Chiều nay có việc nên Đệ xin nghỉ buổi chiều và nhân tiện... xem hai trận đấu Euro 2016. Một trận giữa Anh và Slovakia thì khá chán vì Anh đá như... cơm nguội (mà không có tóp mỡ) mà cả trận không một bàn thắng! Một trận thì Nga và xứ Walls: trận này kể cũng không có gì để mà bàn vì những hy vọng của các "thầy bàn" đã tiêu tan khi Nga để lọt lưới ba lần trong khi không mở một tỷ số nào suốt trận. Nga chia tay Euro 2016, về nước thôi.
Cập nhật I: Viết xong bài này được 2 ngày thì RFI có một bài báo: Bóng đá và chính trị : Những trận đấu kịch tính trong lịch sử. Bài này khá hay nhưng không đề cập tới trận bóng mà Đệ kể dưới đây.
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Hai trận đều không có gì đáng nói thì bài này viết... cái gì đây? Cái đáng nói là Đệ coi trận năm nay mà nghĩ đến trận bóng năm xưa.
1952
Thế Vận Hội Hè năm 1952. Khi Stalin gởi đội tuyển Sô Viết đến Helsinki thì kỳ vọng của Liên Bang Sô Viết là để chứng minh sự ưu việt của chủ nghĩa Cộng Sản. Ở vòng hai, Sô Viết đụng phải đàn em "bướng bò" Nam Tư (Yugoslavia) nên chiến thắng này lại càng quan trọng với Stalin (sau khi Stalin và khối Cộng Sản (Cominform) tống cổ Nam Tư ra khỏi khối (1949). Thời đó Tito và nước Nam Tư tách ra và theo chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Gia (National Communist). Chiến thắng trên sân bóng Olympics tại Helsinki sẽ là một minh chứng hùng hồn cho Stalin rao bán chủ nghĩa Cộng Sản Sô Viết ưu việt trên toàn thế giới.Chiến Sự
Sô Viết thua Nam Tư 1-5.Gỡ thêm một trái: 2-5.
Mười bốn phút sau cùng, Sô Viết gỡ thêm... ba trái (ba trái trong vòng 14 phút). Tài liệu Đệ đọc khi còn trẻ nói là cầu thủ Sô Viết phải chạy vào lưới Nam Tư để nhặt bóng, mang lại giữa sân, khởi động đá tiếp, để không mất giây phút nào sau mỗi lần làm bàn.
Chấn động thế giới, thật. Không vì tính ưu việt của xã hội Sô Viết mà vì sự bình tĩnh và quyết tâm của các cầu thủ. Trận này hòa 5-5.
Hai ngày sau, khi tái đấu: Nam Tư thắng 3-1. Bình luận gia phe Tự Do cho là đội Sô Viết không hồi phục kịp, sau những cố gắng vượt bực hai ngày trước.
Điện Cẩm Linh (Kremlin), có nghĩa là Stalin, tắt tiếng báo chí khối Cộng Sản về thất bại này. Đội banh mạnh nhất Liên Bang Sô Việt (Central Army team) bị giải thể; nhiều cầu thủ bị tước chức hiệu như "Honoured Master of Sport" hay "Master of Sport".
Phiếm
Thắng thì đó là sự ưu việt của xã hội. Thua thì tại... cá nhân!Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Tuổi Bê thì chắc là không ra sân được rồi. Nhưng bàn loạn thì... khỏi phải nói, khỏi phải nhắc!
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. The Politics and Culture of Modern Sports page 136.
C. Olympic Football Tournament Helsinki 1952
1 nhận xét:
"À, há! Bắt quả tang ông viết về chính trị!".
Dạ không có đâu! Bài này là viết về thể thao mà!
Chỉ có cái vẻ là thể thao nhưng "định hướng" chính trị.
Đăng nhận xét