Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Phẩm Giá - Không Thiếu Một Giây - Không Thừa Một Phút - Cập Nhật I


Thân chào các Bê (*),
Hôm nay xin đề cập tới một đề tài dù chưa cấp thiết với đa số chúng ta nhưng tầm quan trọng thì ngày một tăng cho những người trong tuổi Bê: quyền được ra đi trong phẩm giá (1). 
Đây là một đề tài "không thể nói nhăng được" nhưng nếu Đệ có lỡ lời thì cũng chỉ vì khả năng diễn đạt của mình... còn kém cỏi chứ đề tài này thì Bê vẫn phải lưu tâm tới.
Chuyện không còn là chuyện của các nước tiên tiến, rảnh rỗi, "phú quý sinh lễ nghĩa" nữa mà là chuyện của con người trong giai đoạn cuối đời. Chuyện cô giáo ở Long An, Việt Nam là một thí dụ cho thấy sự cấp thiết của vấn đề (phụ chú C).

Dạ, dạ Đệ xin vào đề...

Y khoa, ngày nay, đã tiến triển với tốc độ siêu nhanh từ trong thế kỷ 20 và sẽ tiến nhanh hơn nữa trong thế kỷ 21. Đã hẳn đây là tin vui cho nhân loại; nhưng với một số người già thì vừa vui mà cũng vừa lo. Vui là y khoa sẽ cứu chữa được rất nhiều người trong tình trạng bệnh tật ngặt nghèo. Lo là vì biết kiến thức và khả năng của con người luôn còn giới hạn trong lãnh vực duy trì sự sống; đặc biệt là sự sống với phẩm chất/phẩm hạnh.

Sẽ ra sao nếu y khoa có thể kềm cái chết (để cái chết đến chậm hơn) nhưng chưa  bảo đảm được cái sống (cho ra sống)? Quá nhiều bệnh nhân được cứu sống nhưng sống đây chỉ có nghĩa duy nhất là còn thở. Nằm đó mà thoi thóp thở thì có khi ra đi là đỡ khổ cho cả người bệnh lẫn thân nhân.

Năm 2004, truyền hình Fox Network, tại Hoa Kỳ, bắt đầu phim truyền hình House, M.D. Và ngay strong hồi một, nhân vật chính, Bác Sĩ Gregory House đã nói một câu thật sâu sắc nhưng gây nhiều tranh luận sau đó: "Our bodies break down, sometimes when we're 90, sometimes before we're even born, but it always happens and there's never any dignity in it. I don't care if you can walk, see, wipe your own ass. It's always ugly. Always. You can live with dignity, we can't die with it." (phụ chú D). Cái chết nào với bệnh nan y, theo House, thì cũng luôn luôn là xấu xí, là mất phẩm giá, là sống không ra sống, là sống mà còn tệ hơn chết. Chắc hẳn là trong đời mình,  Bê đã chứng kiến những trường hợp như thế này và chúng ta "thường" là đồng ý với lời nhận định của nhân vật hư cấu này (vì người thật thì nghĩ như vậy nhưng không dám nói ra). Bác Sỹ House đã nói lên sự thật đó và nhân loại sẽ phải làm sao?

Câu trả lời dường như cần hai phần: một mặt thì nỗ lực để đẩy lùi bệnh tật và một mặt phải công nhận giới hạn của thân xác này. Phần hai này kêu gọi chính quyền sở tại hãy nghĩ và hợp pháp hóa quyền được ra đi với phẩm giá

  • Tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ đã có luật "Death with Dignity Act" như để thỏa nguyện nhu cầu có thật này (phụ chú B). Và một số tiểu bang khác cũng đã có luật tương tự (phụ chú E). 
  • Canada thì cũng sắp ban hành luật Trợ Tử (phụ chú F). 
  • Hà Lan, Luxembourg, và Bỉ cũng có luật tương tự. 
Mỗi nơi có luật trợ tử thì chi tiết lại khác nhau nên bài này Đệ xin không bàn vào chi tiết và luật có thể thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, đa số các tiểu bang ở Hoa Kỳ vẫn còn luật cấm đoán người dân tự quyết định vận mạng của mình trong trường hợp không thể tự kết liễu đời mình (có nghĩa là muốn chết, cần chết nhưng cần sự trợ giúp của người nhà và của Bác Sỹ). Cấm có nghĩa là đặt người (hoặc bệnh viện) trợ tử cho bệnh nhân vào thế phạm pháp nếu ra tay giúp đỡ. Luật lệ này thường dựa vào lý do tôn giáo, văn hóa (và thậm chí hủ tục, dị đoan) nên thật khó khăn để đem ra bàn cãi một cách nhân bản và phi định kiến. 
Vấn đề trở thành rất phức tạp vì con người không phải lúc nào cũng thuần lý; vả lại, câu hỏi mà chẳng có câu trả lời chính xác để mọi người đồng thuận là: “mạng sống này do đâu mà có?
  • Nếu nói là Thượng Đế ban cho mạng sống thì đương nhiên là con người không thể tự kết liễu đời mình.
  • Nếu nói là mạng sống này là máu thịt, là xương do cha mẹ mang nặng đẻ đau mà ra thì đã hẳn là mình không tự quyết được rồi.
  • Nếu nói là cuộc đời tôi, tôi có toàn quyền thì sẽ không tránh được sự lên án của người đời (và cả pháp luật).
Chuyện dài về hoạt động cũng như chủ trương của Bác Sỹ Kevorkian về trợ tử, để con người ra đi trong với phẩm giá, cho thấy là vấn đề quá lớn để xã hội và cá nhân đồng thuận trong quá khứ, hiện tại, và có thể vẫn là tranh  cãi trong tương lai. 
Một trường hợp phức tạp và gây xôn xao tại Hoa Kỳ là chuyện của Elizabeth Bouvia. Đặc biệt là Bouvia về sau lại đổi ý! (phụ chú I).

Ý kiến của Đệ thì đã hẳn là thiên về việc hợp pháp hóa chuyện trợ tử nếu tất cả các phía đều đồng thuận để người bệnh chết trong danh dự và với phẩm hạnh. Tuy nhiên, có luật không có nghĩa là Bê phải luôn thực thi quyền trợ tử và luật cũng không cho phép thi hành trợ tử một cách bừa bãi đâu (2).

Riêng mình, thì Đệ chỉ xin: sống Không Thiếu Một Giây Nhưng Cũng Không Thừa Một Phút.

Như lời kết để đóng lại bài này, xin tặng Bê Một Cõi Đi Về. Nghe lại bài này để nhớ thời từ Dược Khoa chạy qua Nguyễn Bỉnh Khiêm uống cà phê, suy tư về một cõi đi về! Giờ thì nên lạc quan, thôi: đến lúc phải đi thì... vui vẻ mà đi!

Cập Nhật I: Nữ sĩ Quỳnh Dao dặn dò hậu sự

Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Sống là đi nhưng thác là về, phải không Bê?
(1) Còn gọi bằng nhiều tên: "Chết với phẩm cách", "Chết trong phẩm giá", "Chết trong danh dự", "Chết nhân đạo", "Death with Dignity", vân vân... Nhưng dù luật trợ tử này có thay đổi tùy theo quốc gia, chung quy cũng là muốn hợp pháp hóa quyền yêu cầu Bác Sỹ và bệnh viện giúp đỡ để người bệnh được chết nhân đạo.
(2) Các phía phải đồng thuận:
  • Chính người bệnh để lại nguyện ước trong Living Will (phụ chú J),
  • Bệnh viện và hội đồng Bác Sỹ và thân nhân-trường hợp người bệnh không có Living Will

Phụ chú:
Ông Gúc Gồ (Google) dịch như thế này: "Cơ thể chúng ta phá vỡ, đôi khi chúng tôi 90, đôi khi trước khi chúng ta thậm chí sinh ra, nhưng nó luôn luôn xảy ra và không bao giờ có bất kỳ nhân phẩm trong đó. Tôi không quan tâm nếu bạn có thể đi bộ, xem, lau mông của bạn. Nó luôn luôn là xấu xí. Luôn luôn. Bạn có thể sống với nhân phẩm, chúng tôi không thể chết với nó." Dịch vậy là tạm được nhưng có lẽ thay vì chữ "phá vỡ" phải được thay bằng "hủy hoại" hoặc "phân hủy" và xin Bê đọc lại nguyên văn tiếng Mỹ.
I. 60 Minutes – Elizabeth Bouvia
J. Free Living Wills / Advance Care Directives  <<< Theo từng tiểu bang Hoa Kỳ. Bê phải tham khảo với Bác S/Luật Sư của mình chđừng cả tin vào cái mẫu trong mạng này. Đệ nêu ra đây cho Bê thấy như thí dụ mà thôi.  

Không có nhận xét nào: