái hiệu ứng ban đầu; tới một lần nào đó thì ta không còn thấy "phê" nữa (diminishing return). Thí dụ như đi coi ca nhạc, một thời hai vợ chồng Đệ cuối tuần nào cũng đi: cũng số ca sỹ đó, rất có thể là cũng những bài nhạc (hay) đó. Nhưng càng về sau, sự kiện không còn mang lại cái hào hứng như lúc trước.

Tại sao?
Đơn giản là:
  • Những lần sau, yếu tố bất ngờ, yếu tố "mới" không còn nữa.
  • Cái hay, cái đẹp trong đầu chúng ta thay đổi (thường là đòi hỏi hơn, thêm). Cũng người ca sỹ đó, cũng giọng ca trau chuốt đó, nghe nhiều lần lại không còn thấy hay.
    Lỗi là lỗi ở chúng ta, chúng ta kỳ vọng nhiều hơn (một cách vô lối) ở người ca sỹ đó.
  • Sự lập lại trong thời gian ngắn là đảm bảo cho sự nhàm chán.
  • Sự lập lại trong thời gian ngắn cũng sẽ làm chúng ta bớt tập trung chú ý.
    Có nhiều con đường dẫn đến chỗ mua cà phê hằng ngày. Nếu chúng ta chọn một lối (trong nhiều lối) để đến tiệm cà phê thì dù cái lối đó có ngắn nhất, có tối ưu nhất thì cũng là một lựa chọn không tốt cho trí não. Sự tập trung chắc chắn bị giảm thiểu.
Dù là việc gì, thích thú nhất, hay nhất, đi chăng nữa thì hiệu ứng không tăng (như mong muốn) khi đi đến quá độ. Làm sao chống hiện tượng này?

Không chống được đâu!
Mà sao phải chống?
Có vài cách để tình trạng không đi đến quá độ:
  • Có nhận thức khi mình làm việc gì (một hình thức "chánh niệm"). 
  • Ý thức là đời vô thường. 
  • Mơ ước sự thường hằng là không tưởng.
  • Vui hưởng cái đương cơ, cái đang xảy ra.
  • "Mê" nhiều thứ thì tốt hơn "mê" một thứ (tất nhiên là "mê" trong vòng lễ giáo và đạo đức).
    Ý thức là "mê" nhiều thứ thì "không chuyên". 
Bài viết trong phụ chú B là luật giảm thiểu hiệu ứng trong lãnh vực tài chánh nhưng có lẽ nó cũng nằm trong lãnh vực lớn hơn: hoạt động và tâm lý của con người.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ở một lớp tuổi nào đó, như Bê và Đệ, thì không chuyên cũng là chấp nhận được.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Law of Diminishing Marginal Returns

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2022

Tản Mạn Đầu Năm 2022

Thân chào các Bê (*),
Hôm nay ngày đầu năm dương lịch 2022, Đệ xin chúc các Bê một năm mới an khang, thịnh vượng.
Bài blog này là để khai bút đầu năm và cũng để xác định những quyết tâm cá nhân (personal new year resolutions) cho năm mới...

Lời nguyện đầu năm thì lại vẫn là S.M.A.R.T... 

Những bài các năm trước:
Tản Mạn Đầu Năm 2021
Tản Mạn Đầu Năm 2020
Tản Mạn Đầu Năm 2019
S.M.A.R.T. 2018
S.M.A.R.T. 2017

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

SMART 2021:
  • Năm 2021 sẽ bắt đầu với hy vọng là thế giới sẽ chế ngự được đại dịch Covid-19. Tin tức về đại dịch cần được phổ biến. 
  • Mỗi tháng phải viết một bài về tiến triển trong công việc chống Covid-19.
  • Với ý muốn động não và mang thông tin khả tín đến bạn bè thì mình làm được. 
  • Tin tức khả tín và khoa học thì lúc nào cũng cần vì nó giúp chúng ta quyết định đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe.
  • Mỗi tháng, ít nhất, một bài viết trong năm 2021.
Kết quả: Sau một năm, quyết tâm của năm 2021 chỉ đạt được trên 75% (có tháng không viết bài nào). 

SMART 2022:
  • Specific (simple, sensible, significant): quyết tâm phải rõ ràng, "vào vấn đề" chứ không nói chung chung. 
    • Năm 2022 sẽ vẫn hy vọng là thế giới sẽ chế ngự được đại dịch Covid-19. Tin tức về đại dịch cần được phổ biến. 
    • Làm việc thường xuyên với máy tính đang xử dụng để máy chạy nhanh nhất có thể.
  • Measurable (meaningful, motivating): thành quả có thể định lượng, đo lường được. 
    • Mỗi tháng phải viết một bài về tiến triển trong công việc chống Covid-19.
    • Mỗi tháng sẽ kiểm độ nhanh của máy tính cá nhân. 
      • Thanh toán các files trùng lập (duplicated files)
      • Tăng độ nhanh của ổ cứng (hard drives and USB drives connected to computer) bằng cách giảm số files chứa trong ổ cứng.
      • Dời các files từ các ổ cứng lỗi thời sang các ổ cứng mới hơn.
  • Achievable (agreed, attainable): có thể đạt được. 
    • Với ý muốn động não và mang thông tin khả tín đến bạn bè thì mình làm được. 
    • Tảo thanh máy tính là việc có thể làm và cần làm.
  • Relevant (reasonable, realistic and resourced, results-based): thành quả thực tế, không viển vông. 
    • Tin tức khả tín và khoa học thì lúc nào cũng cần vì nó giúp chúng ta quyết định đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe.
    • Máy tính sẽ chạy nhanh hơn vì không bị chậm lại bởi những quy trình không cần thiết. Ổ cứng không phải chứa các files không cần thiết.
  • Time bound (time-based, time limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): quyết tâm phải định thời khóa để hoàn thành. Không vớ vẩn như: "... trong tương lai, tôi sẽ..." mà không xác định là năm nào, tháng nào. 
    • Mỗi tháng, ít nhất, một bài viết trong năm 2022.
    • Mỗi tháng, ít nhất, tảo thanh máy tính trong năm 2022.
Điều quan trọng là phải rất cẩn thận khi xóa bỏ files. Thà là để nó đó mà không xài hơn là xóa nó rồi hối hận.

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê đừng động vào máy tính (chỉ xử dụng bình thường) nếu không hoàn toàn thấu hiểu việc mình làm.

Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài