Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Một cách nghe "Unbreak My Heart"

Thân chào các Bê*,

Bài này nói về bài hát "Unbreak My Heart" với giọng ca của Toni Braxton. Bài này hoàn toàn khác với bài blog trước Một cách nghe "Unchain My Heart"

Dạ dạ Đệ xin vào đề ngay...

Nghe một bài hát về tình yêu thì thật là chả có gì đáng nói. Nhưng bài này, kể cũng đặc biệt mà Đệ xin đề nghị một cách nghe. Bê đọc và thử làm xem có... hiệu quả gì không.

1. Trước hết là phải thu xếp thì giờ đủ để đi...tắm.
2. Mang cái smartphone/tablet/mp3 player, gì cũng được (xem cách dùng với tablet và máy mp3 trong bài trước (Một cách nghe "Unchain My Heart"), vào trong nhà tắm. Nhớ là đừng để máy gần bồn tắm quá; lỡ có rớt vào bồn tắm thì đừng đổ thừa cho Đệ nghe. Nếu máy có thể chuyển ra loa lớn hơn thì mang cả cái loa vào nhà tắm.
3. Xã nước ấm vào bồn tắm như thường hay tắm nhưng lần này... lãng mạng hơn chút xíu: cho bubble bath soap mà Bê thích nhiều hơn thường lệ một chút và nều được thì tắt bớt đèn trong nhà tắm sau khi đốt đèn cầy thơm lên (aroma candle). Nhớ đừng để cháy mấy cái màn trong phòng tắm, nghe! Đang tắm mà phải tông cửa chạy ra vì cháy nhà thì phiền lắm!
4. Vào bồn tắm ngâm mình trong bọt xà bong, nghe Unbreak My Heart với giọng ca Toni Braxton trong ánh đèn cầy, tận hưởng mùi thơm từ xà bong và đèn cầy thì... phải nói là ai không làm việc này trong đời thì đúng là... dại!

Bê sẽ nói: "Thôi đi ông! Trên 60 tuổi rồi mà ông xúi tôi nghe và hát nhạc yêu yêu đương đương thì coi sao được!" Dạ không! Ai bảo đây chỉ là nhạc tình trai gái; mà Đệ có nói là Bê phải... rống lên như bài blog trước đâu. Chỉ nằm trong bồn tắm nghe thôi. Nghe thôi, và suy nghiệm về thông điệp của bài hát này.
Thông điệp của bài này là người hát khẩn cầu người nghe hãy ngưng làm trái tim của họ tan vỡ và nếu đã làm tim họ tan vỡ thì giờ đây "unbreak" nó đi! Người hát đã "feel hurt", "feel the pain", "cry so many nights". Người hát đã khóc rất nhiều rồi! Hãy "uncry", "unbreak", "undo" những thương tổn mà người nghe đã làm! Hãy "bring back the smile" đi, van xin người nghe, đó!
Khác với bài Unchain My Heart là trong bài này Joe Cocker hát dùm cho Bê, Joe Cocker chuyển tải thông điệp của Bê cho người nghe nên Bê mới hát theo được. Bài này Toni Braxton, đại diện cho những người mà Bê đã làm khổ, hát cho Bê nghe. Nên chi, khi nghe bài này trong bồn tắm ĐỪNG có hát theo!!! Nghe thôi!!!

Nghe để sau này đừng gây khổ đau cho người nữa! Người đây có thể là cha/mẹ/vợ/chồng/con/cháu/bạn của Bê đó. Thì dụ như cậu con của Bê muốn thành ca sĩ mà Bê cứ bắt nó học Y thì Braxton hát dùm cho nó để Bê nghe, đó. Nghe đi!

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các Bê sống đã nhiều thì chắc chắn làm khổ chồng/vợ/con/cháu/bạn cũng không ít!

Phụ chú:
https://www.youtube.com/watch?v=ZOj1urHtu4Y (lyrics, có lời trên màn ảnh)
https://www.youtube.com/watch?v=pU2LzuVrqLQ (David Foster đàn đệm piano; hơn 10 triệu lượt xem)

Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Một cách nghe "Unchain My Heart"

Thân chào các Bê*,
Bài này như lời từ biệt với Joe Cocker. Một nghệ nhân mà thú thực là tôi cũng không biết đến ông nhiều. Ông Rest In Peace vào ngày 22-12-2014 (năm ngày trước đây).  Xin xem phụ chú 3 thông điệp của Joe Cocker.

[Bổ túc 12/30/2014]: Mời Bê đọc thêm bài Một cách nghe "Unbreak My Heart" cho đủ cặp.

Dạ dạ Đệ xin vào đề...
Thường thì các Bê biết bản "Unchain My Heart" qua tiếng hát của Ray Charles nhưng nghe lại bài này thì Đệ lại thích phiên bản của Joe Cocker hơn.
Cập Nhật đường dẫn: phiên bản của Joe Cocker

Cái cách mà Đệ đề nghị để nghe bài này (hay bài nhạc Rock nào mà Bê "mê" nhất cũng được), Bê nên lựa lúc nào có khoảng 8 hay 10 phút rảnh thì:
   1. Rảnh là chồng con (hoặc vợ con) không có đó
   2. Chạy vô nhà để xe (garage) và vào xe đóng cửa xe lại. Nhớ là nếu để xe nổ máy thì phải MỞ CỬA GARAGE, nghe. Chết vì ngạt carbon monoxide thì thật không nên!!! Nhớ là một mình (alone) đó.
   3. Bước thứ ba này có hai tiểu cách. Nếu Bê có cái Smart Phone có thể chạy youtube được và nếu phone của Bê có thể chuyển âm thanh qua hệ thống âm thanh của xe hơi thì cứ việc cho chạy cái youtube này (xem chú thích 2 nếu xe không có bluetooth). Nhớ là vì Bê một mình trong xe thì đừng có mắc cở gì mà không vặn âm thanh thật lớn (miễn là đừng là điếc tai mình hay làm phiền hàng xóm). Hệ thống âm thanh của xe hơi thời buổi này rất tốt cho sứ mạng đột phá này của Bê. Cách thứ hai thì dùng tablet (nếu không có wifi thì phải tải cái mp4 của cái video về máy trước khi thi hành sứ mạng) hoặc một cái máy mp3 cũng được nhưng phải tải cái mp3 về máy trước (xem phụ chú để biết cách đổi music video qua mp3).

Nếu sau khi nghe thật đã rồi (Ai có thể cấm Bê "replay" một chục lần trước khi tắt máy), vào nhà mà chồng/vợ/con/cháu có hỏi: "What was going on in the garage?" thì Bê chỉ cần nhún vai nói: "Nothing!".

Chú thích:
1. Nếu trong bước ba mà Bê lại vừa nghe vừa... hét theo thì thật là... khoái tỉ!!! Vào đây và in bài hát trước khi thi hành sứ mạng.
2. Nếu xe không có bluetooth để chuyển âm thanh từ phone qua hệ thống âm thanh của xe thì Bê ơi..."đừng tuyệt vọng, Bê ơi, đừng tuyệt vọng!" Nếu xe có lỗ cắm "AUX" thì mua sợi dây "3.5mm Male To Male Stereo Audio Cable". Mua đâu cũng có và chừng 10 USD. Nếu xe không có "AUX" thì sao Bê không đổi xe đi, chờ tới khi nào đây?
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 thì chắc là có nghe qua đại hội nhạc tại Woodstock.


Phụ chú:
1. Joe, RIP.
2. Cách chuyển youtube video qua mp3 (chỉ có âm thanh để chạy trên máy mp3). Tôi xài nhu liệu của Freemake và thấy cũng an toàn và miễn phí.
3. N 'oubliez Jamais!
     N’oubliez jamais
     I heard my father say
     Every generation has it’s way
    A need to disobey....

Người phụ nữ trong video clip trông giống Catherine Deneuve, không biết có phải không?
4. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Chừng nào ta ra được biển lớn?

Thân chào các Bê*,
Đây chỉ là tản mạn của một ông... chưa già mà đã lẩm cẩm. Bê không thích đọc thì xin... phượt đi chỗ khác chứ đừng bực bội với Đệ, nghen! Bài này không nhằm mục đích ám sát cá nhân (character assassination) ai cả nên tên tuổi đã được viết tắt nhưng chuyện là thật, nhân vật..., đáng tiếc thay, cũng là thật.
Dạ dạ, Đệ xin vào đề....
Gia đỉnh Đệ rất thích một sô truyền hình thực tế (Television reality show), AO, đề tài chính là các ông bố đi chơi với con. Sô rất hay nên Hàn quốc bán bản quyền cho Tàu, Việt Nam và Nga (show mới có từ 2013 mà đã rất được yêu chuông ở nhiều nước.) Thích là vì khi ông bố đi du lịch với con mà không có vợ/mẹ đi theo thì bao chuyện bất ngờ và buồn cười sẽ xảy ra. Mọi người coi gần đủ 2 năm (97 tập rồi) và rất thích vì ba điểm chính:
   1) Các Bố sau một thời gian thì "nhìn" ra vấn đề và thay đổi tình cảm và cách hành xử với con và với vợ,
   2) Chương trình nói đến văn hóa, ẩm thực và thắng cảnh của Hàn Quốc,
   3) Coi thì mới thấy là giáo dục ở xứ sở này có lẽ là một yếu tố lớn của "phép lạ kinh tế Hàn Quốc".
Coi hay quá mà truyền hình Hàn quốc không sản xuất kịp theo đòi hỏi của người coi (một tập một tuần) nên khi nghe VN bắt đầu phiên bản Việt, mình cũng rất mong đợi. Thực tế là phiên bản Việt quá tệ ! Tệ... đều trên mọi lãnh vực so với phiên bản gốc! Từ sản xuất, đến đạo diễn, đến kịch bản ! Từ các Bố, đến các Con ! Thật là thất vọng nhưng vì ghiền quá nên cũng ráng nuốt !!! Cho đến tập 6...
Chuyện là, trong một sô thì thường các Bố nhận được nhiệm vụ (mission) nào đó để thi hành. Các Con cũng có nhiệm vụ riêng. Tập 6 thì các Bố phải làm việc gì đó để kiếm đủ tiền mua 8 cái vé xe lửa (4 cặp Bố/Con) đi du lịch.  Thì trên tinh thần của cuộc chơi thì làm việc gì đó để kiếm tiền có nghĩa là các Bố phải thật sự làm ra tiền chứ không phải, chẳng hạn, là ra nhà băng rút tiền.
Dad1 thì bệnh nên được miễn; Dad2 là một giám đốc một show truyền hình khác và là nhạc sĩ thành danh nữa; Dad3 là một MC của nhiều shows truyền hình trong nước; Dad4 là một ca sĩ. Kế hoạch là Dad2, Dad3 và Dad4 sẽ đi hát rong để kiếm tiền. Dad4 cầm đàn hát trong khi Dad3 thì cầm phone để quay phim chụp hình và dẫn dụ các fans cho tiền. Công việc này chưa đi tới đâu thì ngài giám đốc Dad2, với tính sáng tạo của ngài, cầm đàn hát một bài của chính ông sáng tác và đã quay video để quyên tiền cho trẻ em khuyết tật trước kia. Hát xong, Dad2 nhấn mạnh với người cho tiền là tiền sẽ để cho trẻ em khuyết tật. Nói trắng ra đây là một màn lừa gạt và lợi dụng danh nghĩa trẻ em khuyết tật để kiếm tiền cho các Bố/Con đi du lịch bằng xe lửa trong một sô truyền hình thực tế.
Chàng ca sĩ trẻ Dad4 giận ứ gan, không nói được một lời, bỏ đi. Dad3 có vẻ cũng thấy Dad2 sai nhưng rõ ràng là chàng cũng muốn số tiền đó để khỏi phải vất vả thêm trong ngày. Theo quan điểm của Dad3 thì Dad2 sai (mượn đầu heo nấu cháo) chứ mình không làm gì sai và chàng chỉ theo kế hoạch "ngâm miệng ăn tiền".

Bàn

1. Nhà sản xuất và đạo diễn thấy mình vớ được của bở vì 5 sô rồi mà cũng chưa có gì hay! Bây giờ các Bố cãi nhau thì... tuyệt diệu để câu "views": không những họ đã cho chiếu màn lừa gạt này lên truyền hình mà cuối sô họ dùng nó như một "cliffhanger" và quảng cáo là người xem hãy đợi đến sô tuần sau để biết cách giai quyết vấn đề của các Bố.
2. Khi ba Bố họp lại với nhau để giản hòa thì Dad2
   a) không nói được một lời xin lỗi
   b) không biểu lộ sự hối lỗi (remorse) qua thái độ
   c) mà lại còn xác nhận là đó là cách làm việc thường ngày của Ngài, nghĩa là "mượn đầu heo nấu cháo". Và hứa là khi về nhà sẽ lấy số tương đương cho từ thiện; bây giờ thì cứ tạm dùng tiền quyên được để mua vé tàu hỏa đã.
   d) Ngài lại sổ vài câu tiếng Mỹ để biểu lộ thái độ là sao ngài thấy Dad4 phiền phức quá. Theo tôi, người Mỹ cũng có người gian tham lừa gạt nhưng đây là một sô với đề tài giáo dục trẻ em. Sao lại phô bầy cái thực tế (reality) quá phũ phàng với khán giả gia đình (family audiences) như vậy. Và những người muốn giúp trẻ em khuyết tật sẽ nghĩ sao về hành động bất chấp thủ đoạn này. Ở nước đã phát triển (biển lớn), thủ đoạn gian manh cũng có nhiều nhưng thường là báo chí phanh phui ra chứ không thấy nhà sản xuất sô nào vạch áo cho người xem lưng thế này.
3. Chuyện sau đó được "giải quyết" bằng cách là Dad3 chạy vào gặp ông trưởng ga để... xin tám cái vé! (Sau khi làm một màn trình diễn là ba Bố có đi bán hàng rong -- nhưng số tiền cũng không đủ). Rốt cuộc là có vé tàu hỏa là nhờ ông trưởng ga tặng chứ không phải là do công sức các Bố! Rồi thì màn trình diễn: mấy Bố nhét tiền kiếm được vô thùng đựng tiền từ thiện.

Kết

Bê sẽ hỏi: "Cái ông này sao dài dòng quá! What's your point?" Dạ, Đệ có cái "point" nào đâu! Đệ chỉ muốn hỏi: "Chừng nào ta ra được biển lớn?"

Chúc Bê một Giáng Sinh tưng bừng vui vẻ và một năm mới... như mơ!

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 hay "bị" con gái bảo: "Kệ người ta, Bố ơi!"
(1) Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Lục Thập Nhi Nhĩ Thuận?

Thân chào các Bê*,
Hôm nay xin lăng nhăng qua một đề tài mà đáng lý ra chẳng có gì để nói. Không biết ông có học qua khóa học nào về Nhân Chủng Học hoặc Xã Hội Học không mà Khổng Phu Tử phán rằng: "Lục Thập Nhi Nhĩ Thuận". Chuyện là như vầy...

Cách đây mấy tháng, hai vợ chồng Đệ đi ăn trưa với một cặp người bạn (lớn tuổi hơn và cả hai ông bà đã nghỉ hưu). Bà vợ là một nhà thơ (có xuất bản thơ và là con nhà nòi vì thân phụ cũng là nhà thơ khi còn sanh tiền). Không nhớ vì cớ gì mà ông chồng đề cập tới câu "Lục Thập Nhi Nhĩ Thuận" của Khổng Tử. Đệ cũng gật gù và tỏ ra mình hiểu biết nên đưa đẩy câu chuyện và nói... y như trong sách (xem phụ chú ở cuối bài): "người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống... Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng-ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ". Ra như vậy nên Khổng ông mới "viết" là Nhĩ Thuận.
Vợ chồng Đệ cũng hơi ngạc nhiên khi (Vợ+Nhà Thơ) nhìn ông chồng cười cười bảo chúng tôi là: "Không phải đâu! Câu này giảng như vậy là sai rồi!" Hừm, hơi bị chạm tự ái, nghen! Hòa tôi mỗi mười năm chỉ sai có vài lần mà từ 2004 đến nay đã sai cũng... vài lần rồi. "Chị... chị nói sai là sai chỗ... chỗ nào", mình mới hỏi. (Vợ+Nhà Thơ) vẫn nhìn ông chồng cười cười bảo: "Lục Thập Nhi Nhĩ Thuận, có nghĩa là ở tuổi 60 người ta chỉ thích nghe những điều thuận tai mình mà thôi! Người ta... ứ có quan tâm về logic, đúng sai, nữa!" Từ đó, ông chồng và hai chúng tôi yên lặng cặm cụi ăn cho xong bữa.

Đó là mấy tháng trước, rồi cách đây vài tuần, ba cặp bạn (6 người; không có hai vợ chồng nói ở trên) đi Las Vegas/Grand Canyon 10 ngày. Bốn tiếng lái xe từ LV đến GC cũng nói đủ thứ chuyện và khi đề tài sắp cạn thì Đệ mới nói đến lời giải thích ngộ nghĩnh đó của nhà thơ. Hai ông bạn phản đối quá khi Đệ nói là lời giải thích của nhà thơ mới là đúng. Sau chuyến đi, về nhà rồi, hai ông gởi hai lá thơ emails (một là cái link trong phần phụ chú) để chứng minh là nhà thơ... nói vớ vẩn và không hiểu Khổng Phu Tử.

Kết

Nghĩ lại và nhìn chung quanh thì thấy nhiều Bê đang "nhĩ thuận" theo kiểu giải thích của nhà thơ. Mà Đệ cũng không có nghĩa vụ gì để lay động họ với ý nghĩ đem họ về với logic. Ông Khổng ơi, ông nói cao xa quá. Người bạn thơ của vợ chồng chúng tôi "nhìn" vấn đề chính xác hơn ông rồi đó!

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 sanh trước 1955 nên chịu ảnh hưởng văn minh Phú Lang Sa hơi... bị nhiều nên coi Khổng Phu Tử như pha.

Phụ chú:
Kinh-Nghiệm Thành-Đạt của Cuộc Đời Đức Khổng-Tử
Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Alzheimer's -- Hội Chứng Lãng Trí phần III (cuối) -- Hai Câu Trả Lời

Thân chào các Bê*,
Xin đọc lời trần tình ở phần I; phần III này xin được trả lời hai câu hỏi mà mình đặt ra ở cuối phần II.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề..
Cuối phần hai, Đệ đặt ra hai câu hỏi cho Bê.

"Câu hỏi đặt ra là nếu phương pháp thử tương đối chính xác và giá cả phải chăng thì Bê có thử không? Và nếu mình có kết quả dương tính (có nghĩa là X năm nữa mình sẽ bị Alzheimer's) thì Bê sẽ làm gì? Hai câu hỏi tương đối là đơn giản nhưng thật khá phức tạp để trả lời một cách ngay thẳng."

Nhưng có Bê cắc cớ sẽ hỏi lại: "Thế ông, thì ông trả lời sao?" Dạ, thì đây...rất ngay thẳng:

1. Nếu Đệ thấy mình có nhiều triệu chứng như phần I và phương pháp thử nghiệm khá chính xác thì chắc chắn là Đệ sẽ chịu thử nghiệm.

2. Nếu biết được mấy năm nữa thì mình mất trí thì mình sẽ gắng vui vẻ sống bình thường nhưng có lẽ sẽ làm việc ít hơn, dành nhiều thì giờ cho vợ con hơn và chuẩn bị đi xem "nơi ở mới". Nói cách khác là, Đệ sẽ bảo vợ con là khi "ấy" đến thì làm ơn đưa mình nhập viện (nơi ở mới mà mình đã chọn). Sau đó thì đừng thăm viếng gì nữa (mình có còn biết gì nữa đâu mà... quan hệ). Đừng có lo cho tui khi tui ở trõng! Cái người ở trõng đâu có phải là chồng là cha của người ở lại đâu! (1)

Tiểu luận (petit essai, short essay):

1. Nếu Bê nói: "Mắc gì mà tôi đang khỏe mạnh mà lại mua lo vào người? Thử với nghiệm! Eo ơi, lỡ kết quả dương tính thì sao? Nếu Bê thuộc phe "Que sera, sera!" thì chắc là Bê không muốn thử rồi. Mà Bê cũng chẳng sai. Câu trả lời cho câu hỏi này còn tùy thuộc nhân sinh quan mỗi người: người muốn biết để còn định liệu; người thì kệ tương lai, tới đâu hay tới đó. Đệ thuộc phe "lãnh đạo là tiên liệu" nên chắc chắn là phải thử nghiệm để còn... tính! Nước đến chân mới nhẩy thì khổ cho Nửa Kia và con cái. Cái hại của "biết trước" là mình có thể là... mất vui. Tệ nữa thì đi vào trầm cảm. Nhưng cái lợi của "biết trước", ngoài việc biết được phần nào định mệnh, mình còn có thì giờ để tính. Tỉ dụ như chu tất về tài chánh, như thiên đô về tiểu bang có nhiều luật và quyền lợi cho người bệnh, như... đi một ngàn chỗ cần phải đến trước khi mất trí.
2. Đệ đọc ở đâu đó (không nhớ đọc ở đâu chưa phải là mất trí, nghe quý vị!) một người tây phương viết là "người mắc bệnh nan y có lợi thế hơn người khỏe mạnh, vì họ biết được khi nào họ chết nên sự chuẩn bị bao giờ cũng chu đáo hơn". Hừm, coi vậy mà không sai, há quý vị? Nói theo một tôn giáo thì là mình "dọn mình chờ chết" và đã sẵn sàng về với Chúa Phật. Đệ, thì không đặt nặng vấn đề "dọn mình" vì chết là "c'est fini!", là "the end" rồi thì còn sá chi là "trình diện" Thượng Đế sạch sẽ, bảnh bao, và ăn năn hối lỗi hay là tội ngập đầu, u mê và gian ác? Nhưng, chuẩn bị đi nhập viện, theo Đệ, là một hành dộng... trên cả dũng cảm; để đừng làm khổ người mình thương yêu. Tuy nhiên nếu BB(**) của Đệ được tiên đoán dương tính thì Đệ sẽ chọn làm người chăm nuôi cho BB. Ngay cả khi Nửa Kia đi tới giai đoạn cuối.  Tại sao? Tại vì Đệ vẫn mãi tin là mình sẽ làm công việc chăm sóc BB tốt hơn là để con gái chăm sóc Mẹ. Vì Đệ sẽ nhìn đó như một thử thách mới cuối đời. Còn nếu vì chăm sóc nàng mà mình... mất trí theo, thì lúc đó con gái muốn làm gì thì cũng có sao đâu! Chăm sóc người bị Alzheimer's không còn là một chuyện mà caregiver phải đơn độc nữa, đặc biệt là ở các nước đã phát triển, Bê nếu biết ai trong hoàn cảnh phải săn sóc thân nhân lãng trí vì tổn hại tại não bộ thì giới thiệu cho họ trang web như của Alz.org về làm sao chăm sóc người bệnh ở những giai đoạn khác nhau. Nếu cần thì dịch dùm cho họ.

Phiếm:

Cuộc đời người có lẽ cũng chỉ là một cuộc đấu (thể thao). Cho dù cuộc đấu này là trận đấu tối hậu (THE ultimate game) thì cũng vẫn là cuộc chơi có tàn cuộc. Cũng như khi chơi, chơi hết sức thì khi sống xin sống hết mình: khi nào còn "kicking and screaming" thì chắc phải là chân đạp, miệng hét cho rõ to, rõ mạnh! Cũng như cuộc chơi sẽ có lúc hết giờ thì khi sống biết được lúc nào hết giờ có phải là quý lắm không? Khi không còn biết mình là ai nữa (lost identity) thì chẳng phải là lúc phải ra khỏi sân, sao? Thật ra Đệ xin tự thú là Đệ cố tình không nêu ra hai bài đọc mà đọc rồi chắc Bê sẽ có ý kiến khác về cách trả lời hai câu hỏi này. Bài thứ nhất của Time.com nói về phương thức thử nghiệm sẽ có trong thời gian không xa (còn bao lâu nữa thì chỉ là phỏng đoán) và xem ra là thử nghiệm máu thì giá cả chắc không cao. Bài thứ hai của MarketWatch.com thì nói về gánh nặng cả vật chất, tài chánh, tinh thần và ngay cả thể xác cho người bệnh và thân nhân nuôi bệnh (caregiver). Gánh nặng này đưa nhiều gia đình đến chỗ tan nát và nợ nần. Còn giờ thì xin đừng nản chí chịu thua nhưng hết giờ rồi thì thắng thua có nghĩa gì đâu!

Kết:

Bê sẽ bảo: "cái ông này sao bi quan, vấy". Dạ, theo các chuyên gia thì mọi người nên bắt đầu bàn về những đề tài này với người thân khi mình bắt đầu tuổi 50, cơ đấy. Bây giờ Bê mới để ý đến đề tài này thì chắc cũng không muộn nhưng chắc chắn là không có sớm đâu! Moi? Bi quan? Không có đâu! Chỉ là thực tế thôi.  Chúc Bê tiếp tục vui vẻ, trẻ trung và mạnh khỏe để còn hưởng "golden age"; nhưng xin đừng lạc quan tếu trong nhận thức mù mờ (ignorance)! God Bless!

Thân,

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 thường thắc mắc không biết bây giờ là mấy giờ trưa mà mình đã ăn sáng chưa? Đệ có lời khuyên: đừng thắc mắc đã ăn đủ bữa chưa; cứ thấy bụng xẹp lép thì kiếm cái gì để ăn thì được. Ai bắt phải ăn đúng ba bữa một ngày? Hai bữa, năm bữa một ngày thì đã sao?
(**) BB là Big Boss, đó! BB lớn hơn cả xếp trong hãng luôn!
(1) Nơi ở mới có thể không hiện hữu trên đời này. A, đây là một đề tài khác mà có thể Đệ sẽ viết năm tới: Death with Dignity (Ra đi với phẩm cách/Ra đi trong danh dự). Ở đây xin bật mí với Bê là Oregon, Washington và Vermont có luật (acts) về đề tài này. Hình như New Jersey cũng sắp thành luật thì phải. Tuy nhiên ở thời điểm này thì các luật này không áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.
(2) Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài



Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Alzheimer's -- Hội Chứng Lãng Trí phần II -- Người Bệnh và Thân Nhân

Thân chào các Bê 60*,
Xin đọc lời trần tình ở phần I; phần II này xin được tản mạn về người mất trí và thân nhân.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Theo tài liệu của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH) thì Alzheimer’s là căn bệnh không thể đảo ngược (irreversible) và tiến triển dần dần làm hủy hoại trí nhớ và khả năng suy nghĩ. Cuối cùng thì người mắc hội chứng Alzheimer's sẽ không còn khả năng sinh hoạt hàng ngày nữa. Thường thì triệu chứng xuất hiện sau tuổi 60 (tuổi của Bê đấy). Chuyên gia ước tính là có khoảng 5,1 triệu người Mỹ có thể là mắc bệnh này. Tuy nhiên hội chứng này có thể xuất hiện ở những người trẻ nữa: lứa tuổi 30 hoặc 40 mà bị Alzheimer's thì quả là một bi kịch!
Sau đây xin nói về sự đau khổ của người bệnh và thân nhân của họ.
Bệnh nhân Alzheimer's nổi tiếng ở Mỹ có lẽ là cố Tổng Thống Ronald Reagan. Ông đã viết một bức thư gởi toàn dân sau khi đã được xác định là ông mắc bệnh này. Trong thư ông viết: "Unfortunately, as Alzheimer's disease progresses, the family often bears a heavy burden. I only wish there was some way I could spare Nancy from this painful experience. When the time comes, I am confident that with your help she will face it with faith and courage." (Thật bất hạnh là khi bệnh Alzheimer's tiến triển, gia đình thân nhân thường phải gánh chịu gánh nặng nuôi bệnh. Tôi chỉ mong có cách nào đó mà tôi có thể tránh cho Nancy--tên của Tổng Thống Phu Nhân--khỏi phải trải nghiệm đau khổ. Khi chuyện ấy đến, tôi có niềm tin là với sự hỗ trợ của mọi người thì Nancy sẽ trực diện những khó khăn, khổ đau này với niềm tin và lòng dũng cảm). Như Bê thấy, Reagan nói về căn bệnh của mình nhưng nỗi lo của ông thật sự là lo cho vợ, người bạn đời của ông. Lo là khi bệnh ông phát triển đến lúc ông mất trí thì thân nhân của ông sẽ đau khổ nhường nào. Còn ông thì ông chỉ viết: "I now begin the journey that will lead me into the sunset of my life. I know that for America there will always be a bright dawn ahead." (Tôi bắt đầu một hành trình dẫn tôi đến cuối cuộc đời. Tôi biết là nước Mỹ sẽ mãi có một bình minh tươi sáng trong tương lai).
Nhân vật nữ trong phim Hàn "A Moment to Remember" nói một câu mà Đệ thấy thấm thía: "When my memories disappear, my soul will disappear too!" (Khi Em không còn nhớ được những kỷ niệm thì cũng là lúc Em mất linh hồn của mình). Chắc Bê nào theo một tôn giáo nào mà định nghĩa linh hồn một cách khác thì sẽ không đồng ý với câu này; nhưng xin đừng chấp. Bài này chủ ý là nói về hệ lụy của hội chứng Alzheimer's chứ không tranh luận về một niềm tin tôn giáo. Nhân vật nam đóng vai người chồng cũng thật xuất sắc để diễn tả sự đau khổ dằn vặt khi có người vợ mất trí. Phim Hàn này rất hay nhưng quý vị nào "kị" phim Hàn thì xin vào đường dẫn (link) tám phim ảnh về bệnh mất trí mà bạn không nên bỏ lỡ để có danh sách tám phim Hollywood nói về đề tài mất trí (dementia) và hội chứng Alzheimer's. Trong tám phim này có phim The Notebook (2004) được nhiều giải thưởng kể cả giải Oscars, đó quý vị.
Căn bệnh Alzheimer's quả là quái ác khi người bệnh bị tấn công ngay não bộ: mất trí, không còn biết mình là ai nhưng có lúc vẫn sống vẫn hoạt động trong vô thức. Có khi người bệnh xuất hiện tại một "chốn cũ" thật xa nơi mình đang ở mà không biết làm sao mình đến đó. Kỷ niệm xa xưa có khi lại nhớ mà chuyện hành ngày thì không quản nổi. Hiện nay, khoa học đang ráo riết nghiên cứu để tìm cách ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của Alzheimer's nhưng khi não đã bị hư hoại thì không cách nào tái tạo não được. Mặt khác, khoa học đang ráo riết tìm phương cách thử nghiệm để có thể dự đoán một cách khoa học xem một người có thể bị Alzheimer's trong 10 năm tới hay không. Đây cũng là lý do Đệ viết bài này. Câu hỏi đặt ra là nếu phương pháp thử tương đối chính xác và giá cả phải chăng thì Bê có thử không? Và nếu mình có kết quả dương tính (có nghĩa là 10 năm nữa mình sẽ bị Alzheimer's) thì Bê sẽ làm gì? Hai câu hỏi tương đối là đơn giản nhưng thật khá phức tạp để trả lời một cách ngay thẳng.

Bài sau, Đệ xin được tự trả lời hai câu hỏi này; còn Bê, Bê trả lời sao cho hai câu hỏi này?
Hasta la vista!

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 thường khóa cửa nhà đi ra ngoài rồi lại thắc mắc không biết mình tắt lò ga chưa?

Phụ chú:
Tám phim ảnh về bệnh mất trí mà bạn không nên bỏ lỡ
Bài về Alzheimer's của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH). 
Reagan: Thơ gởi toàn dân

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Cholesterol 101 và vài hiểu lầm -- Phần I.

Thân chào các Bê 60*,

Trước hết xin các Bê ghi nhận nơi đây là Đệ chỉ viết với mục đích kích thích sự tò mò của quý vị. Đúng hay sai, kiến thức này có thể dùng được hay không, hoàn toàn là trách nhiệm của người đọc. Xin các Bê bàn thảo với bác sĩ của mình trước khi dùng bất cứ tin tức, tài liệu, hoặc những bài như thế này. Chúng ta vẫn thường nghe câu "ranh" ngôn: "Đọc sách mà tin sách thì thà là đừng đọc còn hơn". Câu này không phải bảo chúng ta đừng đọc sách. Chỉ khuyên là nên đọc rồi tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác rồi tự mình đi đến kết luận; chứ đừng cả tin vào một nguồn, đặc biệt là thời buổi Internet, ai muốn viết gì thì viết!

Bài này xin đề cập đến những căn bản y khoa về Cholesterol và một vài điều hiểu chưa rõ mà chúng ta hay mắc phải. Tài liệu chính lấy ra từ trang mạng WebMD về  WebMD -- Cholesterol 101 slideshow. Quý vị vào đây đọc thì đầy đủ chính xác và có hình minh họa nữa. Chỉ cái là nó bằng tiếng Mỹ nên có khi phải nhờ con cháu nó đọc dùm. Đệ (diễn) dịch là đại khái cho thuận câu thuận chữ chứ không bảo đảm độ chính xác cũng như trình độ văn chương (dạ, em xưa kia học ban B).
Dạ, dạ, Đệ xin vào đề...
1. Cholesterol là gì?
Chúng ta thường liên hệ Cholesterol với thực phẩm nhiều dầu mỡ (fatty foods), nhưng phần lớn chất "sáp" (waxy substance) này là do chính cơ thể chúng ta tạo ra. Gan của chúng ta tạo ra khoảng 75% (ba phần tư) tổng số Cholesterol lưu thông trong máu. Một phần tư còn lại là từ thức ăn. Ở mức độ bình thường thì Cholesterol đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp tế bào hoạt động bình thường. Lời bàn tại chỗ: "Câu này có nghĩa là không có Cholesterol thì tế bào sẽ không sống được; có nghĩa là con người sẽ... từ chết tới bị thương!". Tuy nhiên các mức Cholesterol, ở hơn một trăm triệu người Mỹ, bị cho là cao (khoảng một phần ba dân số Hoa Kỳ). Khi mức Cholesterol cao (nhất là loại xấu) thì tác hại cho sức khỏe.
2. Triệu chứng Cholesterol cao.
Cholesterol cao thì không lộ ra một triệu chứng nào, mới chết chứ! Không biểu hiện bằng triệu chứng nhưng tác hại thì tai hại bên trong cơ thể. Theo thời gian, quá nhiều Cholesterol (trong máu) sẽ dẫn đến tình trạng đóng chốt các động mạch (buildup of plaque inside the arteries) và tình trạng này có tên là atherosclerosis. Mạch máu bị hẹp lại (như ống nước bị tắc nghẽn) thì không sớm thì muộn sẽ dẫn đến đột trụy tim hoặc tai biến mạch máu não (heart attack or stroke). Điểm tốt là phát hiện mức Cholesterol cao tương đối đơn giản và mang mức Cholesterol trở lại mức trung bình không quá khó bằng nhiều cách (sẽ nói sau).
3. Thử nghiệm Cholesterol
Người trên 20 tuổi cần thử cholesterol ít nhất một lần trong vòng bốn đến sáu năm. Thử nghiệm bằng khám máu để biết về "hồ sơ/hiện trạng" béo-đạm khi nhịn ăn từ 9 tới 12 tiếng trước (fasting lipoprotein profile) khi lấy máu thử. Kết quả thử nghiệm này sẽ cho các mức độ của Cholesterol xấu (LDL), Cholesterol tốt (HDL) và triglycerides.
4. Cholesterol xấu
Đa số Cholesterol được chuyên chở trong máu bởi chất béo-đạm (lipoprotein) mật độ thấp (low density lipoproteins hay viết tắt là LDL). Thằng Lờ Đờ Lờ này xấu vì nó kết hợp với những vật thể khác trong máu mà vón cục lại rồi làm nghẹt mạch máu (động mạch). Chế độ ăn uống có nhiều mỡ bão hòa (saturated fat) hay mỡ chuyển (trans fat; dầu mỡ trong động vật chứa một ít trans fat và công nghệ thực phẩm chế biến trans fat bằng cách "đưa" thêm khí hydrogen vào dầu thực vật) có khuynh hướng làm tăng số lượng Lờ Đờ Lờ Cholesterol trong máu. Với đa số chúng ta thì mức độ LDL dưới 100 thì rất tốt, nhưng với người có bệnh tim thì mức độ này còn phải thấp hơn.
5. 'Good' Cholesterol
Khoảng một phần ba Cholesterol được chuyên chở bởi chất béo-đạm (lipoprotein) mật độ cao (high density lipoproteins hay viết tắt là HDL). Ông Hờ Lờ Đờ này tốt vì ỗng giúp lấy đi Cholesterol xấu khỏi hệ thống máu nên làm giảm độ đóng chốt trong mạch máu. Hờ Lờ Đờ càng cao càng tốt. Người với mức Hờ Lờ Đờ thấp dễ bị bịnh tim (hơn người có mức Hờ Lờ Đờ cao). Quan trọng là ăn chất béo tốt như dầu ô liu lại (có thể) làm tăng mức Cholesterol tốt.
6. Triglycerides
Cơ thể chúng ta biến đổi số ca lô ri, đường, và cồn (alcohol, nói chung là chất rượu) thặng dư thành triglycerides, một loại chất béo trong máu và được chứa trong tế bào béo (fat cells) khắp cơ thể. Người béo phì, ít hoạt động, hút thuốc hoặc nghiện rượu thường có mức triglycerides cao. Và người có chế độ dinh dưỡng với lượng đường/tinh bột cao (high-carb diet) cũng thường có mức triglycerides cao. Mức triglycerides 150 hoặc cao hơn sẽ tạo nguy cơ rối loạn hội chứng chuyển hóa (risk for metabolic syndrome), và hội chứng này thể hiện ở người có bệnh tim và tiểu đường. Tiểu đường là một bệnh chứng rất nguy hiểm với người già (đang nói về Bê, đó). Nhưng xin nói về tiểu đường trong một dịp khác.
7. Total Cholesterol
Tổng số Cholesterol (total cholesterol) là tổng số của LDL, HDL (đã nói ở trên) và  VLDL (very low density lipoprotein, béo-đạm mật độ rất thấp) trong máu chúng ta. Vờ Lờ Đờ Lờ này là bước đầu của sự hình thành Lờ Đờ Lờ (thằng xấu, đó). Tổng số Cholesterol dưới 200 được coi là mạnh khỏe trong đa số trường hợp vì người có tổng số Cholesterol cao hơn 200 dễ có khuynh hướng phát triển bệnh tim mạch hơn người có chỉ số thấp hơn 200. [Lời bàn Mao Tôn Cương: Tổng số là gồm cả thằng xấu (Lờ Đờ Lờ) lẫn ông tốt (Hờ Lờ Đờ) nên con số này đứng một mình không có giá trị quyết đoán được. Nên phải coi thêm tỷ lệ Cholesterol ratio dưới đây.]
8. Cholesterol Ratio
Để tính tỷ số Cholesterol thì cứ chia số HDL trên tổng số Cholesterol. Thí dụ tổng số là 200 và Hờ Lờ Đờ là 50 thì tỷ số là 200:50 hay là 4:1. Bác sĩ khuyến khích chúng ta giữ tỷ số này 4:1 hoặc thấp hơn. Tỉ dụ như 3.6:1 (tổng số 200 nhưng Hờ Lờ Đờ là 56 thay vì 50). Tỉ số này hữu dùng để tiên đoán mức độ nguy hiểm nhưng các bác sĩ lại căn cứ vào số 5, 6 và 7 ở trên để định liệu cách chữa trị.

Các Bê ơi! Nói về Cholesterol thì không phải một bài là đủ! (Kim Dung đâu có đăng trọn bộ Cô Gái Đồ Long trong một bài báo đâu!). Còn nhiều điều cần biết về Cholesterol, tỉ dụ như gân bò có Cholesterol không, nhưng xin hẹn lại cho những tuần sau. Tuần tới xin chuyển đề tài qua "Tản mạn về điện thư (email)" trước khi trở lại Cholesterol...

Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê nào đi khám bác sĩ và được cho biết là các mức chỉ số Cholesterol đều tuyệt vời thì mới là lạ!

Phụ chú:
A. WebMD -- Cholesterol 101 slideshow .
B. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Alzheimer's -- Hội Chứng Lãng Trí phần I -- 10 Triệu Chứng

Thân chào các Bê 60*,

Trước hết xin các Bê ghi nhận nơi đây là Đệ chỉ viết với mục đích kích thích sự tò mò của quý vị. Đúng hay sai, kiến thức này có thể dùng được hay không, hoàn toàn là trách nhiệm của người đọc. Xin các Bê bàn thảo với bác sĩ của mình trước khi dùng bất cứ tin tức, tài liệu, hoặc những bài như thế này. Chúng ta vẫn thường nghe câu "ranh" ngôn: "Đọc sách mà tin sách thì thà là đừng đọc còn hơn". Câu này không phải bảo chúng ta đừng đọc sách. Chỉ khuyên là nên đọc rồi tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác rồi tự mình đi đến kết luận; chứ đừng cả tin vào một nguồn, đặc biệt là thời buổi Internet, ai muốn viết gì thì viết!
Bài này xin đề cập đến những căn bản y khoa về Alzheimer's, bệnh lãng trí và một vài điều hiểu chưa rõ mà chúng ta hay mắc phải. Tài liệu chính lấy ra từ trang mạng Alz.org về  10 dấu hiệu của căn bệnh này. Quý vị vào đây đọc thì đầy đủ chính xác và có hình minh họa nữa. Chỉ cái là nó bằng tiếng Mỹ nên có khi phải nhờ con cháu nó đọc dùm. Đệ (diễn) dịch là đại khái cho thuận câu thuận chữ chứ không bảo đảm độ chính xác cũng như trình độ văn chương (dạ, em xưa kia học ban B).

Dạ, dạ, Đệ xin vào đề... 
Mười triệu chứng cảnh báo bệnh lãng trí Alzheimers's: 
  1. Không nhớ những tin tức vừa được biết (forgetting recently learned information). Ngoài ra, quên những ngày và sự kiện quan trọng; hay hỏi đi hỏi lại, được câu trả lời rồi chốc sau lại hỏi nữa; càng ngày càng phải dựa vào trợ cụ như ghi ra giấy hoặc thiết bị điện tử hoặc dựa vào người thân nhắc nhở những vấn đề mà xưa kia mình tự mình nhớ, không cần phải nhắc.
  2. Khó khăn trong việc định đoạt và giải quyết vấn đề. Một số người gặp khó khăn trong việc hoạch định chương trình, hoặc khả năng thực hiện chương trình đã định, hoặc khó khăn với các con số. Những người này không còn khả năng làm theo một phương thức nấu ăn quen thuộc (familiar recipe) hoặc không còn khả năng thanh toán hóa đơn hàng tháng (monthly bills) như trước. Nếu còn làm được thì cũng mất nhiều thời gian hơn trước đây.
  3. Khó khăn trong việc thực thi những chuyện hàng ngày (familiar tasks) ở nhà, ở sở hoặc lúc đi chơi. Người có hội chứng Alzheimer's thường gặp khó khăn để hoàn tất những việc thường ngày. Đôi khi không lái xe đến chỗ quen thuộc được (mà xưa kia mình thấy là... chuyện nhỏ.) Có thể không còn nhớ luật chơi của môn thể thao mà minh ưa thích trước đây.
  4. Mất ý thức về thời gian. Không nhớ được ngày giờ hoặc khoảng thời gian mình đang trải nghiệm. Họ có vấn đề trong nhận thức nếu sự kiện không xảy ra ngay trước mắt. Nhiều lúc họ không nhớ nổi nơi họ đang đứng và làm sao họ tới nơi này. Không nhớ hôm nay là ngày nào trong tuần; nghĩ mãi mới ra!
  5. Đối với một số người, có vấn đề về thị giác là dấu hiệu của Alzheimer's. Trở ngại trong việc đọc chữ; trở ngại trong việc lượng định khoảng cách, nhận định và phân biệt màu sắc (là những thứ rất cần thiết cho việc lái xe).
  6. Khó khăn với ngôn ngữ và ngôn từ (words in speaking or writing)
Người có hội chứng Alzheimer's gặp khó khăn trong việc theo dõi những cuộc đối thoại hoặc tham gia vào một cuộc đối thoại. Họ có thể "ngưng ngang" giữa câu và không biết làm sao tiếp tục hoặc chỉ biết lập lại những gì đã nói. Họ cảm thấy khó khăn tìm câu tìm chữ khi nói chuyện.
  7. Để đồ đạc sai chỗ và mất khả năng "lần tìm lại những bước" (losing the ability to retrace steps). Người mắc hội chứng này có thể để đồ đạc ở những chỗ "dị thường" (unusual places) rồi vì mất khả năng "lần theo lối cũ" nên sẽ không tìm ra các đồ vật đó. Nhiều khi lại la hoảng lên là có người ăn cắp! Càng ngày chứng tật này càng hay xảy ra thường xuyên hơn.
  8. Mất khả năng phán đoán. Chẳng hạn như khả năng tiêu tiền (dễ bị dụ dỗ mua đồ từ TV telemarketers). Họ ít chú trọng đến việc chăm sóc thân thể và giữ vệ sinh cá nhân (có nhớ đâu mà tắm, chẳng hạn). Nếu bị "chê trách xài xể", từ từ họ sẽ xa lánh mọi người.
  9. Người với Alzheimer's sẽ bắt đầu rời xa những thú vui, những hội hè đình đám và thể thao vì những mất mát khả năng (tham dự) mà họ đang trải nghiệm.
  10. Thay đổi tính tình. Người với hội chứng này có thể trở nên hoang mang, lẫn lộn, nghi ngờ, trầm cảm, sợ hãi và hồi hộp. Họ trở nên dễ giận hờn, cáu bảnh ở sở làm, ở nhà, với bạn bè khi họ cảm thấy bất an (out of their comfort zone).

Tản mạn
Có phải ai mắc phải một hoặc nhiều điều trên đều là bị hội chứng Alzheimer's không? Dạ, không! Nếu mình (hoặc người nhà mình) nhìn thấy những triệu chứng trên thì PHẢI gặp bác sỹ y khoa để tìm hiểu thêm về tình trạng của mình. Bê nên nhớ cho là: "người thân của mình chỉ có thể kể những triệu chứng cho bác sỹ nghe; bác sỹ và những khảo nghiệm mới có thể đoán định là mình có mắc phải hội chứng này hay không."
Xin Nửa Kia hoặc con cháu của Bê đừng in bài này ra đọc rồi quyết đoán là Bê mắc phải ba bốn trong mười điều trên nên chi kết luận là vợ/chồng/cha/mẹ/ông/bà mình mắc bệnh Alzheimer!!! Nói cho đúng thì Alzheimer's là một hội chứng chứ không phải một bệnh. Nhưng vì bài này viết để đọc chơi thôi nên cũng không cần quá khắc khe về ngôn từ chuyên môn.
Chữ "họ" trong bài này được dùng khá nhiều trong bài này để chỉ "người với hội chứng Alzheimer's". Đơn giản là vì Đệ đánh chữ  "người với hội chứng Alzheimer's" mỏi tay quá nên dùng chữ "họ" cho đỡ phải gõ phiếm; chứ hoàn toàn không có hàm ý coi thường "họ".

Kết phần I
Bài này cũng khá dài xin hẹn Bê phần II sẽ nói nhiều hơn về vấn đề làm sao sống với Alzheimer's cùng với những suy nghĩ của Đệ. Hôm nay cũng là cận với ngày Thanksgiving Day--Lễ Tạ Ơn (ở Mỹ; Canada thì tuần trước thì phải là thứ Hai tuần thứ nhì của tháng Mười), xin chúc Bê và gia đình một mùa lễ vui vẻ đầm ấm bên người thân.

Phụ chú:
Mười dấu hiệu cảnh báo hội chứng Alzheimer's

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Sửa soạn về hưu: nếu hãng mình làm có hưu bổng (pension), nên làm gì?

Thân chào các Bê*,
Tình cờ Đệ đọc một bài từ Bloomberg News về những thay đổi tiền hưu bổng của hãng cho nhân viên (cái này không dính dáng gì tới lương hưu trí lãnh từ quỹ của Sở An Sinh Xã Hội (ASXH)). Nếu hãng Bê có cho "pension" thì khi gần đến tuổi hưu cũng là lúc cần phải tìm hiểu để biết cách làm sao lãnh hưu bổng của hãng cách lợi nhất cho cá nhân mình. Xin được nói ở đây là quyết định tối hảo cho cá nhân một người thì không chắc là tốt cho một cá nhân khác nên XIN Bê đọc bài này chỉ để tham khảo. Quyết định thế nào là tùy cá nhân và gia đình Bê. Mỗi người mỗi cảnh mỗi ước nguyện nên sau này xin đừng đổ thừa cho Đệ. Đổ... vừa phải thì được!

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Như nói ở trên tiền "pension" không dính dáng gì tới tiền lương hưu trí từ quỹ của Sở ASXH. Thường thì hãng lớn thì có "cho" pension; nhưng mỗi hãng thì thể lệ và luật lệ có khác nhau. Bài này không đề cập tới hưu bổng của một hãng nhất định nào đó, mà chỉ lạm bàn về xu hướng tiết giảm chi phí của hãng và những biện pháp tiết giảm này ảnh hưởng lớn tới số tiền mà Bê có thể mất nếu quyết định không đúng cho trường hợp của mình.
Thời buổi toàn cầu hóa này, hãng nào cũng phải tiết giảm chi phí để có sức cạnh tranh. Hãng nào cũng mong muốn "giảm nguy hiểm, rủi ro" (de-risk) cho trách nhiệm chu toàn hưu bổng dài hạn của hãng. Thí dụ thấy rõ nhất là các hãng sản xuất xe hơi Hoa Kỳ trong năm 2008 tới 2010 đã phải ngửa tay xin tài trợ của chính phủ để sống sót. Gánh nặng về trách nhiệm hưu bỗng cho nhân viên (đã về hưu) làm giá thành sản xuất xe quá cao và không thể cạnh tranh nổi đã là một nguyên nhân lớn trong cuộc khủng hoảng này.

Các hãng đều muốn làm giảm gánh nặng khi phải trả hưu bổng (pension) cho nhân viên đã về hưu. Towers Watson làm một cuộc thăm dò thì gần 6 trên 10 hãng có chương trình hưu bổng đã hoặc sẽ cống hiến nhân viên về hưu một phương cách lãnh tiền hưu của hãng: Lãnh một lần (lump sum) là xong trách nhiệm của hãng. Bởi vì nếu nhân viên không chọn cách này mà chọn cách lãnh mỗi tháng (annuity) cho đến trọn đời thì hãng sẽ phải trả nhiều tiền hơn nếu người về hưu sống lâu hơn tuổi trung bình (cớ sự là vì tiền một lần, lump sum, được tính toán dựa trên tuổi thọ trung bình).
Y khoa ngày càng tân tiến giúp người ta sống lâu hơn; chiến tranh lại không xảy ra trên đất Mỹ; mức an toàn cho con người, chẵng hạn như an toàn giao thông, cũng khá là cao tại Hoa Kỳ; kiến thức về vệ sinh và dưỡng sinh cũng rất dễ thu thập (từ Internet chẳng hạn) nên tuổi thọ trung bình càng ngày càng tăng: tốt cho người nhưng là gánh nặng cho hãng phải trả lương hưu mỗi tháng cho nhân viên đã hưu trí.
Từ 2012 trở đi thì cách tính (hợp pháp) dựa trên lãi xuất trái phiếu của doanh nghiệp (corporate bond yield) thay vì phải dùng lãi xuất công khố phiếu 30 năm (30 year treasury bond) nên tiền lãnh một lần (lump sum) có thể ít đi từ 5% tới 25%, tùy số tuổi của người nhận (theo Prudential Retirement). Giao "trọn gói tiền hưu" một lần cho nhân viên khi người này về hưu là hãng khỏe re, vì hai lý do 1) tiền trọn gói thường là ít hơn là tiền hưu tháng cộng lại (trả hoài trả mãi... cho tới khi người nhận... từ chối vì vắng mặt vĩnh viễn) và 2) hãng không còn lo nếu người nhận lump sum sống dai hay chết sớm.
Tháng Hai vừa rồi the Society of Actuaries vừa công bố bảng "tuổi thọ trung bình" mới; cho thấy tuổi thọ trung bình tăng 10% cho đàn ông và 11% cho quý bà. Có nghĩa là theo xác xuất thì Bê mà sống quá tuổi 65 ngày hôm nay thì có hy vọng sống tới những năm cuối của những năm 80 (into the late 80s) là rất cao.
Dù hãng có cống hiến cách lãnh trọn gói này thì nhân viên vẫn không nhất thiết phải nhận tiền hưu bổng cách này. Cho các Bê có 1) nhiều nguồn tiền khi về hưu, như tiền ASXH cao, có nhiều tiền trong quỹ đầu tư riêng, có "Nửa Kia" giàu có hoặc có khả năng lo cho Bê trọn đời "no matter what" và 2) có khả năng tự quản lý số tiền lump sum mình lãnh ra, chẳng hạn như tự mình biết đầu tư số tiền đó và sống trên tiền lời có được từ lump sum mình đầu tư. Hoặc có người cố vấn... trên cả giỏi thì nên lãnh trọn gói.
Nếu Bê không có các điều kiện trên thì Pension Rights Center , một tổ chức bất vụ lợi, khuyên chúng ta nên lãnh annuity mỗi tháng suốt đời (hoặc những cách như lấy một lần 50% hoặc 75% tổng số còn thì lãnh mỗi tháng (dĩ nhiên là đã lãnh một lần 50 hoặc 75% thì tiền tháng sẽ giảm đi rất nhiều). Thí dụ lãnh annuity mỗi tháng là $900 thì nếu lãnh 50% tiền lump sum ngay từ đầu thì mỗi tháng chỉ được lãnh $450. Con số là Đệ đặt ra để làm thí dụ thôi, nghe quý vị!!! À, tí nữa thì quên không nói là bài này không nói gì đến vấn đề thuế nên quý vị phải nhớ là nếu lãnh một lần thì không tránh được thuế cao trong năm đó, nghe quý vị!!!

Tóm lại thì nếu Bê có thể quản lý và đầu tư giỏi bằng (hoặc hơn) các hãng chuyên về đầu tư hoặc Bê có những nguồn tiền khác mà lỡ có làm tiêu (tùng) tiền pension cũng chẳng ảnh hưởng gì tới đời sống thì lãnh lump sum là tốt vì tiền trong tay chắc ăn hơn tiền chờ mỗi tháng. Hơn nữa nếu biết được sức khỏe của mình cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định. Còn không thì lãnh mỗi tháng có lẽ là giải pháp cho phần lớn chúng ta để bảo đảm tuổi già trong sung túc.
Chúc Bê nhiều sức khỏe để lãnh pension dài dài!!!

Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 thường nửa muốn lãnh lump sum để thỏa mản những mong muốn trước khi... ra đi nhưng nửa lại sợ lỡ mà Chúa Phật quên gọi mình về mà tiền lump sum đã không cánh mà bay thì...

Phụ chú:
Bloomberg News: Your company just tossed a pension hot potato in your lap-what do you do?
Mưởi điều cần biết về quỹ 401K.
Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài





Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Cholesterol 101 và vài hiểu lầm -- Phần IV (cuối)

Thân chào các Bê 60*,
Trước hết xin các Bê ghi nhận nơi đây là Đệ chỉ viết với mục đích kích thích sự tò mò của quý vị. Đúng hay sai, kiến thức này có thể dùng được hay không, hoàn toàn là trách nhiệm của người đọc. Xin các Bê bàn thảo với bác sĩ của mình trước khi dùng bất cứ tin tức, tài liệu, hoặc những bài như thế này. Chúng ta vẫn thường nghe câu "ranh" ngôn: "Đọc sách mà tin sách thì thà là đừng đọc còn hơn". Câu này không phải bảo chúng ta đừng đọc sách. Chỉ khuyên là nên đọc rồi tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác rồi tự mình đi đến kết luận; chứ đừng cả tin vào một nguồn, đặc biệt là thời buổi Internet, ai muốn viết gì thì viết!

Bài này xin đề cập đến các mục 22 tới 26 và tóm lược bốn kỳ.

22. Trị liệu: Dùng thuốc
Nếu huyết thống mình có thành tích cao về Cholesterol thì trị nó bằng dinh dưỡng và thể dục không thì có thể không đủ. Trong trường hợp này, dùng thuốc sẽ tăng hiệu ứng trong cố gắng giảm lượng Cholesterol. Những chất statins(1) là chọn lựa thứ nhất. Chúng ngăn trở sự tạo thành Cholesterol trong gan. Những thuốc khác gồm cholesterol absorption inhibitors, bile acid resins, and fibrate. Đệ xin miễn dịch mấy chữ này bởi vì bác sỹ sẽ phải kê toa nên Bê nên hỏi và bàn với bác sỹ.
23. Trị liệu: Chất phụ trợ (Supplements)
Có một số chất dinh dưỡng phụ trợ (dietary supplements) có thể giúp làm giảm Cholesterol. Thí dụ như flaxseed (hạt lanh?), dầu cá, và chất sterols trong thảo mộc như  beta-sitosterol (flaxseed oil, fish oil, and plant sterols, such as beta-sitosterol). Niacin được kê toa (prescription Niacin), một phức hợp vitamin B, được chứng nghiệm là giảm Cholesterol xấu và tăng Cholesterol tốt. Niacin trong chất phụ trợ tự nhiên không có hiệu ứng này.
24. Trị liệu: Dược thảo
Có một số khảo cứu cho rằng tỏi (garlic) có thể làm tụt vài phần trăm mức Cholesterol tổng cộng. Nhưng tỏi viên (garlic pills) có thể có phản ứng phụ (side effect) và có thể phản ứng với các thuốc khác. Các thảo dược khác có thể giúp làm giảm Cholesterol là:
    Fenugreek seeds (hạt hồ lô ba, thảo linh lăng)
    Artichoke leaf extract (trích tinh a ti shô)
    Yarrow (ông Gúc Gồ chưa dịch chữ này)
    Holy basil (húng quế Ấn Độ?)
25. Giảm là giảm bao nhiêu?
Khá nhiều người có thể giảm các mức Cholesterol xấu bằng cách phối hợp thuốc và đời sống lành mạnh. Nhưng thấp xuống bao nhiêu thì đủ? Với người mắc chứng tiểu đường hoặc có nguy cơ bệnh tim mạch thì Lờ Đờ Lờ (Cholesterol xấu) dưới 100 là lý tưởng. Nếu đang có bệnh tim mạch thì mấy ông, mấy bà bác sĩ "ác ôn" có thể muốn Bê giảm Lờ Đờ Lờ xuống 70 hoặc ít hơn.
26. Có thể đảo ngược tình thế không?
Phải mất khá nhiều năm để đóng mỡ trong mạch máu. Nhưng đã có bằng chứng lâm sàng là sơ cứng mạch máu (atherosclerosis) có thể được sửa chữa ở một mức nào đó. Bác sỹ y khoa Dean Ornish đã xuất bản nhiều khảo cứu cho thấy là chế độ dinh dưỡng nhiều thực vật và ít dầu mỡ, cộng thêm phương pháp làm giảm căng thẳng (stress management, còn được gọi là "giảm xì tờ rét") và tập thể dục đều đặn có thể làm giảm sự đóng mỡ bên trong động mạch vành tim (chip away at the build-up inside the coronary arteries). Những khảo cứu khác cũng hỗ trợ ý kiến là giảm nhiều Cholesterol có thể bằng cách này hay cách khác mở được các mạch máu bị đóng chốt (Other research supports the idea that big drops in cholesterol can somewhat help open clogged arteries). Bê có thấy sự "không chuẩn xác" của câu văn trên, không? Các ông, các bà nghiên cứu gia chỉ có thể nói ở cái mức mơ hồ này thôi. Bởi vì kiến thức y khoa của nhân loại vào lúc này cũng còn rất xa cái mức hoàn hảo. Thôi thì biết thế này cũng là mừng rồi!

Bê sẽ hỏi: "Chả thấy nói gì về "vài hiểu lầm" sốt!" Dạ thì nếu những hiểu biết của Bê (trước khi đọc những bài này) mà khác với những gì WebMD nói thì là hiểu lầm chứ còn gì nữa!
Tóm lại, nếu Bê không hiểu như những điều sau đây là hiểu lầm. Đừng tự ái và bực mình vì mình đã từng hiểu lầm, nghe! Vì ai mà hiểu "không lầm" ngay lần đầu tìm hiểu một vấn đề gì thì mới là lạ; chứ hiểu lầm là bình thường!

1. Cholesterol không phải là chất độc mà mình mang từ ngoài vào. Cơ thể chúng ta sản xuất Cholesterol vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất và bảo quản tế bào não, kich thích tố sinh dục như testosterone và mật để tiêu thụ mỡ. Xin xem thêm bài này từ health.com.
2.  Nhiều Cholesterol hơn cơ thể cần mới là vấn đề. Đặc biệt là khi Cholesterol lưu hành trong mạch máu dưới dạng phức hợp đạm-mỡ (lipo-protein). LDL (Lờ Đờ Lờ) là Cholesterol xấu cần giảm. HDL (Hờ Đờ Lờ) là Cholesterol tốt cần tăng.
3. Nhiều chất phụ trợ (supplements) như dầu cá, tỏi, sâm (ginseng), mem gạo đỏ (red yeast rice) có chất statin nên tự nó ảnh hưởng tới các lượng Cholesterol trong cơ thể nên vừa dùng chúng vừa uống thuốc giảm Cholesterol thì phải cẩn thận. Xin tham khảo thêm từ health.com.
4. Canh chừng lượng Cholesterol trong máu là việc làm thường xuyên hàng ngày hàng giờ chứ không phải chuyện một năm vài lần (xuân thu nhị kỳ).
5. Theo dõi và tìm cho ra thuốc thích hợp và ít tác dụng phụ cho cơ thể mình là sự hợp tác chặt chẽ giữa mình và bác sỹ. Xin đừng lơ là hoặc khoáng trắng cho bác sỹ! Cơ thể mỗi người một khác nên mình không trao đổi thông tin với bác sỹ của mình thì bác sỹ cũng chịu thua.

Thay cho lời kết: chúc các Bê sống khỏe sống hùng với mấy ông Đờ Lờ!


Chú thích:
(1) Chất statins. Như Lipitor (atorvastatin), Zocor (simvastatin), Crestor (rosuvastatin). Coi chừng phản ứng phụ như a) đau/suy yếu bắp thịt b) làm tăng enzymes trong gan c) làm nặng thêm bệnh suyễn d) có thể hại thai và e) tác hại lớn nếu đang dùng trụ sinh hoặc thuốc kháng nấm (antibiotics/antifungal drugs).

Phụ chú:
A. WebMD -- Cholesterol 101 slideshow.
B. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Cholesterol 101 và vài hiểu lầm -- Phần III.

Thân chào các Bê 60*,
Trước hết xin các Bê ghi nhận nơi đây là Đệ chỉ viết với mục đích kích thích sự tò mò của quý vị. Đúng hay sai, kiến thức này có thể dùng được hay không, hoàn toàn là trách nhiệm của người đọc. Xin các Bê bàn thảo với bác sĩ của mình trước khi dùng bất cứ tin tức, tài liệu, hoặc những bài như thế này. Chúng ta vẫn thường nghe câu "ranh" ngôn: "Đọc sách mà tin sách thì thà là đừng đọc còn hơn". Câu này không phải bảo chúng ta đừng đọc sách. Chỉ khuyên là nên đọc rồi tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác rồi tự mình đi đến kết luận; chứ đừng cả tin vào một nguồn, đặc biệt là thời buổi Internet, ai muốn viết gì thì viết!

Bài này xin đề cập đến các mục 12 tới 21. Bao gồm các mục "trị" Cholesterol.
12. Cholesterol và giới tính
Cho đến khi mãn kinh (menopause), phụ nữ thường có tổng số Cholesterol thấp hơn nam giới ở cùng tuổi. Và họ cũng có chỉ số Hờ Đờ Lờ (ông tốt) cao hơn. Lý do là bởi mức estrogen, kích thich tố nữ làm tăng HDL Cholesterol. Sự sản xuất Estrogen tăng cao nhất vào những năm có thể có bầu (childbearing years) và giảm đi sau khi mãn kinh. Sau 55 tuổi, thì nguy cơ tăng chỉ số Cholesterol cũng bắt đầu tăng.
13. Cholesterol và trẻ em.
Đã có bằng chứng là Cholesterol có thể bắt đầu đóng nghẽn mạch máu từ tuổi thơ, và sẽ dẫn đến chứng sơ cứng động mạch và bệnh tim trong tương lai về sau này. Hiệp hội Tim Hoa Kỳ ( American Heart Association) khuyến khích trẻ nhỏ và "teen" (13 tới 19 tuổi) với chỉ số Cholesterol cao nên bắt đầu các biện pháp để kiểm soát mức Cholesterol. Lý tưởng là chỉ số Cholesterol tổng cộng dưới 170 cho trẻ từ 2 tuổi tới 19 tuổi.
14. Tại sao Cholesterol cao lại là lớn chuyện?
Bởi vì nó là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tim (động mạch quanh tim và trụy tim; coronary artery disease, heart attacks) cũng như tai biến mạch máu não (strokes). Hơn nữa có thể là mức Cholesterol cao làm tăng nguy cơ cho người già mắc bệnh lãng quên (Alzheimer).

15. Trị Cholesterol: ăn nhiều chất sợi (fibers)
Dinh dưỡng đóng góp một phương cách chống lại chứng cao Cholesterol. Đồ ăn sáng có ngũ cốc (cereals) thường quảng cáo là tốt cho tim (heart-healthy) là bởi trong ngũ cốc có chất sợi. Chất sợi hòa tan được (soluble fiber) có trong rất nhiều thực phẩm giúp làm giảm Lờ Đờ Lờ (LDL, xem phần I). Các thực phẩm có nhiều chất sợi là bánh làm bằng ngũ cốc chưa tinh chế (whole-grain), ngũ cốc nguyên dạng (cereals), yến mạch (oatmeal), trái cây, trái cây khô (coi chừng đường!!!) và rau quả; nhất là đậu (kidney beans; giống Phaseolus vulgaris; như đậu xanh, đậu đỏ).
16. Trị Cholesterol: Nhận diện chất béo
 Không quá 35% lượng nhiệt hằng ngày (daily calories) từ chất béo (dầu, mỡ). Nhưng không phải chất béo nào cũng (hại) như nhau. Chất béo bão hòa (saturated fats) từ mỡ động vật và dầu thực vật là tăng số lượng Lờ Đờ Lờ (thằng xấu). Trans fats (tạm dịch là dầu mỡ chuyển lại hại gấp đôi vì nó làm tăng thằng xấu mà còn làm giảm ông tốt (HDL; Hờ Đờ Lờ). Hai loại chất béo này hiện diện trong rất nhiều chế phẩm nướng (baked goods), chiên (như bánh donuts/doughnuts, khoai tây chiên fries/chips), bơ margarine, bánh ngọt nướng (cookies). Trái lại, chất béo không bão hòa (unsaturated fats) lại làm giảm Lờ Đờ Lờ khi liên hợp với các chế độ dinh dưỡng tốt khác. Chất béo không bão hòa hiện diện trong trái bơ (avocados), dầu ô liu, và dầu đậu phụng.
17. Trị Cholesterol: Đạm tốt
Thịt và sữa nguyên chất chứa rất nhiều đạm (protein) cần cho cơ thể nhưng chúng cũng là nguồn cung cấp Cholesterol. Chúng ta có thể giảm lượng Cholesterol xấu bằng cách thay thế thịt bằng đạm có trong sản phẩm đậu như đậu hũ. Cá cũng là nguồn đạm có thể dùng để thay thế thịt. Có loại cá như cá hồi (salmon) giàu chất omega-3 fatty acids và các chất này có thể trợ giúp việc cải thiện các mức Cholesterol. Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ khuyến khích ta ăn cá ít nhất hai lần một tuần (Hừm, coi chừng các chất độc trong cá hồ!!!)
18. Trị Cholesterol: Dinh dưỡng với ít tinh bột (low-carb diet)
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy dinh dưỡng ít tinh bột tốt hơn dinh dưỡng ít chất béo trong việc hỗ trợ các mức Cholesterol. Một nghiên cứu trong hai năm, bảo trợ bởi Viện Sức Khỏe Quốc Gia (National Institutes of Health), cho thấy dinh dưỡng ít tinh bột làm tăng Cholesterol tốt nhiều hơn là dinh dưỡng ít chất béo.
19. Trị Cholesterol: Giảm cân
Nếu Bê nặng cân thì nên bàn với bác sĩ của mình để bắt đầu một chương trình giảm cân. Giảm cân có thể giúp làm giảm các mức triglycerides, Cholesterol xấu và Cholesterol tổng cộng. Bớt vài ba cân (pounds) có thể làm tăng Cholesterol tốt. Có thể tăng một điểm cho mỗi 6 cân (6 pounds, khoảng 3 kí lô) mình giảm xuống.
20. Trị Cholesterol: Cai thuốc lá
Ai cũng nhận biết cai thuốc lá không phải là chuyện dễ nhưng đã có quá nhiều lý do về sức khỏe, về kinh tế, về tương lai con cái người thân, và về xã hội để người nghiện thuốc phải suy nghĩ kỹ càng về việc cai thuốc. Khi Bê cai thuốc rồi thì mức Cholesterol tốt có thể cải thiện khoảng 10%. WebMD khuyên là nên tổng hợp nhiều phương cách để cai cho hữu hiệu. Nên bàn với bác sĩ của mình. Kinh nghiệm cá nhân của Đệ là phải cai hai, ba lần rồi mới thành công. À, trong kế hoạch cai của mình nên tìm sự hỗ trợ của Nửa Kia và con cháu.
21. Trị Cholesterol:Thể dục
Nếu Bê mạnh khỏe như không hoạt động nhiều, bắt đầu một chương trình thể dục hiếu khí (aerobic exercise) có thể tăng Cholesterol tốt khoảng 5%. Thể dục thường xuyên cũng góp phần hạ Cholesterol xấu. Chọn những loại thể dục làm tăng nhịp tim (trong lúc tập) như chạy, bơi, đi bộ nhanh (walking briskly) và nhắm chừng ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Không cần 30 phút liên tục; có thể chia ra hai lần mỗi lần 15 phút cũng được. Vấn đề tập thể dục là đề tài còn nhiều tranh cãi nên xin không đi vào chi tiết ở đây. Tóm lại, là có tập thì tốt hơn không tập. Tập đều đặn là tốt hơn tập thật nhiều trong hai ba tuần rồi bỏ.

Kết của bài này là chúng ta CÓ thể làm tốt việc giảm Cholesterol xấu và việc tăng Cholesterol tốt mà chưa cần nhờ đến thuốc. Chúc các Bê "tìm" được nhiều sức khỏe trong sinh hoạt hằng ngày.

Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Có Bê hỏi "Thế, đi casino kéo máy có tính là "ếch xẹt sai" không? Đôi khi kéo máy nhịp tim cũng tăng cao lắm!" Dạ, Đệ xin trả lời là kéo slot machine không phải là hình thức tập thể dục đâu!!!

Phụ chú:
A. WebMD -- Cholesterol 101 slideshow
B. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Cholesterol 101 và vài hiểu lầm -- Phần II.

Thân chào các Bê 60*,
Trước hết xin các Bê ghi nhận nơi đây là Đệ chỉ viết với mục đích kích thích sự tò mò của quý vị. Đúng hay sai, kiến thức này có thể dùng được hay không, hoàn toàn là trách nhiệm của người đọc. Xin các Bê bàn thảo với bác sĩ của mình trước khi dùng bất cứ tin tức, tài liệu, hoặc những bài như thế này. Chúng ta vẫn thường nghe câu "ranh" ngôn: "Đọc sách mà tin sách thì thà là đừng đọc còn hơn". Câu này không phải bảo chúng ta đừng đọc sách. Chỉ khuyên là nên đọc rồi tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác rồi tự mình đi đến kết luận; chứ đừng cả tin vào một nguồn, đặc biệt là thời buổi Internet, ai muốn viết gì thì viết!

Bài này xin đề cập đến các nguồn có Cholesterol (mục 9, 10 và 11)
9. Cholesterol trong thực phẩm
Thức ăn giàu Choleterol như trứng (gà), tôm và tôm càng (lobsters) không còn hoàn toàn bị cấm đoán tuyệt đối như trước đây nữa. Nghiên cứu gần đây cho thấy Cholesterol mà ta hấp thu từ thức ăn chỉ có một vai trò nhỏ trong việc ảnh hường đến các chỉ số Cholesterol trong máu chúng ta. Có một số it người "nhạy cảm" (responders) thì các chỉ số Cholesterol trong máu tăng đột biến sau khi ăn (nhiều) trứng. Nhưng với đa số chúng ta thì lượng chất béo bão hòa và béo chuyển (saturated fat and trans fats) là đáng quan tâm hơn là thức ăn chứa Cholesterol. Lượng Cholesterol hằng ngày cho người mạnh khỏe là 300mg và cho người được bác sĩ xác định là cần coi chừng sức khỏe (vì dễ bị bệnh tim chẳng hạn) là 200mg. Một quả trứng chỉ chứa khoảng 186mg Cholesterol nên ăn một quả trứng mỗi ngày thì không đến nỗi nào (nhất là người khỏe mạnh); hơn nữa nên nhớ là 186mg này không phải là vào máu mình cả và trứng còn chứa rất nhiều chất bổ dưỡng khác nên kiêng trứng tuyệt đối vì sợ Cholesterol là hơn quá kỹ. Nhưng Bê phải tự mình quyết định cho sức khỏe của mình chứ đừng lấy cớ là Đệ viết thế này rồi mỗi ngày tộng cho vài quả trứng, thì lại cũng không nên. À có người bảo tại hạ là đừng ăn gân bò (beef tendon) vì Cholesterol rất cao! Dạ, Đệ rất ức nếu bị cấm ăn gân nên mới tìm hiểu thì khoa học xác định là gân bò KHÔNG có Cholesterol. Có thể là miếng gân còn dính miếng mỡ thì Bê phải cẩn thận thôi.
10. Cholesterol và lý lịch gia đình.
Cholesterol đến từ hai nguồn: từ chính cơ thể sản xuất và từ thức ăn. Và cả hai nguồn đều cần kiểm soát. Nguồn từ thức ăn là dễ kiềm soát nên thường bị chú ý nhiều hơn (xem mục 9 ở trên). Về di truyền thì có một số người thừa hưởng gien từ cha mẹ, ông bà nên cơ thể sản xuất nhiều Cholesterol hơn mức cơ thể cần. Còn những người khác (không có gien di truyền) thì Cholesterol cao là do thức ăn đặc biệt là chất béo bão hòa và cholesterol từ thức ăn có nguồn gốc động vật ( Saturated fat and cholesterol occur in animal-based foods) như thịt, trứng, sữa, tôm, lobster. Xin mở ngoặc ở đây là những thực phẩm gốc thực vật mà quảng cáo là 0g Cholesterol là chuyện tiếu lâm vì thực vật không có Cholesterol nên zero là phải rồi!!!
11. Điều gì làm tăng nguy cơ?
Nhiều yếu tố làm tăng mức Cholesterol hơn bình thường:
    - Chế độ dinh dưỡng có nhiều mỡ (nhất là mỡ hại) và Cholesterol
    - Di truyền từ gia đình
    - Chứng béo phì (obese)
    - Cơ thể "trưởng thành" hơn. Cái này nói trắng ra là đến tuổi già thì cơ thể ta có khuynh hướng "ăn nên, làm ra", dễ béo phì.

Xin hẹn lần sau sẽ nói về cách kiểm soát; nhưng trong thời gian hiện tại chúc các Bê ăn được ngủ được và để ý đến mức Cholesterol của mình.

Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê nào đi khám bác sĩ và được cho biết là mức Cholesterol là tuyệt vời thì mới là lạ!

Phụ chú:
A. WebMD -- Cholesterol 101 slideshow
B. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Khác biệt giữa Khoe và Nổ

Chào các Bê*,
Hôm nay Đệ xin tản mạn về sự khác biệt giữa khoe và nổ. Cứ như thông lệ, xin giáo đầu với "disclaimer" như ri: "Viết là viết chơi thôi! Viết nhăng cho đầu óc khỏi mụ đi. Bạn đọc thích thì đọc và chia sẻ với bạn bè; còn không thích thì... phượt đi chỗ khác!"

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Trước hết, ta phải định nghĩa "Khoe" và "Nổ". Trong bài này, "khoe" được giới hạn trong lời nói nên thí dụ mặc đồ hở hang (khoe thân thể) hay cứ quơ bàn tay (khoe nhẫn kim cương) thì không kể. Vậy dùng lời nói để khoe là khoe cái gì? Các bà thì khoe chồng, khoe con, khoe cháu, khoe giàu, khoe sang, khoe chức tước, khoe lịch lãm, khoe bằng cấp, khoe quen biết, khoe khéo tay, khoe nấu ăn... Nói chung là cái gì khoe được là... khoe tất! Còn các ông thì sao? Cứ đổi chữ "bà" thành chữ "ông" trong câu trước thì mình biết quý ông thích khoe gì. À, các ông còn thích khoe xe và khoe sức mạnh nữa nghe!
Khoe thường là từ người "có cái gì" đó để khoe. Người khoe thường rất hăng say khi khoe về mình, về gia đình mình. Người bị nghe thường không thích nghe lắm trừ trường hợp họ nghe là để chờ cơ hội người đang khoe ngưng (để lấy hơi) thì mình "cướp diễn đàn" và trở thành người khoe (thay vì người nghe). Tự nó, hành động khoe, không xấu là bởi vì ai chẳng "tốt khoe, xấu che". Người nghe cũng có khi thích nghe người khác khoe là bởi vì mình có thể biết về người đang khoe nhiều hơn. "Năng nói, năng lỗi", phải không các Bê? Có khi nghe bạn khoe rồi về nhà bắt "Nửa Kia" đi mua cho bằng chị bằng em (dạ cũng có khi "bằng anh bằng em") mới chịu! Như vậy "thể thao" khoe là rất tốt để kích thích kinh tế thương mại. Khoe không chỉ là môn thể thao lành mạnh mà thường khi là một nhu cầu thiết yếu trong những buổi họp mặt trường cũ: bao nhiêu năm bạn ta không biết gì về ta thì cái "reunion" này là dịp để cho bạn ta... biết mặt. Dạ thưa Bê Hay Khoe, ai cũng nhận đầy đủ các "posts" của Bê Hay Khoe trên Facebook rồi!
Thế "nổ" là gì? Khác với "khoe", à?
Dạ, rất khác: "khoe" là phô trương cái mình có (I have...), cái mình là (I am...); trong khi "nổ" là phô trương cái mình không có hoặc có ít mà nói thành nhiều hoặc cái mình có, mình là trong quá khứ (Hồi tao còn làm..., tao đã từng...). Bởi thế nên nhiều người bị tiếng oan là "hay nổ" trong khi họ chỉ có cái tội là trộn lẫn khoe và nổ mà người nghe tưởng là người này chỉ có nổ chứ chẳng có gì cả và chẳng là gì cả. Cái chết của người nổ là người nghe sẽ không còn tin những cái khoe chính đáng của người này nữa!!! "Một điều không tin thì vạn sự không tin".
Thí dụ như ngài Al Gore: nếu ngài Gore nói là "tôi đã từng là phó Tổng Thống của nước Mỹ" thì đây là lời khoe vì ngài Gore là phó Tổng Thống thật. Nhưng nếu ngài Gore tuyên bố là: "Tôi chính là cha đẻ của Internet" thì ai cũng phải thấy là ngài nổ!!! Cái nổ này là... banh càng luôn, đó nghe! Hơn đứt người mình, nghe!
Bê sẽ hỏi: "Điểm" của bài này là gì?
What is my point? Dạ, Đệ chỉ nhỏ nhẹ khuyên Bê hai điều:   
   1. Khoe không có xấu! Chỉ giống như mọi thứ khác. Nghe nhiều quá thì đâm ra ghen ghét và nghi ngờ. Người khéo khoe là người khoe một cách kín đáo. Đã khoe với người A điều gì thì xin nhớ để lần tới gặp lại người A thì đừng khoe chuyện đã khoe rồi. Khoe lần thứ hai, thứ ba thường có tác dụng ngược. Hơn nữa, đã biết là mình có nhu cầu khoe thì cũng phải biết người khác cũng có nhu cầu khoe; nên thỉnh thoảng cũng phải lịch sự "nhường sân" cho người kia nói.
  2. Nổ thì hơi xấu nhưng không nổ thì thường buổi nói chuyện không vui bằng những khi có (tiếng) nổ. Đã nổ thì xin nổ "bạo" để ngay cả những người cả tin cũng biết mình nổ thì vô hại mà vui. Nổ mà quá gần với khoe (nhằm mục đích lừa người) thì thật xấu và xin đừng làm vậy; bởi vì chóng hay chầy gì người ta cũng biết sự thật. Hơn nữa người nổ "giỏi" lúc nào cũng phải cảnh giác là có một số người nổ thì không giám nhưng lại hay cung cấp thuốc nổ cho người khác. Loại người này cũng cần thiết cho những buổi trà dư tửu hậu, nhưng khi nổ coi chừng chính mình bị banh xác!

Tóm lại, khoe ở mức độ vừa phải và kín đáo là một nghệ thuật, là một thể thao lành mạnh. Nổ thì nên nổ dòn tan (như pháo Tết) chứ đừng nổ như tạc đạn để lừa người.

Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các Bê mà khoe thì khoe ngày khoe đêm cũng không hết chuyện... để khoe (nhất là bây giờ hay quên nên cứ khoe đi khoe lại những chuyện đã khoe nhiều lần rồi).

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Tản mạn về điện thư (email) - Phần I

Thân chào các Bê,
Hôm nay Đệ xin đề cập đến một đề tài hơi tế nhị nên thành thật xin lỗi trước nếu đề tài này làm quý vị phật lòng. Cuộc sống hiện tại vào thế kỷ 21 với phương tiện điện toán quá phổ cập đã mang lại bao nhiêu tiện ích nhưng đồng thời cũng gây nhiều phiền nhiễu và có thể cả nhiều buồn phiền!
Hôm nay, xin được viết về những phiền não của thư điện tử (điện thư, email).
1. Chuỗi thư về một đề tài.
Không biết phải dùng chữ gì để diễn tả về khái niệm "mail thread" nên cứ tạm gọi là "chuỗi thư". Khi một người viết (sender) gởi một email cho nhiều người (multiple recipients) thì là khởi đầu cho một chuỗi thư (hay tệ hơn nữa: nhiều chuỗi thư) khi người nhận bắt đầu đáp trả (reply); đặc biệt là khi đáp trả bằng cách "reply all" (hoàn thư được gởi ngược lại người viết và những người nhận khác). Các Bê cũng tưởng tượng hoặc từng trải qua hiện tượng "rối loạn điện thư" vì đề tài đầu có thể bị chìm ngập (drown) trong những phản bác và những đề tài phụ. Thí dụ như người viết bắt đầu với đề tài đầu tiên để nói về vấn đề A nhưng vì trong email có vài câu không hợp ý người nhận nên phản biện không phải là vấn đề A mà là những nhận xét và phê bình về những câu mình không thích; đôi khi chẳng ăn nhập gì với vấn đề A. Hiện tượng này không mới vì chúng ta thường thấy trong những cuộc đấu khẩu mà không có người điều hợp tốt (good moderator). Cái mới là thay vì nói thì trong chuỗi thư người tham dự muốn phản biện, phản bác, hoặc đưa ra đề tài mới mà không ai ngăn cản nổi!!! Một đề tài nguyên thủy trở thành một mớ hổ lốn trong vòng vài tiếng đồng hồ! Làm sao tránh tình trạng này?
Đệ xin nêu ra hai cách để tránh tình trạng này:
   A. Xin đừng dùng email gởi cho nhiều người để bàn thảo về một đề tài. Có lẽ là bàn thảo nhóm (group chat) là phương cách thích hợp hơn để bàn thảo một đề tài đơn giản. Còn đề tài không đơn giản thì chắc có lẽ cần một diễn đàn (forum). Các Bê nhớ cho rằng điện thư thì vẫn là thư. Có nghĩa là những tất cả những nghi thức định đặt cho cách viết thư (etiquette about letter writing) cũng vẫn cần áp dụng cho email.
   B. Người nhận email nên tự chế để chỉ bàn về đề tài nguyên thủy do người gởi thư đầu (original sender) đặt ra. Nếu muốn nói về vấn đề khác thì hãy mở một chuỗi thư mới với nhan đề khác (different subject title).

2. Một vấn đề khác là trả lời với lịch sử của những trao đổi trước (reply with history). Đa số dịch vụ điện thư đều hoạch định sẵn là khi người nhận muốn hồi âm thì máy tính tự động chép lại lịch sử của những trao đổi trước ở cuối thư mới. Điện thư cho công việc (business email) rất cần thuộc tính này vì người đọc có thể nắm được trọn vẹn những trao đổi trước đó mà không phải tìm kiếm trong các thư cũ. Tiện ích là thế nhưng nếu chuỗi thư (như đã nói ở trên) trở thành "ngoài tầm kiểm soát" (uncontrolable and/or out of control) thì reply with history làm mỗi thư hồi đáp trở thành quá dài và lập đi lập lại. Người nhận phải đào bới trong mớ hổ lốn đó và phải suy luận khi đọc để tái lập tiến trình trước sau của những hồi âm. Hơn nữa không phải ai cũng có máy xịn và đường giây Internet xịn để tải những hồi âm lập đi lập lại này. Thật là phiền một cách không cần thiết. Làm sao tránh tình trạng này?
Đệ xin nêu ra hai cách để tránh tình trạng này:
   A. Nếu Bê biết cách để định đặt sẵn thuộc tính reply with history thì nên chỉnh sửa định đặt sẵn (default settings) này thành "reply" chứ không phải "reply with history". Còn nếu Bê không biết cách chỉnh sửa thì sao? Thì ai chả có con cháu lúc nào cũng muốn "lấy le" với ông bà, cha mẹ. Nhờ chúng là xong; nhất là chuyện liên quan tới computer.
  B. Nếu Bê không muốn chỉnh sửa như trên thì cứ mỗi lần bắt đầu hồi đáp mà thấy có chữ sẵn (history) thì xin xóa nó đi trước khi đánh hồi đáp. Làm sao xóa? Bê cứ nói với con cháu là Bê muốn "delete the history" thì tụi nó sẽ làm cho coi một lần rồi sau đó cứ thế mà làm.

3. Dùng email như phương tiện loan tải tuyên truyền hoặc thông báo (broadcasting). Chắc ai cũng đã từng nhận được những điện thư mà danh sách gởi (distribution list) là cả trăm người sau đó người nhận thấy "hay" nên chuyển (forwarding) tới cả trăm người bạn của mình. Broadcasting, tự nó, không phải là xấu vì phương tiện này là cách truyền tin cho mọi người cùng một lượt rất nhanh chóng. Nhưng, xử dụng không khéo thì chẳng mấy chốc mà thơ đầu tiên gởi ra (với một đề tài nhất định) sẽ không còn ý nghĩa gì cho những người "bị" có tên trong danh sách chuyển của những người sau. Làm sao tránh tình trạng này?
Đệ xin nêu ra hai cách để tránh tình trạng này:
   A. Nếu Bê nhận được thư gởi cho một nhóm (trong đó có cả Bê; dĩ nhiên rồi nếu không thì đâu có nhận được thư này!) thì xin đừng chuyển tới (forwarding) cho các bạn bè khác. Nếu thấy là tin tức này có một số người (không có trong danh sách) cũng cần biết thì xin gởi một thơ hồi đáp cho người gởi đầu tiên để hỏi ý kiến xem họ có muốn gởi tin tức đó cho những người mình đề nghị. Đây là cách tỏ sự tôn trọng với người gởi đầu tiên.
  B. Người gởi dùng một "group ID" (địa chỉ nhóm), thí dụ như TrungVit64@gmail.com để gởi thư cho những người bạn cũ từ trường Trứng Vịt vào đệ thất năm 1964. Người nhận có thể hồi đáp về TrungVit64@gmail.com mà không biết những ai sẽ được nhận. Bê nên cẩn thận để tránh mất lòng những người trong danh sách. Tỉ dụ, trời xui đất khiến mà mình nhớ đến Mai (tạ) nên trong thơ hồi đáp mình lại viết "Trời ơi! Mấy chục năm rồi vẫn còn nhớ mụ béo Mai Tạ. Không biết bây giờ mụ ở đâu?" Thơ hồi đáp về TrungVit64@@gmail.com mà không biết rằng Mai có trong danh sách TrungVit64@gmail.com! Dĩ nhiên là dù Mai bây giờ là Mai (liễu) rồi nhưng không giận sao được! Group ID rất tiện nếu có người chủ quản giỏi (good administrator). Danh sách những tên trong group id cũng cần được cập nhật để duy trì tính chính xác.

Tản mạn về email thì không phải một bài mà xong được! Tản mạn về điện thư (email) - Phần II xin nói về tính bảo mật của nội dung điện thư cá nhân (email content confidentiality/privacy) và sự khác biệt giữa emailing và blogging (điện thư và [nhật] ký). Bê nào không biết sự khác biệt giữa danh sách to: bc:bcc: thì xin chờ xem phần II. Tuần tới? Hay là mình trở lại vấn đề hưu trí?


Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Các  Bê mặc dầu còn tương đối trẻ (mới sáu mấy chứ mấy!) nhưng cứ mở hộp thư là bị "tràn ngập biển người với các chuỗi thư thì thật là bối rối! Mắt đã kém mà đọc mấy mớ rối bời này thì thật khổ thân trẻ (mới trên 60 nên chưa nhận già)!

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Khai hưu: độc chiêu

Thân chào các Bê 60*,
Hôm nay, Đệ xin viết tiếp về các chiêu mà Laurence Kotlikoff đã liệt kê chi tiết trong mục "Hỏi Larry" của PBS.org (phụ chú C). Mục đích của tại hạ viết nhăng ở đây là để kích thích sự tò mò của quý vị với mục đích tham khảo. Xin quý vị đọc bản nguyên văn của giáo sư Kotlikoff ở đường dẫn cuối bài trước khi quyết định việc hưu trí của quý vị. Có lười thì xin nhờ con cháu nó đọc dùm. Sau này có chửi thì lôi nó ra chứ đừng chửi tại hạ. Bài này xin bàn về một độc chiêu chỉ có thể áp dụng trong hoàn cảnh thật đặc biệt.
Dạ, dạ, Đệ xin vào đề...

Độc Chiêu:
Chiêu này chỉ có thể áp dụng cho Bê nào có những điều kiện sau đây:
1. Trong quá khứ lập gia đình trên 10 năm
2. Sau đó ly dị
3. Tái hôn sau năm 60 tuổi
4. Ly dị lần thứ hai (thật hoặc giả).

Đây là chiêu độc mà không ai muốn mình rơi vào hoàn cảnh này nhưng... đời vẫn có nhiều trắc trở! Xin các Bê đọc lại điều VI trong bài Mười Điều Cần Biết về An Sinh Xã Hội -- Hoa Kỳ -- Phần II (cuối) để rõ về chuyện ASXH và ly dị.

Heidi Doolittle ở Birnamwood, Wisconsin hỏi Larry Kotlikoff về vấn đề này và ông ta trả lời như sau:

Heidi Doolittle — Birnamwood, Wis.: If two people were married for 12 years, then got divorced and married other people, can the exes each collect Social Security benefits on their first spouses, even though they are married to other people now?

Larry Kotlikoff: No. You can’t collect a spousal benefit on an ex if you are married. But the answer changes to “yes” if you get divorced. Then you can both potentially collect spousal benefits on your first spouse’s earnings records.
This raises the possibility, which I’ve mentioned before: It might actually pay to get divorced, even if you don’t want to, and then live together “in sin.” Social Security doesn’t care about such things. I’m not suggesting this, you understand, just pointing out the sometimes perverse incentives in the Social Security rules and regulations.

Lược dịch thôi nghe quý vị!!!

Heidi Doolittle — Birnamwood, Wis.: Nếu hai người lấy nhau được 12 năm, nay đã ly dị và tái hôn với người mới, họ có thể lãnh ASXH của người hôn phối cũ không, mặc dầu nay họ đã tái hôn?

Larry Kotlikoff: Không, Bê không thể lãnh ASXH của Bê Quá Khứ (spousal benefit) nếu Bê đã tái hôn. Nhưng câu trả lời là có thể nếu Bê lại ly dị (lần thứ hai)....

Lời bàn:
Như Kotlikoff trả lời ở trên, đối với người phối ngẫu (spouse) thứ hai này, ly dị có thể là thật hay giả. Thật là thật nếu Bê muốn ly dị lần thứ hai và chia tay với Bê Quá Khứ Đệ Nhị. Giả là ly dị trên giấy tờ mà vẫn ở với nhau. Bê sẽ nói: "nếu thế thì làm giấy hôn thú với người thứ hai làm gì? Thích thì ở với nhau còn thì vẫn lãnh ASXH dựa trên Bê Quá Khứ". Dạ, cũng được nhưng ở đây chúng ta không bàn chuyện đạo đức mà chỉ muốn chỉ ra phương cách tối hảo. Cần làm giá thú lần hai chứ! Cuộc hôn nhân lần hai cũng cần được luật pháp bảo vệ! Mà hơn nữa nếu thành tích ASXH của Bê Quá Khứ Đệ Nhị tốt hơn Bê Quá Khứ Đệ Nhất thì nhờ có giá thú (và sau đó ly dị) nên Bê có thể lựa một trong hai quyền lợi ASXH của hai Bê Qúa Khứ (Nhất và Nhị). Thêm là trong trường hợp Bê Quá Khứ Đệ Nhị còn... trẻ thì thành tích ly dị với Bê sẽ giúp Bê Quá Khứ Đệ Nhị lãnh hưu sau này dựa vào thành tích của Bê. Vả lại luật pháp về hôn thú, ngoài vấn đề hưu trí, còn bảo vệ chúng ta về những quyền lợi khác và vấn đề thừa kế sau này...

Để kết bài này, tại hạ xin nhắc lại một lần nữa là chúng ta không bàn về đạo đức ở đây. Chiêu này rất độc và không nên áp dụng một cách cẩu thả, khinh xuất. Mong Bê suy nghĩ thật kỹ và ý thức được hệ quả của những hành động của mình. Đừng đổ thừa cho Đệ nghe! Đổ vừa đủ thì được! Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ.

Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Có Bê... lại độc thân nên đang tìm nơi... náo nhiệt lúc cuối đời!

Phụ chú:
A. 44 chiêu để tối ưu hóa tiền hưu - 44 Social Security 'Secrets' All Baby Boomers and Millions of Current Recipients Need to Know - Revised!  
B. Tiểu sử và thành tích của Laurence Kotlikoff
C. Hỏi Đáp về ly dị và ASXH - Ask Larry.
D. Mười Điều Cần Biết về An Sinh Xã Hội -- Hoa Kỳ -- Phần II (cuối)  

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Bao Bụng và Buffet of Buffets -- Bao Bụng, Bao Luôn Năm Nhà Hàng!

Thân chào các Bê*,

Hôm nay vì phải chuẩn bị cho một chuyến đi chơi xa nên Đệ xin viết nhăng về một đề tài thiết thực (thực đây có hai nghĩa: thực là thật mà thực còn có nghĩa là ăn): nghệ thuật ăn búp phê (buffet) và khái niệm Buffet of Buffets.

Trước hết xin thanh minh thanh nga với các Bê là tại hạ thích ăn chứ không tham ăn. Sự khác biệt quả là rõ ràng: tham ăn là để chỉ người thích ăn đã đi quá giới hạn thông thường của lịch sự và lễ nghĩa. Tham ăn là bất chấp thủ đoạn và Đệ đây xin lên án những hành vi tham ăn. Bài này mặc dầu viết cho người Việt đọc nhưng không có ý ám chỉ người Việt vì vàng, trắng, đen, đỏ gì thì cũng có người này người kia. Nếu bài này viết với tiếng Mỹ thì tại hạ cũng sẽ giữ nguyên nội dung mà không thay đổi gì.

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Theo định nghĩa thì Buffet được dùng để chỉ một lối ăn bao bụng mà người ăn trả một khoảng tiền nhất định cho một nhà hàng có bán buffet; người ăn sẽ được chọn nhiều món ăn đã được nấu và đựng trong tô, dĩa, hay khay để trên các bàn buffet (buffet islands; ốc đảo búp phê?). Số món ăn thường là nhiều chục món. Có nhà hàng còn bảo đảm là luôn luôn có 500 món để khách ăn chọn lựa (Bucchanal, Las Vegas). Thông thường thì thức ăn gồm nhiều thể loại: món ăn mở màn (appetizers), món canh hoặc soup, các món rau (salads), món thịt gà/heo/bò, món cá, món tôm, món sò, các món sushi (có khi cả sashimi; lát cá/mực sống), trái cây và bánh ngọt/kem (desserts). Có nơi còn có phần đặc sắc gọi là "Mongolian Grill" (Nướng đồ ăn kiểu Mông Cổ), khách ăn chọn đồ ăn vào trong một tô gỗ thêm gia vị rồi đưa cho thợ nấu trên lò hoặc vỉ sắt (metal grill). Thịt, tôm và rau quả nấu kiểu này thì bảo đảm là tươi nhưng phải chờ... Nhà hàng nào muốn chiêu dụ khách thì có thể cống hiến thêm đặc sản mắc tiền như lobsters (không biết con lóp sì tơ này tiếng Việt gọi là con gì?), sâm banh (Champagne) hoặc có thể cả trứng cá caviar!

Mười điều không làm: (Dạ thưa các Bê, Đệ không dám "dậy khôn" ai hết nhưng "ta" (kể cả Đệ đây) có nhiều thói quen rất cần thiết trong thời chiến nhưng nếu mình không để ý thì mình lại thi thố chúng ở thời bình và trong môi trường cần sự lịch lãm và thể diện!)
1. Đến nhà hàng buffet cận giờ đóng cửa. Lý do thì đã hiển nhiên là không có đồ ăn mới trong một tiếng đồng hồ trước khi đóng cửa. Có khi nhà hàng nại cớ hết đồ ăn... nhưng không bớt tiền! Còn bắt họ phải nấu thêm thì thường là mình thua. Hoặc giả như mình thắng, nhà hàng bắt đầu bếp nấu thêm thì không biết ngài đầu bếp sẽ cho thêm... gia vị gì vào thức ăn vì tức bực. Đệ có một tôn chỉ là "Đi nhà hàng, không bao giờ làm đầu bếp giận!"
2. Không ăn quá sức bao tử mình có thể chịu đựng được. Nên nhớ là bao tử cần một khoảng không gian giãn nở để làm việc; nhét đồ ăn vào nhiều quá, bao tử sẽ căng cứng và không làm việc được. Điều quan trọng là đừng tiếp tục ăn cho tới khi bao tử báo lên não là bụng đã căng cứng. Đợi đến lúc đó thì đã quá trễ. Khoa học đã khẳng định là não của chúng ta chỉ nhận được tin xấu từ bao tử khi sự việc đã rồi. Chắc chắn nhất là mình luôn lượng định số thức ăn mà mình tiêu thụ đã gấp hai hoặc ba lần số thức ăn thường ngày mình tiêu thụ để no chưa. Gấp mấy lần còn là câu hỏi mà chỉ có chính mình trả lời được. Đừng có đổ cho tại hạ là tại hạ nói người ta có thể ăn gấp ba lần số thức ăn bình thường hàng ngày. Con người, dù thích ăn, cũng chỉ nên ăn ở mức mà cơ thể mình chịu được. ĐỪNG tham và ĐỪNG tiếc tiền!!! Ăn là hưởng thụ chứ không ăn để sinh bệnh.
3. Không chen lấn, dành giật với người khác. Khó coi và bất lịch sự! Dù người khác có làm vậy thì chúng ta cũng không nên nại cớ là người ta làm thì mình cũng làm.
4. Không dùng ngôn ngữ mà đa số khách ăn không hiểu để trao đổi tin tức và chiến thuật, chiến lược ăn của nhóm mình.
5. Không nói chuyện quá lớn dù là nói ngôn ngữ người bản xứ.
6. Không lấy thức ăn dùm người khác vì nhiều khi mình tưởng bạn mình muốn ăn; lấy cho nhiều về bàn thì chẳng ai thèm ngó tới! Thế là mình phải ăn món đó nhiều hơn dự tính. Bụng đâu mà chứa những món ngon khác.
7. Không vội vã. Nhất là chạy về bàn với thức ăn trên tay. Đây là vấn đề an toàn (safety) cho mình và cho người khác. Hơn nữa vội vã vì thức ăn thì mất thể diện quá.
8. Không ăn nhiều món chiên, món nướng với nhiều dầu mỡ. Mau ngán và bỏ qua cơ hội ăn những món khác.
9. Không uống nước ngọt mặc dầu nước cần cho buổi buffet. Nước đã có sẵn trong canh và soup nên không cần nước ngọt mà lại không ngốn quá nhiều đường.
10. Không ăn món có nhiều bột. Bánh mì, pasta, khoai, vân vân là chỉ lấy rất ít để thưởng thức chứ không cần nhiều để no.
11. Tránh chất ngọt, chất béo. Nếu các Bê đã "gìn vàng giữ ngọc" được phần đầu và các món chính (main courses) thì xin giữ luôn ở phần tráng miệng (desserts). Xin... người hãy nhớ là nhiều trái cây rất ngọt vì nhà hàng rưới nước đường vào trái cây chứ không phải ngọt tự nhiên đâu! Ngay cả khi nếu là trái cây ngọt tự nhiên thì xin cũng hạn chế vì mặc dầu là đường trong trái cây là đường tự nhiên (không phải là processed sugar) nhưng cũng là đường, nghe quý vị. Còn bánh ngọt? Chúa ơi! Sinh con ra làm chi mà còn sinh ra những cái bánh ngọt? Đường, sô cô la (chocolat), bơ và sữa trong bánh ngọt nhiều vô số kể! Các Bê phải cẩn thận! Không cứ gì người mập, bất cứ ai mà... nhậu bơ, sữa, đường, sô cô la (quên muối cũng nhiều trong bánh ngọt) thì cũng sẽ lãnh hậu quả không tốt. Nhưng nên nếm thử các bánh ngọt chỗ khác không có hoặc khó làm. Chỉ nếm một lượng nhỏ để thưởng thức thôi, nhe!

Điều nên làm:
1. Vào nhà hàng buffet, trước tiên xin đi rửa tay vì mình sẽ phải dùng cả ngón tay lẫn muỗng nĩa, dao và đũa.
2. Sau đó, xin tự mình đi một vòng khắp nơi để quan sát và ghi nhớ món gì (ngon) và để ở đâu. Lượng định xem mình có thể ăn hết những món mình chấm không.
3. Mỗi khi đi lấy thức ăn chọn chén/dĩa nhỏ nhất có thể. Mỗi chén/dĩa chỉ đựng MỘT món. Mặc dầu mất công đi lấy nhiều lần, nhưng đi nhiều trong nhà hàng buffet là cách vận động thể dục rất tốt và tạo thời gian cho thức ăn kịp tiêu hóa.
4. Tính sao cho mình thưởng thức đủ mọi thể loại thức ăn nhà hàng cống hiến. Từ canh/soup, salads, thịt, cá, rau quả, cho tới tráng miệng. Luôn dặn lòng là để bụng ăn món chính và món ngon. Ưu tiên cho món đắt tiền và món đặc biệt (chỗ khác không có). Nhớ tới những không số 8, số 9 và số 10 ở trên.
5. Cầm muỗng chung tại chỗ để đồ ăn (ai cũng cầm vào các muỗng này) bằng tay phải thì khi bốc đồ ăn cho vào miệng mình thì xin bốc bằng tay trái! Nguyên tắc này, Đệ học từ người bạn đã lâu mà bây giờ nhiều khi háu ăn vẫn còn có khi... quên! Thỉnh thoảng, ngưng ăn vào thăm nhà vệ sinh (restroom) để giải thoát phần nào cho bao tử và để rửa tay cũng là thói quen rất tốt.
6. Xin "bo" (pour boire; tips) cho những người hầu bàn, quý vị ơi!


Mười một điều không và sáu điều nên làm ở trên sẽ giúp các Bê thưởng thức được tất cả các thức ăn trong niềm hạnh phúc của chính mình và những người khác (kể cả nhân viên nhà hàng). Trước khi bước qua khái niệm Buffet of Buffets, Đệ xin đề cập tới một cái không nữa mà thật đáng tiếc là có người đã làm để bị bắt quả tang tại chỗ, chuyện đã xảy ra nhiều năm trước nhưng vẫn còn nghe nhắc tới: xin đừng dấu đồ ăn trong túi sắc để mang về!!! Ngay cả khi cầm một cây kem trên đường đi ra khỏi nhà hàng buffet cũng tạo một ấn tượng xấu cho mọi người chung quanh.

Buffet of Buffets:
Bê nào có dịp đi Las Vegas, Nevada mà lại muốn ăn bao bụng thì một số các sòng bài có cống hiến một loại ăn bao bụng mới: trong vòng 24 giờ, bạn có thể ăn trong năm nhà hàng buffets mà không giới hạn số lần vào ăn. Wow! Ông "Unethical Man" năm 2013 có viết một bài về kinh nghiệm buffet of buffets của ông ta. Bê có thì giờ thì xin đọc qua cho biết. Theo ông ta thì ăn lối này có thể tiết kiệm được cả trăm dollars. Xin Bê nhớ cho rằng mình không biết ông unethical man này có viết cho các nhà hàng không và trong bài ông ta có nói là ông ta là khách hàng sộp (VIP) nên thường không phải xếp hàng đợi chờ.
Nguyên văn quảng cáo cho Buffet of Buffets được cập nhật tháng sáu, 2014. Nhưng các điểm chính là:
 
1. Vé có thể mua tại quầy ở các nhà hàng tham gia vào chương trình này: Flavors ở Harrah's, Paradise Garden Buffet Flamingo, Le Village Buffet Paris, Carnival World Buffet Rio, and Spice Market Buffet Planet Hollywood. Vé là một "wristband" (vòng đeo ở cổ tay) có giá trị 24 tiếng kể từ lúc mua. Vòng này không còn giá trị khi tháo ra khỏi tay (đi tắm cũng đừng tìm cách tháo ra và không chuyển nhượng cho người khác được). Nếu có thẻ Total Rewards thì không cần vòng tay. Thông tin về buffet of buffets được ghi trong thẻ.
2. Mua vé phải trả: $55 cho một người, $50 cho người có thẻ Total Rewards (TR) vào ngày thường. Ngày cuối tuần là $70 ($65 với Total Rewards) cho mỗi người. Lễ thì lại tăng giá, nghe quý vị: $80 ($75 với TR). Nói chung là với thẻ TR thì bớt được $5 chỉ người có thẻ được bớt: người không thẻ phải trả nguyên giá mặc dầu đi chung. Tiền làm thẻ là khoảng $5 hoặc $6, có khách sạn tặng thẻ miễn phí cho người ở trong khách sạn (vẫn phải ghi danh thì phải). TR có nhiều lợi ích khác như đánh bài được điểm, vân vân...
3. Nếu muốn vào Bacchanal Buffet ở Caesars Palace (nơi có 500 món ăn) thì mỗi lần vào đây phải đóng thêm tiền: $15 (ăn sáng), $20 (ăn trưa) và $25 (ăn tối).
4. Nếu muốn vào Village Seafood Buffet ở Rio (nơi có whole lobsters) thì mỗi lần vào đây phải đóng thêm $15. Ghi chú: Rio có hai nhà hàng buffet: Carnival World Buffet ở Rio thì không phải đóng thêm tiền. Village Seafood Buffet ở Rio phải đóng thêm tiền.
5. Trong 24 tiếng, không giới hạn số lần vào các nhà hàng buffet này (trừ Bucchanal và Village Seafood phải đóng thêm tiền mỗi lần vào đây). 
6. Các Bê phải nhớ là nhà hàng thường chỉ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối. Cái "24 giờ phép" của Bê bị mất hết 9 tiếng!!! 
7. Chỉ khách sộp (VIP) mới vào được nhà hàng bằng hàng dành riêng cho VIP (thường là nhanh hơn). Có vé Buffet of Buffets mà không phải VIP thì cũng xếp hàng như thường!
8. Phải vào được nhà hàng TRƯỚC giờ vé hết hạn, có nghĩa là nếu xếp hàng trước giờ hết hạn nhưng vì hàng quá dài thì khi đến cửa mà vé hết hạn thì không được vào.

Nhận xét của "chuyên gia" buffet:
1. Nếu khéo tính thì có thễ ăn đủ năm nhà hàng buffet với giá $50 (ngày thường và có thẻ TR). Vị chi là $10 mỗi nhà hàng. Chuyện này khả thi như trong bài của Unethical Man hoặc như một số bạn trẻ đã thực hành thành công chiến dịch này và đăng hình chứng tích trên Facebook và các mạng xã hội khác.
2. Giá buffet theo nhà hàng, theo loại (sáng, trưa, tối), theo tuổi (người lớn, trẻ em), theo ngày (thường, cuối tuần hay ngày lễ) thì xin các Bê vào trang này (cập nhật tháng 6, 2014). Nếu đằng nào cũng ăn hai ba nhà hàng trong danh sách các nhà hàng tham gia vào chương trình này thì mua Buffet of Buffets có thể là cách tốt để tiết kiệm đặc biệt là nhóm nào có nhiều hạm trưởng.
3. Nên dự tính ăn buffet sáng tại nhà hàng Paris, Las Vegas. Món ăn Pháp khá hợp khẩu vị các Bê. Nhớ đi tìm chỗ đặt bánh Crêpe theo ý muốn (order to your taste).
4. Bê nào có thì giờ thì vào mạng Yelp, TripAdvisor hoặc FourSquare để đọc lời bình của khách ăn. Có nhiều người phê bình rất nặng tay và chê đủ thứ nên Bê cần phải xem những phê bình khác của những người này để biết coi họ có bao giờ khen ai không.

Chúc các Bê nhiều sức khỏe để thưởng thức món ngon của lạ với giá phải chăng của nhà hàng buffet.

Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 thường được con cháu mời đi ăn búp phê (hay bị dắt theo để trông cháu hộ con và dâu rể?).

Phụ chú:
A. The Unethical Man.
B. What is Buffet of Buffets?
C. Las Vegas Buffet Pricing

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Khai hưu: chiêu số 4 và 6.

Thân chào các Bê 60*,

Hôm nay, Đệ xin viết tiếp về các chiêu mà Laurence Kotlikoff đã liệt kê chi tiết trong một bài viết của ông ta cho báo Forbes. Mục đích của tại hạ viết nhăng ở đây là để kích thích sự tò mò của quý vị với mục đích tham khảo. Xin quý vị đọc bản nguyên văn của giáo sư Kotlikoff ở đường dẫn cuối bài trước khi quyết định việc hưu trí của quý vị. Có lười thì xin nhờ con cháu nó đọc dùm. Sau này có chửi thì lôi nó ra chứ đừng chửi tại hạ. Bài này xin bàn về chiêu số 4 và số 6.

Dạ, dạ, Đệ xin vào đề...

Chiêu số 4 -- File and Suspend (Khai và treo):
Nếu Bê và Nửa Kia đều đến tuổi hưu toàn phần thì một người có thể xin ăn theo người kia: Người kia phải khai hưu và lập tức xin "treo" (File and Suspend strategy). Người kia sẽ không lãnh hưu mặc dầu đã khai (vì xin treo) và tiền hưu của người kia sẽ tăng theo số năm xin treo. Tại sao Nửa Kia phải làm vậy? Vì Nửa Kia có khai (file) thì Bê mới xin ăn theo được. Tỉ dụ như vợ chồng Bê đều đến tuổi 66 cùng một lúc. Bê Thấp lãnh PIA là $800. Bê Cao nếu lãnh thì PIA là $2,400. Nên Bê Cao phải khai hưu nhưng treo (File and Suspend) thì Bê Thấp xin ăn theo được 50% PIA của Bê Cao là $2,400 / 2 = $1,200. Nghĩa là mỗi tháng thêm được $400. Trong khi Bê Cao vẫn đi làm và hoãn lãnh hưu nên tiền hưu sau này của Bê Cao sẽ tăng 8% mỗi năm treo không lãnh. Xin xem bài ngày 6 tháng 6 để biết PIA là gì.

Chiêu số 6 -- Start Stop Start (Khai, ngừng và khởi động lại):

Start Stop Start có thể hợp lý với vợ chồng chưa khai hưu hoặc khi tuổi hai vợ chồng cách biệt ở mức mà chiêu số 4 (File and Suspend) không có lợi. Thí dụ, Bê Cao (lương hưu nếu lãnh thì cao hơn Bê Thấp) mới 62 tuổi; còn Bê Thấp đã 66 tuổi. Bê Cao khai hưu (ở tuổi 62) để Bê Thấp khai hưu toàn phần và được hưởng 50% lương hưu của Bê Cao. Bê Thấp lãnh như thế cho đến năm 70 tuổi thì xin chuyển qua lãnh hưu của chính mình. Lương này cao vì tăng khoảng 32% so với lương hưu của Bê Thấp ở tuổi 66. Còn Bê Cao thì sao? Bê Cao sẽ treo (suspend) lương hưu ở tuổi 66 (khi Bê Thấp ở tuổi 70) và chờ 4 năm sau sẽ lãnh lại ở tuổi 70. Khi ấy lương hưu của Bê Cao sẽ khoảng 32% so với lương hưu lãnh những năm 62, 63, 64, 65 tuổi. Xin xem phụ chú "C", để biết rõ điều này (quan trọng ở chỗ 32% tăng là so với tiền lương hưu lãnh năm 62 tuổi). Xin nhắc các Bê là khai hưu năm 62 tuổi (như trường hợp Bê Cao ở đây) thì chỉ lãnh khoảng 70% tiền hưu nếu Bê Cao chờ tới 66 tuổi.

Hai chiêu này rất lợi hại nhưng xin các Bê suy nghĩ thật kỹ cũng như tư vấn với Sở ASXH và với chuyên gia. Tại hạ chỉ viết nhăng ở đây như là một gợi ý cho các Bê là những chiêu này khả thi cho một số trường hợp.

Để kết bài này xin chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ. Tuần sau xin hầu các Bê một bài về nghệ thuật ăn bao bụng (buffet) và khái niệm "Buffet of Buffets".

Chú thích:
Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Bê 60 thường rất băng khoăng về quyết định hưu như thế nào thì có lợi nhất.

Phụ chú:
A. 44 chiêu để tối ưu hóa tiền hưu - 44 Social Security 'Secrets' All Baby Boomers and Millions of Current Recipients Need to Know - Revised!  
B. Tiểu sử và thành tích của Laurence Kotlikoff
C.  Nói rõ thêm về Start Stop Start