Thế kỷ 20 với biết bao phát minh mang lại lợi ích cho nhân loại và sự tiến bộ vượt bực về Y khoa và Công nghệ. Nhân loại đã mang được con người lên Mặt Trăng cũng trong thế kỷ này. Nhưng có lẽ nói tới thế kỷ 20, mà Bê và Đệ được sinh ra, thì ta không khỏi nghĩ tới những chiến tranh khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của triệu triệu người. Bài này không có mục đích phân tích lỗi phải và ai đúng ai sai/ai khùng ai điên. Và Đệ xin minh định mình mãi là con dân lớn lên trong miền Nam và hãnh diện với những đóng góp tích cực của thể chế Việt Nam Cộng Hòa...
Dạ, dạ Đệ xin vào đề....
Giáng Sinh Dưới Giao Thông Hào
Chuyện xảy ra cách đây là hơn 101 năm: Thế chiến thứ nhất giữa phe Trục (Central Powers) và phe Đồng Minh (Allies) bùng nổ năm 1914. Tháng 12 năm 1914, ngay đêm Giáng Sinh (đêm 24 tháng 12 năm 1914) tại chiến tuyến giữa quân Anh và quân Đức (nhằm chận đường tiến quân cùa Đức về thủ đô Paris, Pháp) một hiện tượng tự phát giữa chiến trường mà cho tới ngày nay vẫn còn là một đề tài đáng nghiên cứu trong các lãnh vực quân sự, xã hội học, và cả về "game theory": quân Đức tại mặt trận muốn đình chiến để liên hoan Giáng Sinh và quân Anh đã đồng ý. Bê để ý là Đệ dùng chữ "quân" ở đây để nói lên là "lính" hai bên bầy ra chuyện này trước và sau đó các sỹ quan hai bên không biết làm gì để ngăn cản nên phải thuận theo. Chuyện xảy ra như cơn mê sảng của những người lính đã quá cơ cực trong giao thông hào ngập nước trong mùa Đông giá lạnh, bệnh tật, thương vong và đói khổ. Truyền thống Giáng Sinh lại là truyền thống của cả hai bên: mùa Chúa sinh ra đời mang lại hy vọng và niềm tin cho nhân loại. Lính cả hai bên đều nhận ra thực tế chém giết nhau là cực kỳ quái dị. Hiện tượng lính hai bên nhào lên khỏi giao thông hào và gặp nhau cũng như chia sẻ bia/thuốc lá/bánh ngọt với nhau tại "no man land" (vùng đất giữa giao thông hào của hai bên; thường thì vào vùng này là bị bắn chết) lan ra suốt dọc đường giao thông hào, 27 dặm, do quân Anh đảm nhiệm. Bê muốn đọc chi tiết thì xin vào Christmas in the Trenches, 1914. Như cơn mê sảng là vì chiến tranh tiếp tục sau đó và kéo dài hơn 4 năm. Tình cảm bộc phát đó bị cả hai phe trấn áp và tham vọng chính trị/quân sự của cả hai bên đã mang lại bao tang thương chết chóc mà chúng ta đã biết: World War I Facts for Kids.Phiếm
Không biết nếu mà bà Ngoại (hoặc bà cố Ngoại) của Helene Fischer mà ra chiến tuyến hát Đêm Thánh Vô Cùng năm đó, thì chắc quân Đức đã rã ngũ và Thế chiến thứ nhất có thể đã chấm dứt năm đó, không? Tiếc là chỉ đúng một trăm năm sau điều đó mới xảy ra vào đêm Giáng Sinh Helene Fischer "Heilige Nacht" Một trăm năm quá trễ! Mà nhân loại thì vẫn thưởng thức và thổn thức với Ave Maria và O Holy Night nhưng chém giết nhau thì vẫn là nhân danh... một cái gì đó!Đó là 1914, đến 1972 vì nhu cầu "kết thúc chiến tranh", Tổng Thống Hoa Kỳ, Richard Nixon, ra lệnh ném bom Hà Nội vào ngày 18 tháng 12 (Nixon announces start of “Christmas Bombing” of North Vietnam). Ném bom vào mùa Giáng Sinh? Ông có điên thì cũng điên vừa vừa thôi chứ! (1). Đệ đã từng đêm đêm tỉnh giấc khi nghe tiếng pháo kích vào thủ đô Saigon nên Đệ không bênh gì miền Bắc nhưng về chính trị thì quả là thất nhân tâm khi ném bom vào thủ đô quân địch vào mùa Giáng Sinh.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên người thân và một Giáng Sinh an lành.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Không biết Bê thì sao chứ Đệ vẫn nhớ những cái hang đá trong các nhà Thờ và trường học ở Việt Nam.
(1) Đúng ra thì Đệ muốn dùng chữ "ngu" thay vì chữ "điên".
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét