Cuối phần II , Đệ có đặt câu hỏi "NVCNam sẽ trả lời sao?" cho đề nghị của nàng đại gia.
Dạ, dạ, Đệ xin không dám chậm trễ...
Đạo diễn sắp xếp rất tài tình: NVCNữ ra hạn 60 phút cho NVCNam trả lời; Vợ NVCNam cho chồng 10 phút để gặp nàng trong taxi (đang đợi để ra phi trường). Hai cái hạn thời gian này "hết giờ" cách nhau 3 phút.
Cảnh phim thay đổi từ cảnh NVCNam còn lại trong phòng một mình và đau khổ với quyết định (chưa đến) của mình, cảnh chuyển qua hình ảnh người vợ ra khỏi khách sạn một mình thỉnh thoảng quay lại (mong là thấy chồng chạy đến với mình) rồi vào xe taxi cũng vẫn hy vọng thấy chàng từ khách sạn chạy ra, cảnh chuyển qua hình ảnh NVCNữ cũng một mình trong căn suite nhìn ra cái cửa còn đóng kín hy vọng được nghe tiếng chuông cửa vang lên nhưng cũng băng khoăng không chắc là "what am I doing?!!!". Cảnh tiếp tục luân chuyển, thời hạn 10 phút đã hết, người vợ bảo taxi ra phi trường...
Khi ấy thì NVCNam dần thắng được cảm xúc, chạy vội tới phòng NVCNữ và bấm chuông, cửa mở (vì nàng cũng đang chờ gần cửa), 57 phút đã trôi qua: the deal is ON!
Bê sẽ nói: "Vậy là xong rồi, nhá. Cái ông này... nhiều chuyện thật!!!" Dạ đúng là Đệ có.. hơi bị nhiều chuyện; nhưng dạ không: câu chuyện chưa hết được vì NVCNữ bấy giờ mới đưa ra ba điều kiện ngặt mà NVCNam phải tuân theo nếu không thì... the deal lại OFF! Ba điều kiện gì? Xin Bê chờ phần IV.
Trong khi chờ phần IV, Đệ xin được bàn loạn về hai câu hỏi mà Đệ đặt cho Bê...
Đệ đã viết là "tự thầm" trả lời sau vài ngày suy nghĩ nếu các bạn muốn trải nghiệm qua một kinh nghiệm tư duy. Cuộc động não này khá thú vị (theo [quan điểm/ý kiến] khiêm nhường của Đệ, IMHO). Thú vị vì nó cho Bê trải nghiệm ít giây phút mà Bê có thể khám phá ra (phần nào) "cái tôi đáng yêu" (Moi est le plus adorable!) của mình.Tự thầm trả lời thì Đệ nào có hay! Mà sao phải trả lời? Cũng tùy Bê nữa. Không trả lời thì... Đệ nào có hay!
Cái động não này thú vị ở chỗ nó không cầu toàn. Nó không màng tới các phạm trù đúng/sai, phải/trái, đạo/không đạo, giáo dục/ít học, đạo đức/phi đạo đức, mà hơn thế nữa, nó không màng tới "common sense" (1) luôn.
Think, pensez, denken, tư duy đi nhưng đừng lý luận!
Có thể nghĩ mà không luận lý không? Câu trả lời ngắn gọn là có thể, mà đúng ra lý luận dựa vào "thấy, nghe, kinh nghiệm, và hiểu biết" làm thui chột nhân thức là đằng khác. Câu trả lời dài dòng hơn? Xin để qua 2016, Bê nào có trí nhớ dai thì khi ấy nhắc dùm, nhe!
Thân,
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. B60 mà không "nhiều chuyện" mới là...lạ!!!
(1) Bon sens hay tiếng Việt là "nhận thức phổ thông". Người Mỹ thường chơi chữ là "common sense is not common!" (Nhận thức phổ thông thì không phổ thông chút nào!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét