Tháng Mười. Thời tiết trở lạnh nhưng sinh hoạt ngoài trời cũng vẫn thường xuyên. Mayo Clinic lại phát hành tập 10 trong loạt bài về sức khỏe. Đệ lại xin dựa vào đó mà viết nhăng về thói quen thứ 10 của những người mạnh khỏe: Ứng Phó với Thói Xấu.
Xin xem chín bài trước:
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 9: Gia Đình và Người Thân
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 8: Cất Tiếng Cười
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 7: Khỏe Mạnh và Dẻo Dai
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 6: Làm Điều Mới Lạ
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 5: Ngủ Đầy Đủ
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 4: Ngừa Bệnh
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 3: Khẩu Phần
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 2 - Tha Thứ
- Sức Khỏe: 12 Thói Quen của Người Khỏe Mạnh - Thói Quen 1 - Vận Động
Mục Tiêu: Ứng phó ngay với thói xấu.
Một lối sống lành mạnh liên quan đến việc quân bình các hành vi nhất định, như ăn uống, mua sắm, sử dụng Internet, cờ bạc, uống rượu và cà phê.
Quan trọng là nên hiểu những mức độ an toàn và khả thi cho những hành vi này.
Thuốc lá là một ngoại lệ, không có mức sử dụng thuốc lá tối thiểu nào được coi là an toàn. Cách thay thế an toàn duy nhất cho những người sử dụng thuốc lá là ngưng hoàn toàn.
Đối với các hành vi khác, bạn có biết mức độ "vừa phải" và an toàn cho bạn là gì?
Cá nhân chúng ta cần phải nhận ra và lưu tâm đến các hành vi hiện tại của chúng ta và biết khi nào chúng ta vượt mức bình thường. Nói cách khác, hãy tự đánh giá mức quá độ của mình để xác định khi nào bạn mất quyền kiểm soát hoặc tiếp tục hành vi mặc dù nó gây hại cho bạn hoặc người thân. Sau đó bạn có thể chuyển sang giai đoạn giải quyết các hành vi gây nghiện và thói xấu của bạn.
Đánh giá mức "quá độ" của bạn: Các công cụ tự đánh giá có sẵn để giúp bạn hiểu rõ hơn thói quen của mình và bạn có thể dùng chúng để tìm kiếm sự giúp đỡ.
- National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism’s Rethinking Drinking (Viện nghiên cứu Quốc gia về Nghiện Rượu)
- Rudd Center for Food Policy & Obesity’s Yale Food Addiction Scale (Trung tâm Chính sách Thực phẩm của Rudd & Mức Thang Nghiện về Thức ăn của Yale về Bệnh Béo Phì).
- Bạn có thể xem lại các triệu chứng nghiện ma tuý.
- Hãy cân nhắc cách bạn có thể đặt những câu hỏi tương tự cho các hành vi khác, như chi tiêu, nhắn tin, sử dụng internet hoặc chơi game để xác định xem hành vi của bạn đã đạt đến mức độ không lành mạnh hay không.
- Hãy suy nghĩ về hành vi, thói xấu của bạn ở chỗ nào và chúng có gây nghiện hay không.
- Hỏi bạn bè hoặc gia đình nếu họ quan tâm đến hành vi thói xấu của bạn.
Xem xét các yếu tố kích hoạt thói xấu của bạn:
- Thất bại trong việc chống lại những thói quen (impulse) sẽ gây hại cho bạn hoặc người khác.
- Tăng sự hiểu biết của bạn về các hành vi xấu bằng cách tìm cho ra các nguyên uỷ nào tạo ra những thói quen đó; có thể là yếu tố bên trong hoặc bên ngoài.
- Nghiên cứu cho thấy rằng năng lượng và mức độ căng thẳng của chúng tôi ảnh hưởng đến chu kỳ tiêu cực của chúng ta, như ăn quá nhiều, không hoạt động và sử dụng chất gây nghiện. Hãy xem xét liệu điều này có thể là một yếu tố gây hại cho bạn hay không.
Ứng phó:
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, nếu cần thì tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn từ bác sĩ chính của bạn hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần được cấp phép (licensed).
Họ có thể hướng dẫn phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn, có thể bao gồm tư vấn, chương trình điều trị hoặc các nhóm tự giúp đỡ.
Đối với một số người, các hành vi gây nghiện phản ánh sự yếu kém của bạn trong cơ chế đối phó với hoàn cảnh. Sự giúp đỡ chuyên môn có thể tăng cường cách ứng phó lành mạnh và kiềm chế các hành vi nghiện ngập.
Hiểu được hậu quả:
Những người nghiện thường phủ nhận những hậu quả tiêu cực và không tìm cách điều trị.
Nghiện ảnh hưởng đến sức khoẻ cá nhân, sự an toàn, công việc và tài chính cá nhân của bạn.
Nó cũng có thể ảnh hưởng đến người khác thông qua việc làm căng thẳng mối quan hệ hoặc việc làm thay đổi tâm trạng.
Hiểu rằng bằng cách giải quyết hành vi xấu, bạn đang giúp chính mình và người khác.
Là các cá nhân, chúng ta cần phải nhận ra và lưu tâm đến các hành vi hiện tại của chúng ta và biết khi nào chúng tôi vượt quá mức chấp nhận được.
Chúc các Bê một cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân.
Thân,
Chú thích:
(*) Bê là Bê 60: Từ chữ tắt B60 (Beyond 60 years young) để chỉ các bác trên 60 tuổi trẻ. Ở tuổi Bê thì thói xấu có lẽ đã thành tật rồi. Chữa một tật xấu khi đã lớn tuổi không phải là việc dễ vì đòi hỏi quyết tâm, đòi hỏi thời gian và cũng đòi hỏi việc bớt lý luận của mình. Bê nào cũng đã đủ "khôn ngoan" để "lý luận đúng" để biện hộ cho thói xấu của mình. Thí dụ như Đệ hay nghe Bê Ghiền Thuốc nêu lên những trường hợp người không hề hút thuốc mà vẫn chết sớm; người hút 2 bao (40 điếu thuốc lá) mà vẫn sống qua tuổi 70, vân vân...
Phụ chú:
A. Blogs Đã Viết--Theo Đề Tài
B. Thói Quen 10
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét