Thân chào các Bê (*),
Bài này phát hành vào tháng Tư và chuyên đề về ngăn ngừa bệnh tật cho chính mình.
- Có người thì thích "tới đâu hay tới đó!"
- Có người thì lại cho rằng "biết lại thêm lo; thà là không biết!"
- Có người lý luận thì trước sau gì cũng.... chết!
Đương nhiên là quyết định về sức khỏe bản thân là của riêng Bê rồi! Ở đây, Đệ chỉ "giả bộ" là mình "giỏi" mà nêu ra những đề nghị về phòng bệnh, chống bệnh của các Bác Sỹ của Mayo Clinic mà thôi.
Xin xem ba bài trước:
Dạ, dạ Đệ xin vào đề...
Mục Tiêu
Kiểm tra thành tích chủng ngừa và các thử nghiệm y khoa để biết mình cần chủng ngừa và làm thử nghiệm gì trong tương lai để hồ sơ bệnh lý của mình được hoàn thiện. Nếu còn thiếu gì thì bây giờ là lúc mình phải gọi (bệnh viện hoặc văn phòng Bác Sỹ) và lấy hẹn, mà làm cho xong.
Ngăn ngừa bệnh tật là chuyện quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe. Các thử nghiệm y khoa cho chúng ta một hình ảnh tổng quát về tình trạng sức khỏe của mình. Hơn nữa các thử nghiệm này có thể
tìm ra những bệnh lý mới và sẽ phát triển và đang trong giai đoạn dễ chữa trị nhất. Bê nên nhớ là các thử nghiệm y khoa mà Bác Sỹ/Bệnh Viện đề nghị có thể thay đổi theo thời gian nên bổn phận của mình là nhắc nhở họ xem có thử nghiệm nào mới mà mình cần.
Thử Huyết Áp
Cao huyết áp, là yếu tố quan trọng của bệnh tim mạch và đột quỵ (heart desease and stroke). Mọi người lớn, 18 tuổi hoặc hơn, ít nhất cần
đo huyết áp mỗi 2 năm và đo thường xuyên hơn nếu huyết áp trên 120/80 mili mét thủy ngân (
120/80 mm Hg). Rất may là thay đổi đời sống có thể ngăn ngừa hay kềm chế cao huyết áp.
Thử Lượng Đường trong Máu
Nếu Bê bị tiểu đường mãn tính (chronical diabetes), lượng đường trong máu cao hơn bình thường, thì có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe rất nghiêm trọng. Thử nghiệm lượng đường trong máu (sau khi nhịn ăn từ 8 tới 12 tiếng đồng hồ)
mỗi 3 năm cho người lớn, 45 tuổi hoặc hơn, và cho người lớn, 18 tuổi hoặc hơn với lịch sử bệnh lý cao huyết áp hoặc chỉ số BMI (body mass index) trên
25kg/m2. Kiểm soát được bệnh tiểu đường có thể giảm thiểu những triệu chứng bệnh lý như ….. Thử nghiệm có thể là báo động cần thiết để Bê thay đổi cuộc sống, hoạt động hơn, kiêng cữ hơn, dùng thuốc, vân vân để kềm hãm sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Thử Cô Lét Tê Rôn (high cholesterol level)
Cao Cholesterol thường không cho triệu chứng rõ rệt nên rất cần thử lượng Cholesterol (Tổng số, LDL, HDL, và triglycerides). Người lớn (18-75 tuổi) phải thử
mỗi 4 tới 6 năm và thường xuyên hơn nếu đã có lượng Cholesterol cao hoặc gia đình có người có Cholesterol cao. Chuyên gia cần có thử nghiệm của Bê để nhận định về tình trạng Cholesterol của Bê mà tìm cách giúp Bê chữa chạy. May thay là cuộc sống hoạt động nhiều cũng giúp giảm nguy hại về Cholesterol cao.
Thử Nghiệm Ung Thư Ruột
Ung thư ruột (colorectal cancer) không phân biệt nam nữ. Soi ruột để tìm triệu chứng ung thư là một thử nghiệm quan trọng trong việc làm giảm thiểu ung thư ruột.
Trên 50 ngàn người trên nước Mỹ chết về ung thư ruột mà gần như là đa số có thể tránh tử vong nếu làm thử nghiệm và khám phá sớm để ngăn ngừa. Có nhiều cách thử nghiệm ung thư ruột mà
Soi ruột (colonoscopy) là một thử nghiệm phổ biến. Thử nghiệm được đề nghị
mỗi 10 năm cho người từ 50 đến 75 tuổi và thường xuyên hơn nếu mình hoặc người nhà có lịch sử ung thư ruột hoặc có bướu trong ruột (colon cancer or polyps).
Chủng Ngừa và Những Thử Nghiệm Khác
Để cho bài này không quá dài dòng, xin Bê vào phụ chú D mà xem lịch trình chủng ngừa và thử nghiệm được đề nghị theo giới tính và độ tuổi.
Phiếm
- Tự mình nhận định sức khỏe bằng những bằng chứng hàng ngày, thí dụ như vẫn ăn được, ngủ được, làm được, chơi được là tốt nhưng cũng cần thử nghiệm thêm vì những bằng chứng này không cho môt hình ảnh chính xác về sức khỏe con người. Có người “rất khỏe” nhưng lục phủ ngũ tạng bắt đầu rệu rạo.
- Có những căn bệnh mà tình trạng âm ỉ một thời gian khá lâu trước khi phát triển với biểu hiện ra ngoài.
- Có những thử nghiệm được đề nghị (và tốn kém) mà mình không cần thì tùy vào việc thảo luận với Bác Sỹ (mà Bê tin cậy) mà quyết định. Nên nhớ là chính Bê là người quyết định là có thử nghiệm hay không; chứ bệnh viện và Bác Sỹ thường là chỉ đề nghị theo định kỳ. Bê nhớ hỏi có lý do gì (ngoài lý do định kỳ) mà họ đề nghị hay không.
- Danh sách chủng ngừa và thử nghiệm ở phụ chú D là danh sách đầy đủ (complete list) nên chắc không mấy ai hoàn tất mọi thử nghiệm và chủng ngừa vì Bác Sỹ có thể căn cứ vào thảo luận với bệnh nhân và trực tiếp khám tổng quát cũng như là căn cứ vào hồ sơ bệnh lý mà đề nghị các thử nghiệm và chủng ngứa theo một ưu tiên nào đó.
- Bê nào có con cháu sanh ra tại Âu Mỹ thì không phải lo mấy vì hồ sơ sức khỏe được thành lập từ khi mới ra đời và theo mình suốt đời.
- Những trợ cụ về sức khỏe, đeo trên người (wearable devices) ngày càng phổ biến và thường có thể tự chuyển dữ kiện sức khỏe của mỗi người vào các trung tâm dữ kiện (cloud data center) mà khi cần mình có thể lấy ra trình cho Bác Sỹ của mình.
|
Tay phải: FitBit Charge và Seiko (BB tặng) Tay trái: Seiko (Cháu tặng) và Samsung Gear S3 Mỗi cái có công dụng khác nhau nên phải đeo cả bốn. |
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Không phải là cứ ỷ mình đã ở tuổi Bê mà cãi ngang, như phần mở đầu của bài này, được đâu!
Phụ chú:
A.
Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Bài Đã Viết về Y Khoa
C.
Thói Quen 4
D.
Lịch Trình Chủng Ngừa và Thử Nghiệm