Trong phần V, Đệ đặt câu hỏi là "Cái cám dỗ chính của NVCNam là gì mà một humanist, tài ba, thương vợ như chàng mà lại chấp nhận ba điều kiện này?".
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
NVCNam rất lưỡng lự trước khi nhận ba điều kiện này nhưng cuối cùng chàng nhận lời và ngay khi đó thì cô vợ gọi điện thoại đến nhưng NVCNam gỡ cục pin ra khỏi cái điện thoại như một dấu hiệu nhận chịu ba điều kiện này. Như được chứng minh sau này, cám dỗ về tình yêu thể xác không phải là lý do chính mà NVCNam chấp nhận mà cũng không phải vì "phóng lao nên phải theo lao". Mặc dầu có đêm trong khách sạn, cảnh chàng đứng nhìn khe ánh sáng dưới cánh cửa phòng nàng mà đoán là nàng còn thức (khuya rồi mà còn chưa tắt đèn thì chỉ có... chờ chàng chứ còn gì nữa!) Còn nàng thì quả là đang dựa tường sau cánh cửa khép hờ mà không khóa đó. Nhưng rốt cuộc lại không có gì xảy ra.
Hừm, chắc Bê hơi thất vọng? Ngẫm lại thì cái cám dỗ của NVCNam nó... lớn hơn cái cám dỗ xác thịt (chàng đang rất hạnh phúc với cô vợ trẻ) ở chỗ là chàng đã nẩy ra một ý định chinh phục và cảm hóa nàng bằng phương cách của chàng: không phải là chiếm đoạt hoặc khuất phục thể xác mà là cảm hóa để nàng sẽ hiểu là tình yêu chân thật hiện hữu và khi nàng yêu thì ba điều kiện chứ cả trăm điều kiện cũng chẳng còn giá trị gì nữa! Ý đồ chinh phục và... dẫn dụ nàng vào một tình yêu mới là cái cám dỗ không thể cưỡng được của chàng trai đẹp trai, đa tài nhưng cứng đầu này. Bằng chứng là sau ba ngày, mọi chuyện coi như xong, thì NVCNam mới móc trong túi ra 3 đô la Mỹ và nói rằng: "Cô mua tôi ba ngày với cái giá một tỷ won. Tôi chỉ có ba đồng nhưng tôi muốn mua cô ba tiếng đồng hồ trước khi lên máy bay về Hán Thành. Tôi cũng ra ba điều kiện như trước: Cô làm theo tôi muốn không được cãi....". NVCNữ nhìn chàng với vẻ thích thú và nhận lời.
Chuyện gì sẽ xảy ra trong ba ngày đêm đó, rồi ba giờ đó và kết cuộc của phim như thế nào thì xin Bê hãy coi phim thì sẽ rõ.
Đệ xin kết bài này bằng cách trở lại với tựa đề của bài blog: "Cám dỗ -- Bạn trả lời sao?" Đúng vậy, chuyện NVCNam trả lời sao đâu có quan trọng gì với chúng ta. Cái quan trọng là Bê thử thầm trả lời là nếu là mình thì mình sẽ ở lại Hồng Kông hay về Hán Thành đi tù. Cám dỗ của Bê là gì?
Tiện đây Đệ xin trở lại phần I khi Đệ viết là Đệ xuýt nữa thì mất một người bạn rất thân. Chuyện là trong khách sạn (đêm đó) Đệ có đặt hai câu hỏi sau khi kể chuyện phim: 1) ở lại Hồng Kông hay về Hán Thành đi tù và 2) Tại sao lại chọn câu trả lời cho câu hỏi #1 như vậy. Câu trả lời của các Bê hôm đó thì cũng khá là lý thú: tất cả các Bê nam và nữ hôm đó đều trả lời là ở lại Hồng Kông và họ đưa ra lý do là a) trong quá khứ đã đi tù rồi thì bây giờ không bao giờ muốn ở tù nữa nên có cơ hội thì... còn chờ gì nữa! Hoặc b) bây giờ lớn tuổi rồi, yêu đương gì nữa! tất cả chỉ còn là tình nghĩa chứ không còn là tình yêu hoặc c) hãy sống cho thực tế: về mà vào tù thì có chắc giữ được vợ không? vân vân...
Trừ một Bê mà Đệ xin đặt cái tên là Bê Rúng Động. Bê Rúng Động (BRĐ) không trả lời hai câu hỏi này mà BRĐ chỉ muốn bước lên bục giảng mà thuyết giảng cho chúng tôi nghe là: ở hay về đều không quan trọng. Quan trọng là mình nhìn chính mình để biết được là mình là con người thế nào mà chọn ở hay chọn về. Bài giảng khá dài làm mọi người sốt ruột nên mới nhao nhao lên nói: "BRĐ nói là không quan trọng thì sao không trả lời rõ ràng là ở hay về?" Chuyện quanh quẩn ở chỗ này khá lâu vì BRĐ cứ muốn giảng cho xong mà mọi người khác thì chỉ muốn biết là "ở hay về? Hơn 2 giờ sáng, BRĐ tức quá nổi đóa đùng đùng bỏ về phòng. Mọi người vừa sợ vừa tức cười vì BRĐ thường ngày rất "cool" ít khi giận ai. Tuy vậy mọi người cũng vẩn ở lại vui chơi tiếp (kể cả vợ BRĐ) đến ba rưỡi sáng. Ngày hôm sau, vợ BRĐ kể lại là khi bà về phòng thì BRĐ vẫn còn thức và còn la lên với bà là: "Cái ông Hòa đó... thiệt nhiều chuyện!" Thiệt là oan cho Đệ! Đệ đâu có nhiều chuyện! Có khi muốn kể mà không kiếm ra chuyện để kể thì sao lại bị cho là... nhiều chuyện?
Cả tháng sau, BRĐ mới nói chuyện lại với Đệ. Té ra Sư Huynh BRĐ, đã đạt được cái mức nghĩ nhưng không lý luận (thinking without reasoning) nhưng khi tự biết được câu trả lời của mình thì Sư Huynh lại rung lên trong cơn giận về chính mình và không có cái can đảm để trả lời là: "tôi có câu trả lời; nhưng tôi không muốn nói ra!" hoặc là: "Bây giờ thì tôi không có câu trả lời lúc này; khi nào đụng chuyện thì tôi sẽ hành thôi".
Bê đã trả lời chưa? Tell me! tell me!
P.S.:
1. Phim Hollywood có đề tài tương tự là phim "Indecent Proposal".
2. Sau này, Đệ có hỏi thêm khoảng 30 người nữa (kể cả thế hệ con cháu). Câu trả lời lại nghiêng về "no deal" và "về mà đi tù thì cũng về". Nhưng có lẽ ở một môi trường (setting) mà luân lý và luận lý còn tồn tại thì câu trả lời "về thôi" cũng là không ngạc nhiên lắm.
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các Bê trên 60 có nhiều ước muốn trong đời mà chưa thực hiện được.
(1) Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét